Người dùng có thể dễ dàng truy cập và chọn các chế độ chụp trực tiếp trên thân máy D610, đặc biệt chế độ breaking...
Hệ thống đo kính ngắm của D610 sử dụng cảm biến RGB 2016 điểm ảnh và hệ thống nhận biết cảnh giúp xác định phơi sáng chính xác. Nhận biết cảnh qua kính ngắm quang học trên D610 không được định sẵn như trên máy ảnh compact và máy ảnh không gương lật. Nhận biết cảnh trên D610 cũng như các máy ảnh DSLR chuyên dụng, được dùng để giúp xác định phơi sáng tối ưu, lấy nét tự động và thiết lập cân bằng trắng tự động. Dù hệ thống nhận biết cảnh trên D610 còn đơn giản, nhưng trong thực tế hệ thống này hoạt động rất tốt, ảnh chụp bằng D610 có độ phơi sáng cao. Có vẻ như trên Nikon D610 đã sửa được lỗi phơi sáng quá mức thường gặp trên dòng máy DSLR của Nikon.
Tốc độ màn trập của D610 từ 1/4000 đến 30 giây, giống với Canon EOS 6D, nhưng vẫn thiếu tốc độ màn trập 1/8000 các mẫu máy DSLR hàng đầu có.
Giống như D800, D610 có nút chụp bracketing (chụp liên tục) chuyên dụng ở phía trên bên trái thân máy. Nút này giúp kiểm soát phơi sáng, đèn flash, Active D-light hoặc chụp liên tục cân bằng trắng theo thiết lập menu tùy chỉnh. D610 có thể chụp liên tục phơi sáng 3 khung hình ở mức 0,3 đến 3 EV. Người chụp cũng có thể chọn tùy chọn 2 khung hình để chụp ảnh phơi sáng "bình thường" giữa trên và dưới mức phơi sáng. Chế độ chụp liên tục trên D610 gần như không linh hoạt bằng chụp liên tục 2-9 khung hình trên D800, và D610 không có tùy chọn chụp liên tục 5 khung hình nên không thỏa mãn được người hâm mộ HDR. Quyết định hạn chế bracketing trên D610 là để tạo ra sự khác biệt giữa D610 và D800, nhưng hạn chế này làm Nikon D610 thua đối thủ chính Canon EOS 6D, vì EOS 6D có thể chụp liên tục 2, 3, 5 hoặc 7 khung hình ở mức 1/3EV - 3EV.
Tùy chọn HDR trên D610 giúp kết hợp hai hình ảnh ở các mức phơi sáng chênh lệch tới 3EV tạo ra một hình ảnh đơn có dải động rộng hơn. Tính năng tương đương điều khiển Backlight HDR trên 6D được cải tiến có thể kết hợp ba khung hình, nhưng người quan tâm đến HDR phải điều khiển tính năng này bằng tay qua nút breaking trên thân máy. D610 có tính năng đa phơi sáng, nhưng cũng như tính năng bracketing, D610 bị giới hạn chỉ thực hiện tối đa 10 ảnh ghép.
Điểm làm chế độ chụp D610 thực sự ưu việt hơn 6D là D610 tích hợp time-lapse và interval timer (bộ đếm khoảng thời gian). Interval Timer hoạt động như thiết bị kiểm soát khoảng cách riêng rẽ và khởi động máy ảnh ở khoảng thời gian định trước. Người dùng có thể chọn số lần chụp ảnh, khoảng cách giữa các lần chụp, và lùi thời gian bắt đầu chụp nếu muốn. Các máy DSLR Canon đi kèm với tiện ích EOS miễn phí cũng có thể làm được điều này, nhưng với máy Canon, bạn cần phải kết nối với máy tính chạy Windows hoặc hệ điều hành MacOS để thực hiện chức năng này và quá trình này cũng gây tốn khá nhiều pin.
Trong khi đó, tùy chọn chụp ảnh time-lapse của D610 cũng chụp ảnh trong trong khoảng thời gian định trước, nhưng sau đó tự động lắp ghép ảnh thành video câm với các thiết lập phim đang chọn. Ở tính năng này, D610 giống với D800: thời gian chụp tối đa 7 giờ 59 phút và những khoảng thời gian từ 1 giây đến 10 phút.
