Lễ hội được tổ chức vào ngày 10 và 11 tháng 11 âm lịch tại Đình Cả nay thuộc địa phận Xã Vũ Lao,huyện Ba Thanh,tỉnh Phú Thọ.Theo tục truyền lễ hội là dịp nhớ lại sự kiện sau khi vua Hùng đóng đô ở Nghĩa Linh trở lại đất xưa mỗi mùa thu hoạch,cùng mở hội ăn mừng với dân làng.Lễ hội Đình Cả là một hội lớn trong vùng,được chuẩn bị chu đáo,mọi lễ vật đều do trai thanh,gái tân lo liệu.
Hội đình Trực Chính được tổ chức từ ngày mùng 10 đến 15 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định nhằm suy tôn Triệu Quang Phục.
Làng Bạch Hạc xưa kia là Phong Châu, kinh đô nước Văn lang đời Hùng Vương, nay là Phường Bạch Hạc thuộc Thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Phường Bạch Hạc hàng năm mở hai kỳ hội Xuân, kỳ đầu từ mồng 3 đến hết mồng 5 tháng giêng, kỳ sau từ mồng 10 đến 13 tháng ba.
Đã thành thông lệ, từ ngày 12 đến 16 tháng Giêng hằng năm, tại ngôi đình thờ thành hoàng và ông tổ làng nghề Vị Khê, xã Điền Xá,huyện Nam Trực,thành phố Nam Định lại tổ chức Lễ hội hoa – cây cảnh.
Làng Bạch Lưu hàng năm tổ chức hội vào ngày 20 tháng 12 âm lịch.Làng thờ Lã Công Lô,danh tướng có công thời đánh Triệu Văn Lương.Lễ hội có cúng tế và chọi trâu.
Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm.Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giấy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khoẻ mạnh.
Mỗi khi xuân về, đồng bào dân tộc Lào ở Lai Châu lại tổ chức lễ hội Căm Mường truyền thống cầu khấn thần sông, thần núi, ông bà, tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi.
Trong các lễ hội đó, Tết nhảy là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao đỏ, được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ của ba họ lớn Lý, Bàn, Triệu ở bản Tà Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, vào khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày 1 và 2 tháng Giêng (âm lịch)