VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Nhiếp ảnh Lomography là gì?

Đăng lúc: . Đã xem 5283 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Tào lao
Nhiếp ảnh Lomography là gì?

Nhiếp ảnh Lomography là gì?

Không theo nguyên tắc, không kĩ thuật, không hoàn hảo, sự khác biệt của Lomography đến từ khẩu hiệu đơn giản "Don't think, just shot" (tạm dịch: đừng nghĩ, cứ chụp đi). Vậy Lomography này là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu thể loại lạ mà không mới này.

Lomography là gì?

 
Lomography là một khái niệm sử dụng máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc một cách ngẫu hứng, tự do và tùy tiện nhất. Với tư tưởng "don't think, just shot" của lomo, người chụp Lomography chỉ sử dụng những chiếc máy phim đơn giản, chụp ngẫu hứng, tự do không theo một khuân mẫu hay chuẩn mực kĩ thuật nào như độ cảm biến, tiêu cự, khẩu độ, ... cũng không cần quan tâm đến mình sẽ thu được gì sau lần bấm máy, tất cả chỉ có thể được biết sau khi cuộn phim được rửa, mang đến niềm vui, sự bất ngờ, với những màu sắc mang đậm chất "Lomo".
 
Những người yêu thích Lomo còn tự đặt cho nó một khẩu hiệu dễ hiểu hơn: Let Ourlife be Magic and Open.
 
nhiep anh lomography
 
 

Nguồn gốc của Lomography?

 
Lomo (tiếng Nga: ЛОМО) thực ra là tên của một loại máy ra đời vào khoảng giữa thế kỉ 20 ở Liên Xô cũ, loại máy ảnh này có độ nhạy cảm đặc biệt với màu đỏ, xanh, vàng, và đó chính là mấu chốt để tạo nên phong cách Lomography sau này.
 
Năm 1991, tình cờ có hai chàng sinh viên người Áo trong dịp đi du lịch tới Prague, họ đã tìm mua máy ảnh Compact phim cũ của Liên Xô có tên ЛОМО-компакт sản xuất vào thập kỷ 80 (thế kỷ XX) với giá cực rẻ. Cũng chỉ với mục đích ghi lại kỷ niệm, nên họ cứ lắp phim vào rồi chụp một cách ngẫu hứng. Họ chụp hàng loạt những bức ảnh đời thường mà không hề quan tâm đến những kỹ thuật như tiêu cự, tỉ lệ, ánh sáng…
 
Sau khi rửa đống phim chụp được thành ảnh, hai sinh viên này cùng các bạn bè của họ đã có ấn tượng mạnh mẽ về chiếc máy ảnh bèo nói trên đến mức quyết định tổ chức triển lãm những tấm ảnh này bằng cách xin trợ cấp của thành phố. Triển lãm diễn ra năm 1993 cũng đánh dấu sự ra đời của Hội Lomo quốc tế (Lomographic Society), thu hút đông đảo người dân ở châu Âu tham gia rồi nhanh chóng lan ra toàn thế giới.
 
nhiep anh lomography
 
 

Loại máy ảnh này như thế nào?

 
Giá thiết bị ảnh ở thời kỳ nào cũng luôn đắt đỏ, khiến người đam mê nhiếp ảnh phải “đau đầu”. Nhưng vớiLomography, chính những thiết bị đắt tiền sẽ làm hỏng phong cách.
 
Để có thể chụp ảnh theo phong cách Lomography, người chụp chỉ cần một chiếc máy ảnh đơn giản, rẻ tiền. Đó là những chiếc máy ảnh sử dụng phim 35mm và 120 medium format “cổ lỗ sĩ” như Holga của Hong Kong những năm 80, Diana những năm 60 hay chiếc máy Lomo LC-A trứ danh do Liên Xô sản xuất từ những năm 50. Chúng đều có giá chỉ từ vài chục đến dưới 200 USD nên rất được giới trẻ yêu thích.
 
nhiep anh lomography
 
Do được làm từ những chất liệu rẻ tiền, ống kính đơn giản, nên những chiếc máy ảnh trên có độ chính xác quang học không cao. Ảnh chụp từ những chiếc máy này có độ tương phản cao bất thường, gắt ở một số gam màu nhất định và đường nét thường bị bóp méo. Thậm chí, nhiều máy còn bị lọt sáng dẫn đến hiện tượng cháy một góc phim. Chính những điều này đã tạo nên sự đặc sắc của Lomography: ảnh đơn giản nhưng kỳ quái và luôn tạo ấn tượng mạnh.
 