Nikon D610 là đứa con lai của Nikon D800 và D7100, do đó D610 kết hợp được nhiều điểm ưu việt nhất của 2 dòng máy này.
Chế độ chụp (ổ đĩa) và các nút quay chế độ có các nút khóa tương ứng không chỉ an toàn mà còn dễ sử dụng. Tương tự nút kết hợp chọn chế độ lấy nét và chế độ lấy nét tự động, nút Fn và nút breaking đặt hợp lý giúp truy cập nhanh hơn đến các chức năng thường xuyên sử dụng trên máy ảnh DSLR. Dù D800 và D7100 khác nhau về cấu tạo vật lý và trình xử lý, nhưng đến D610, các cài đặt được điều chỉnh để chụp và quay hiệu quả hơn trong mẫu máy với cài đặt của cả hai máy ảnh trên. Ví dụ, mặc dù thiếu nút AF-On của D800, chức năng tương tự trên D610 có thể được gán cho các nút Fn, nút Preview, hoặc nút AE-L/AF-L. Ba nút này là hoàn toàn có thể lập trình và gán chức năng riêng khi chụp ảnh tĩnh và quay phim.
Giống D7100, Nikon D610 có vị trí U1 và U2 trên nút quay chế độ giúp truy cập vào hai thiết lập người dùng tùy chỉnh. Người dùng có thể lưu chế độ phơi sáng, đo sáng, chế độ AF, bracketing và bất cứ thứ gì trên menu cài đặt chụp và cài đặt tùy chỉnh, trừ chế độ ổ đĩa và phạm vi hình ảnh. Vì vậy nếu nhiếp ảnh gia thể thao muốn cài đặt tùy chỉnh để chụp một chuỗi hành động, ngoài phải chuyển quay chế độ sang vị trí U1 hoặc U2, vẫn cần phải bật quay số chế độ chụp sang vị trí chụp liên tục tốc độ cao CH. Bên cạnh những thiếu sót khá nhỏ trên, các thiết lập người dùng trên D610 giúp truy cập nhanh vào thiết lập hoàn chỉnh từ nút chế độ phơi sáng đến các nút tùy chỉnh.
Với những người nâng cấp từ D7100 lên D610, hệ thống Menu trông rất quen thuộc gồm sáu tab và ấn vào cân bằng trắng/nút ? sẽ hiển thị một mô tả ngắn về các mục menu đang chọn. Các trình đơn được tổ chức một cách hợp lý nhưng, giống Sony, Nikon thường gộp nhiều mục vào một tab chung, do đó người dùng phải di chuyển để bỏ qua các mục không phù hợp trên màn hình 3,2 inch.
Trên D610 có thêm tab thứ sáu được gọi là “My Menu” – Menu của tôi. Người dùng có thể thêm bất cứ mục nào từ năm tab khác vào menu tùy chỉnh này, do đó người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng hơn.
Nikon có nút Picture Control - điều chỉnh hình ảnh - giúp người dùng truy cập trực tiếp để thay đổi cài đặt nhanh. Chỉ cần nhấn nút Picture Control (nhấn đúp như nút sửa lại ảnh) ở phía sau máy ảnh, thì có thể truy cập nhanh vào màn hình cài đặt Picture Control mà không cần vào menu chính.
D610 có hệ thống lấy nét tự động 39 điểm với 9 điểm cross type (điểm dạng chữ thập - cảm biến lấy nét nhạy với các đường tương phản ngang-dọc), trong khi D800 có hệ thống lấy nét cao hơn gồm 51 điểm với 15 điểm cross type, và EOS 6D hệ thống lấy nét tự động thấp hơn - chỉ 11 điểm cross-type đơn. Tuy nhiên, hệ thống lấy nét tự động EOS 6D có thể hoạt động trong điều kiện mờ xuống đến -3EV, trong khi D600 có thể hoạt động trong điều kiện mờ xuống đến -1EV.
