Nhưng hơn 10 năm trước , ở vào thời kỳ đầu của máy ảnh DSLR , bạn sẽ thấy các " chuyên gia " khẳng định rằng : cùng một ống kính , chụp với máy CF sẽ đẹp hơn trên máy FF , vì máy CF chỉ tận dụng phần trung tâm của " vòng tròn hình ảnh " - phần chất lượng quang học tốt nhất của ống kính , ít bị biến dạng , ít bị tối 4 góc , ít bị giảm chất lượng vùng rìa ảnh ... Chính điều này đã làm bối rối không ít người chơi ảnh cho đến tận thời điểm hiện tại .
Vậy đâu mới là đúng ? Phải chăng các " chuyên gia " ngày xưa đã " chém " ?
Sự thực các " chuyên gia " ngày xưa nói cũng không sai , nhưng vào thời điểm đó , có một thứ họ đã không nghĩ đến - đó chính là " độ phân giải " của ống kính , và cũng như bộ cảm biến của máy ảnh , độ phân giải này có giới hạn .
Ví dụ một ống kính FF có độ phân giải là 20 Mpx , khi gắn lên máy FF , cảm biến FF sẽ tận dụng được hết 20 Mpx đó . Nhưng khi gắn ống kính đó lên máy CF hệ số nhân tiêu cự 1.5x , cảm biến CF chỉ tận dụng được 20/1.5/1.5 ~ 8.9 Mpx của ống kính đó . Và kết quả thu được như thế nào chắc bạn cũng có thể hình dung được .
Còn với ống kính chế tạo cho máy CF , người ta sẽ " nén " độ phân giải 20 Mpx của nó xuống thành vòng tròn hình ảnh vừa đủ bao phủ cảm biến CF . Do đó , ống kính CF 20 Mpx chụp trên máy CF sẽ nét hơn nhiều so với ống kính FF 20 Mpx chụp trên máy CF , nhưng nếu gắn ống kính CF lên máy FF , ảnh chụp ra sẽ bị tối 4 góc nặng vì ống kính CF không bao phủ hết cảm biến FF .
Ví dụ trên chỉ là những con số được đơn giản hóa , chứ trong thực tế mọi thứ phức tạp hơn rất nhiều , nhưng đại loại cũng gần như vậy . vuanhiepanh.com hy vọng bạn đã hiểu tại sao máy FullFrame chụp ảnh đẹp hơn máy CropFrame khi dùng cùng một ống kính .
Bên cạnh đó , việc sử dụng ống kính FullFrame cho máy CropFrame , hay ống kính máy Medium Format cho máy 35mm , thực sự là rất phung phí chất lượng quang học của ống kính , không mang lại lợi ích như nhiều người vẫn tưởng .
Ý kiến bạn đọc