10 nguyên tắc vàng của Lomography:
 
1. Đem theo máy ảnh bất kể bạn đang ở đâu.
2. Không kể ngày đêm.
3. Đừng lo Lomo làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, vì Lomo chính là một phần cuộc sống của bạn.
4. Nếu có mục tiêu, hãy tiến sát và bấm máy.
5. Không cần lo nghĩ.
6. Phải nhanh.
7. Không cần suy nghĩ bạn sẽ chụp gì.
8. Không cần suy nghĩ bạn đã chụp gì.
9. Mọi góc độ, thậm chí từ bên hông.
10. Cuối cùng là, cứ chụp đi, đừng quan tâm đến... 9 điều trên.
 
Nếu bạn chưa có điều kiện để sắm một chiếc máy ảnh lomo, bạn có thể sử dụng chương trình Photoshop (ở đây bạn có thể dùng PS CS5) để tự tạo cho mình bức ảnh mang phong cách Lomography. Dưới đây là một hướng dẫn đơn giản cho bạn:
 
nhiep anh lomography
 
 
Bước 1: Tạo hiệu ứng màu mạnh cho ảnh
 
Trong bảng layer, vào tùy chỉnh Create new fill or adjustment layer (biểu tượng hình tròn) / Gradient. Thiết lập thông số như trong hình. Bạn cần phải chọn chế độ hòa trộn trong bảng layer thành "Soft light".
 
nhiep anh lomography
 
 
Kế đến, trong bảng layer chọn tùy chỉnh Add a layer style (fx) / Gradient Overlay và thiết lập thông số như hình.
 
nhiep anh lomography
 
 
Giờ bạn đã có một bức ảnh với vùng trung tâm sáng hơn.
 
nhiep anh lomography
 
 
Bước 2: Thêm một chút công đoạn xử lý ảnh
 
Ở bước này, chúng ta sẽ tạo cho ảnh các màu tươi sáng và đặc trưng thường thấy trong phong cách Lomography. Bạn lại chọn tùy chỉnh Create new fill or adjustment layer / Curves. Hộp tương tác sẽ mở ra để bạn tùy chỉnh màu theo ý muốn của bạn. Không hề có nguyên tắc nào ở đây cả, bạn chỉ việc tùy biến ảnh đến khi bạn cảm thấy hài lòng.
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
 
Bước 3: Làm mờ các cạnh
 
Bước kế tiếp là bạn sẽ làm mờ mọi thứ ngoại trừ vùng trung tâm ảnh. Để làm điều này, bạn cần phải copy ảnh gốc của bạn thành một layer mới. Sau đó chọn Filters / Blur / Lens Blur. Đừng lo lắng, nó chỉ tạo ra một filter đủ mờ, bạn sẽ xóa bớt chúng ngay sau đó với mặt nạ.
 
nhiep anh lomography
 
Bạn hãy tạo lớp mặt nạ cho layer mờ bạn vừa mới tạo bằng cách chọn tùy chỉnh "Add vector mask" trong bảng Layer. Dùng công cụ brush màu đen mềm mại cỡ lớn tô vùng trung tâm ảnh để lộ ra vùng tập trung bên dưới.
 
nhiep anh lomography
 
 
Như vậy, chỉ với 3 bước đơn giản để bạn tự tạo cho mình một bức ảnh mang phong cách Lomography thú vị và hài hước để cùng chia sẻ với bạn bè của mình.
 
nhiep anh lomography
 
 
Một số hình ảnh đẹp về Lomography:
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
nhiep anh lomography
 
 
Đây là một clip rất thú vị về lịch sử ra đời của Lomography:
 


Nguồn tin: ANH TUẤN/DESIGNS.VN
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.8/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Close