Hệ thống lấy nét tự động và bố trí điểm lấy nét trên D610 tương tự trên D7000, nhưng 39 điểm lấy nét – thể hiện bằng 39 hình vuông - được bố trí gần nhau chiếm một phần ba phần giữa khung hình để tất cả các điểm lấy nét tự động luôn nằm trong phạm vi hình ảnh - ngay cả khi máy ảnh đang hoạt động ở chế độ crop DX. Điều này cũng có nghĩa là các phần rìa khung hình trong chế độ FX sẽ không được lấy nét. D800 có thể tự động lấy nét xuống f8 với ít điểm lấy nét tự động hơn. Trên D610, 32 điểm chậm hơn so với f5.6 và nhanh hơn f8, trong khi 7 điểm lấy nét trung tâm cài đặt sẵn tại f8.
Cũng như D600, D610 có động cơ lấy nét tự động tích hợp, nghĩa là có thể sử dụng tự động lấy nét với ống kính không có AF-S. D610 cũng có thể kết hợp với lên đến 9 ống kính lấy nét thủ công không cpu.
Giống các máy ảnh Nikon DSLR ra mắt gần đây, D610 có bốn chế độ vùng lấy nét tự động: Single Point (Điểm đơn), Dynamic Area (Vùng động), Auto Area (Vùng tự động), và 3D Tracking (Theo dõi 3D). Trong chế độ lấy nét điểm đơn và vùng động, người dùng có thể điều chỉnh thủ công các điểm lấy nét với điều khiển thanh truyền. Lấy nét tự động vùng động cho phép chọn 9, 21 hoặc 39 điểm nếu đối tượng được chụp di chuyển. Ở chế độ lấy nét vùng tự động, D610 tự động chọn điểm lấy nét.
Ở chế độ theo dõi với 3D, người dùng chọn điểm lấy nét thủ công trên đối tượng mong muốn. Khi người dùng ấn và giữ phím chụp, D610 sẽ duy trì lấy nét vào đối tượng được ngay cả khi người dùng chỉnh lại khung hình. Chế độ theo dõi 3D cũng dựa vào thông tin màu sắc để theo dõi đối tượng, do đó, nếu đối tượng có màu giống màu nền, hệ thống lấy nét sẽ không hoạt động hiệu quả. Nikon khuyến cáo sử dụng chế độ theo dõi 3D để nhanh chóng chụp lại ảnh đối tượng đang chuyển động bất định, chẳng hạn như người chơi tennis. Nên chọn chế độ 9 điểm năng động để chụp các chuyển động có thể dự đoán được, như người chạy hoặc xe đua, nên chọn chế độ 21 điểm năng động để chụp các chuyển động không thể đoán trước như cầu thủ bóng đá, và nên chọn chế độ 39 điểm năng động để chụp các đối tượng đang chuyển động nhanh và không dễ đưa vào khung hình, như chim bay.
Khi máy ảnh sở hữu nhiều tùy chọn lấy nét tự động, thử nghiệm là cách tốt nhẩt để chọn ra tùy chọn lấy nét phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Sau khi thử nghiệm với D610, anh Gordon Laing cho biết chế độ 9 điểm năng động rất phù hợp khi theo dõi chuyển động tịnh tiến đều, như chuyển động của thuyền và xe đạp. Trong khi đó, chế độ theo dõi 3D hoạt động hiệu quả khi giữa chủ thể và nền có độ tương phản màu sắc mạnh, ví dụ như một vận động viên hoặc người trượt tuyết mặc đồ sặc sỡ trên nền màu trắng.
Nikon D610 có thể chụp liên tục 6 khung hình/giây ở chế độ full-frame FX; nhanh hơn nhiều so với tốc độ 4 khung hình/giây của D800 và tốc độ 4,5 khung hình/giây của Canon EOS 6D. Bộ đệm của D610 có thể chứa 16 ảnh RAW 14 bit nén lossless hoặc 100 ảnh JPEG chất lượng cao. Ngoài ra D610 còn có chế độ Quiet Continuous - Chế độ chụp im lặng liên tục - cho phép chụp im lặng ở tốc độ lên đến 3 khung hình/giây.
