Bức tranh đắt tiền nhất thế giới - bức " người chơi bài " của Paul Cézanne - có giá bán tương đương 274 triệu USD vào thời điểm hiện tại . Và xét về giá trị , bức tranh này còn xếp sau khá nhiều bức tranh " vô giá " khác .
Những bức tranh kinh điển được trưng bày vĩnh viễn tại các viện bảo tàng danh tiếng thường không có giá bán . Tuy thế , bức tranh " Mona Lisa " của Leonardo Da Vinci như bạn đang thấy được mua bảo hiểm với giá trị lên đến 780 triệu USD (!) vào thời điểm hiện tại và được xem là bức tranh đắt giá nhất thế giới .
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho người ta trân trọng tranh hơn hẳn ảnh . Các nguyên nhân tiêu biểu có thể kể ra là :
- Nhiếp ảnh mới chỉ ra đời cách đây chưa đến 200 năm , trong khi hội họa đã có từ hàng ngàn năm trước . Chính vì thế , các bức tranh thường có tuổi đời lớn hơn các bức ảnh rất nhiều . Chúng vẫn trường tồn trước thử thách của thời gian và các biến cố lịch sử . Chỉ riêng điều này thôi cũng đã khiến các bức tranh trở nên đặc biệt có giá trị .
- Các bức tranh giá trị thường là đại diện tiêu biểu cho những trường phái nghệ thuật khác nhau nên chúng có tính biểu tượng rất lớn . Chúng gây ảnh hưởng lên suy nghĩ và hành động của biết bao thế hệ . Trong khi đó , rất khó để công nhận những " biểu tượng " của nhiếp ảnh là đại diện cho một trường phái nghệ thuật nhất định nào đấy .
- Quy trình thực hiện các bức tranh , nhất là tranh cổ , rất kỳ công . Ngày xưa , cơ sở vật chất rất thiếu thốn , vật liệu và kiến thức về màu sắc để vẽ không có nhiều nên để vẽ ra được màu sắc như ý , người họa sỹ phải tốn rất nhiều công sức , vừa vẽ vừa mày mò nghiên cứu , thời gian vẽ một bức tranh có thể kéo dài hàng năm . Trong khi đó , nhiều bức ảnh nổi tiếng được hình thành chỉ sau một cú bấm máy của nhiếp ảnh gia , các công đoạn còn lại như tráng film , rọi ảnh ... đều do người khác đảm nhiệm .
- Chính vì quy trình thực hiện kỳ công như vậy nên tranh có số lượng ít hơn hẳn ảnh và không có bức tranh nào thực sự giống hệt bức tranh nào . Điều này không tìm thấy ở các bức ảnh , người ta thể nhanh chóng chụp lại chính các bức ảnh nổi tiếng để tạo ra những bản sao chép y hệt .
Chính vì những nguyên nhân kể trên , nhất là nguyên nhân thứ 4 , đã khiến cho ảnh chụp không bao giờ được coi trọng bằng tranh vẽ .
Ý kiến bạn đọc