Để kiểm tra khả năng chụp liên tục của D610, anh Gordon Laing gắn thẻ nhớ UHS-1 Sandisk Extreme Pro 8GB vào khe cắm thứ 1 và cài đặt máy ở chế độ chụp liên tục tốc độ cao (Continuous High), tốc độ màn trập 1/500, và ISO 400. Anh đã tắt tất cả các cải tiến hình ảnh như D-lighting và giảm nhiễu, lần thử nghiệm đầu tiên, anh chụp ảnh RAW nén 14-bit lossless. D610 chụp loạt 15 ảnh trong 2,4 giây – tương đương tốc độ 6.25 khung hình/giây. Sau khi chụp 15 ảnh, D610 không dừng lại, nhưng vẫn tiếp tục chụp hơi thất thường 3 khung hình/giây. Nếu dừng chụp sau khi chụp 15 ảnh, chỉ mất hơn 14 giây để xóa bộ đệm.
Chuyển sang chế độ Fine JPEG nén ưu tiên kích thước mặc định, D610 chụp loạt 100 ảnh chỉ trong 25 giây - tương đương tốc độ 4 khung hình/giây. Tuy nhiên, sau khi chụp khoảng 50 ảnh, tốc độ chụp chậm lại đáng kể và khi tính toán tốc độ chụp loạt 50 ảnh đầu tiên và kết quả khả quan hơn nhiều, tốc độ chụp ở mức 5.96 khung hình/giây.
Khi chuyển D610 sang chế độ kích thước hình ảnh DX để chụp ảnh 10,5 megapixel với phần trung tâm cảm biến có crop 1.5x, với các cài đặt như khi chụp ảnh RAW chế độ DX, D610 có thể chụp 28 ảnh RAW ở tốc độ chỉ hơn 6 khung hình/giây, sau đó tốc độ chụp bị rối và chậm lại. Ở chế độ Fine JPEG kích thước DX, có thể chụp tối đa 100 bức ảnh, nhưng tốc độ chụp vẫn ở mức 6 khung hình/giây. Mặc dù rõ ràng D610 có lợi thế nhỏ là chụp được ảnh ở chế độ DX, bộ đệm xóa nhanh hơn nhưng khả năng chụp chế độ DX vẫn còn yếu.
Chế độ liên tục im lặng mới trên D610 có thể chọn từ vị trí Qc (Quiet Continous) trên phím quay số chế độ. Khi chọn chế độ này, D610 có thể chụp tốc độ lên đến 3 khung hình/giây. Cũng giống như chế độ chụp ảnh đơn im lặng, chế độ chụp liên tục im lặng trên D610 làm gương trập đóng lại chậm hơn, tốc độ chậm hơn một chút so với chế độ chụp liên tục tốc độ cao. Tuy vậy, không phải tất cả các chế độ Nikon D610 đều im lặng, nếu người dùng chụp ảnh ở nhà thờ hay là viện bảo tàng thì vẫn có thể nghe thấy âm bấm máy.
Nikon D610 là máy ảnh DSLR full-frame ra mắt vào tháng 10 năm 2013. D610 được xem là bản thay thế choD600 ra mắt năm ngoái. Cũng như D600, D610 ở mức giữa máy ảnh full-frame D800 và máy ảnh crop-formatD7100.
Hơn 1 năm sau khi D600 ra mắt, D610 ra mắt về cơ bản chỉ nâng cấp ba tính năng: cải thiện cân bằng trắng tự động, cơ chế màn trập hỗ trợ chụp liên tục nhanh hơn khoảng 5,5 – 6 khung hình/ giây và chế độ Quiet Continuous – Chụp im lặng 3 khung hình/giây. D610 ra mắt sớm hơn nhiều so với chu kỳ ra mắt sản phẩm thường niên của Nikon nên rất có thể Nikon D610 sẽ không gặp phải vấn đề dầu và bụi – vấn đề thường gặp trên cảm biến các mẫu máy ảnh tiền nhiệm.
Ngoài những cải tiến trên,
D610 gần như giữ nguyên các đặc điểm của D600 như cảm biến full-frame định dạng FX 24 Megapixel, độ phủ kính ngắm 100%, màn hình 3,2 inch, hệ thống lấy nét 39 điểm, hỗ trợ ống kính nhỏ hơn f8, hai khe cắm thẻ SD, quay video 1080p ở 24, 25 và 30p, một đầu mic, giắc cắm tai nghe, và tích hợp đầu ra HDMI… Tiếc là Nikon đã không hỗ trợ Wifi hoặc GPS như đối thủ Canon EOS 6D.
Nikon D610 thiết kế và điều khiển
D610 và D7100 có nhiều điểm tương đồng về phong cách hình dáng và bộ điều khiển, nhưng D7100 nhỏ hơn, nhẹ hơn, và dĩ nhiên cũng rẻ hơn.
D610 trông giống máy ảnh DSLR bán chuyên nghiệp nguyên khối. D610 có kích thước 141 x 113 x 82mm và nặng 850g gồm cả pin và thẻ nhớ. So với D600, D610 thấp hơn khoảng 1 cm và hẹp hơn một chút, nhưng khi đặt hai máy này cạnh nhau gần như không có khác biệt. So với D800, D610 nhỏ và nhẹ hơn một chút. So vớiD7100, D610 to và nặng hơn một chút.
* Cần chú ý trọng lượng, kích thước cũng như độ lớn của máy ảnh còn phụ thuộc vào ống kính đi kèm.
D610 có bộ grip nhỏ hơn so với D800 một chút, vẫn có phần bo vào để giữ và chụp thuận lợi hơn.
Vị trí phím bấm, vị trí đặt tay, phím quay chức năng…bên phải và bên trái bảng điều khiển của D610 cũng giống D7100. Bảng điều khiển phía sau của D610 lai giữa D7100 và D800: màn hình LCD 3,2 inch tương tự như ở D800; bên trái màn hình là 5 phím điều khiển gồm phím Menu trên cùng và 4 phím chức năng kép, hoạt động tùy theo chế độ chụp hay quay. Phím chức năng kép đầu tiên là một phím mới, cho phép truy cập trực tiếp vào thiết lập kiểm soát hình ảnh hoặc chế độ xem lại. Ba phím còn lại là phím cân bằng trắng/trợ giúp/bảo vệ, phím chất lượng/thu nhỏ và phím ISO/phóng to, giống như bảng điều khiển trên D7100.
Giống như D800, D610 có hỗ trợ cổng USB, cổng HDMI và hai jack cắm âm thanh 3,5 mm (hỗ trợ micro bên ngoài và tai nghe). Không như cổng USB trên D800 hỗ trợ chuẩn USB 3, D610 chỉ hỗ trợ chuẩn cũ - USB 2. Giống như D800, D610 hỗ trợ cổng HDMI, tạo ra các tín hiệu nén rõ ràng (8 bit, 4:2:2), cho phép kết nối với màn hình rộng hơn và rõ ràng hơn, hoặc kết hợp với đầu thu ngoài chất lượng cao hơn. Vào tháng 4 năm 2013, Canon công bố bản cập nhật firmware cho Canon EOS 5D Mark III, cập nhật thêm đầu ra HDMI không nén, nhưng không đề cập đến việc có nâng cấp EOS 6D đầu ra HDMI hay không. Như vậy nhờ hỗ trợ HDMI, Nikon D610 vẫn nổi bật hơn máy ảnh EOS 6D của Canon.
D610 dùng pin Nikon EN-EL15 7 Lithium Ion 1900mAh, có thể chụp khoảng 900 bức ảnh theo tiêu chuẩn CIPA. Nếu muốn dùng pin lâu hơn, người dùng có thể dùng thêm grip pin MB-D14, grip này cũng cung cấp điều khiển dọc. Người dùng có thể biết được lượng pin còn lại trên máy ảnh qua biểu tượng năm phân khúc trên bảng điều khiển hoặc màn hình, người dùng cũng có thể truy cập vào menu cài đặt để biết thông tin chi tiết hơn tuổi thọ pin.
D610 hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ SD kép tương thích với SDXC và UHS-I tốc độ cao D610 tích hợp đèn flash pop-up có thể được điều khiển không dây từ bên ngoài với một hotshoe tiêu chuẩn. Đèn Flash tích hợp cũng là một điểm ưu cho D610 khi so sánh với các máy ảnh của Canon, vì không có máy ảnh full-frame Canon EOS nào tích hợp đèn flash. Flash của D610 hoạt động trong phạm vi 12 mét ở ISO 100. Với ống kính 24-85mm f3.5 - 4.5, flash hỗ trợ trong phạm vi 3,5m. Đèn flash hỗ trợ tất cả các chế độ như giảm mắt đỏ, đồng bộ chậm, đồng bộ màn sau và cũng hỗ trợ đồng bộ hóa tốc độ cao FP của Nikon.
D610 hỗ trợ Wifi và GPS, nhưng chỉ với các phụ kiện tùy chọn như WU-1b và GP-1. Đây là điểm trừ cho D610 khi so sánh với Canon EOS 6D vì EOS 6D có Wifi và GPS tích hợp.
Kính ngắm và màn hình Nikon D610
Kính ngắm của D610 có độ phủ 100 phần trăm với độ phóng đại 0,7x. Đây là bước tiến lớn cho người dùng muốn nâng cấp từ chiếc máy ảnh DSLR crop frame lên máy ảnh full-frame. Lớp phủ màn hình LCD cũng hỗ trợ đồ họa theo yêu cầu; khi máy ảnh tắt, chỉ có khu vực AF khắc ở giữa khung hình có thể nhìn thấy.
Khi người dùng bật máy ảnh cũng không có gì thay đổi, nhưng ấn và giữ nút chụp làm cho những điểm AF hoạt động. Kính ngắm nháy đỏ trong khi thu được tiêu điểm, và khi khóa máy, tất cả các điểm AF sẽ lại biến mất. Đây là một hệ thống cân bằng ổn định cung cấp các thông tin bạn cần chỉ khi bạn cần nó.
Mạng lưới liên kết vuông có thể xuất hiện trong kính ngắm và nút Fn có thể được gán cấp độ đơn trục. Điều này xuất hiện trong khu vực thông tin ở đáy kính ngắm.
Các thông tin khác được hiển thị dọc theo đáy kính ngắm bao gồm chế độ đo sáng, thông tin phơi sáng, thẻ nhớ và bộ nhớ đệm. Nhưng có rất nhiều thông tin khác có thể được hiển thị ở đây tùy thuộc vào chế độ chụp và hoạt động hiện tại bao gồm chế độ khu vực AF, bù phơi sáng / Flash, số lượng Active D-lighting (giúp ảnh thấy chi tiết trong vùng thiếu sáng), chỉ số bracketing... Một sự khác biệt nhỏ giữa D610 với D800 là D610 không tích hợp điểm mù để ngăn ánh sáng đi lạc vào kính ngắm và gây ra đọc đo phơi sáng sai, mà D610 có nắp clip-on.
Màn hình Nikon D610 D610 trang bị màn hình LCD 3,2 inch 921k điểm ảnh như D800 và D4. Màn hình VGA với tỷ lệ 4:3 và ở trên cùng là khu vực hình ảnh dạng 3:2, ở dưới là một dải thông tin màu đen. Cách bố trí này giống D800 tức là so với màn hình 3.2inch dạng 3:2 của EOS 6D, khu vực hình ảnh của D610 nhỏ hơn một chút.
Cũng như kính ngắm, màn hình D610 có độ phủ 100 phần trăm ở chế độ live view và góc nhìn 170 độ. Độ sáng màn hình tự động điều chỉnh theo điều kiện môi trường xung quanh nhờ cảm biến nhỏ ngay bên phải màn hình. Người dùng không cần lo lắng về màn hình trầy xước và bẩn, vì D610 có sẵn nắp nhựa để đậy màn hình. Tuy nhiên, màn hình D610 hiển thị khá kém dưới ánh sáng mặt trời.
Cảm biến độ sáng chung quanh Ống kính và độ ổn định của Nikon D610
D610 chỉ tương thích với ống kính zoom VR ED f3.5-4.5G 24-85mm AF-S. Đây là một ống kính zoom đa dụng giá cả phải chăng dành cho những người mới dùng máy ảnh fiull-frame.
D610 cũng tương thích với ống kính DX. Vì ống kính DX có một vòng tròn hình ảnh nhỏ hơn so với kích thước của bộ cảm biến FX nên mặc định, khi một ống kính DX kết nối với máy ảnh D610, chỉ có phần trung tâm của cảm biến được sử dụng và độ phân giải sẽ giảm xuống cho phù hợp (độ phân giải của D610 có thể giảm xuống đến 10,5 Megapixel).
Nikon D610 dùng ống kính AF-S Nikkor 24-85mm f3.5-4.5G ED VR ở mức 24mm. Nikon D610 dùng ống kính AF-S Nikkor 24-85mm f3.5-4.5G ED VR ở mức 85mm Khi thêm ống kính Nikkor AF-S 24-85mm, D610 nặng khoảng 1,3 kg. Ống kính có hai công tắc ở phía bên trái, một để hỗ trợ tự động lấy nét bằng tay (bạn có thể điều chỉnh trọng tâm bằng cách sử dụng vòng lấy nét sau khi AF đã tự động lấy nét) và một để kích hoạt hệ thống ổn định quang học Vibration Reduction.
Nikon tuyên bố giảm rung VR trên ống kính 24-85mm f3.5-4.5 có bốn điểm ổn định. Để kiểm tra tuyên bố này, có thể zoom ống kính lên mức chiều dài tiêu cự tối đa 85mm và chụp loạt ảnh ở chế độ ưu tiên màn trập ở tốc độ chậm dần. Như bạn có thể nhìn thấy từ crop 100 phần trăm dưới đây, có thể chỉnh để có được bức ảnh sắc nét với D610 dùng ống kính 24-85mm ở tốc độ chậm 1/5. Hình ảnh thu được ấn tượng đúng như tuyên bố của Nikon.
Nikon D610 với ống kính AF-S Nikkor 24-85mm f3.5-4.5G ED tắt / bật giảm rung VR
100% crop, 24-85mm, ISO 400, tắt VR 100% crop, 24-85mm, ISO 400, bật VR Theo cameralabs
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D610
Có thể nói rằng, D610 chính là phiên bản D600 mà người hâm mộ Nikon lẽ ra đã được đón nhận vào năm ngoái. Vẫn giữ nguyên mức giá khá rẻ cho một chiếc máy full-frame, chất lượng ảnh chụp tuyệt vời, khả năng điều khiển tiện dụng và nhiều tính năng, D610 đã loại bỏ được vấn đề bụi từng khiến các fan của D600 "điêu đứng".
Theo
Imaging Resource & CNET, mặc dù chỉ có thêm một vài cải tiến nhỏ (khả năng chụp liên tiếp 6 khung hình/giây, chế độ chụp liên tiếp không gây tiếng ồn, tối ưu cân bằng trắng), D610 vẫn là một bước tiến lớn từ D600 nhờ đã loại bỏ được lỗi lầm "chết người" của đàn anh: Bụi và dầu dính lên cảm ứng! Có thể nói rằng, D610 là một sản phẩm hoàn hảo để những người đam mê nhiếp ảnh có thể thực hiện bước nhảy lên máy ảnh full-frame ở tầm giá chỉ vào khoảng 2.000 USD (42,2 triệu đồng).
Điểm mạnh:
- Khắc phục được lỗi dính bụi và dầu vào cảm biến.
- Khả năng điều khiển tốt, cho cả người tập chơi lẫn nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
- Cân nặng hợp lý, thiết kế tiện dụng.
- Chất lượng ảnh chụp xuất sắc, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng.
- Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range) tốt.
- Thời lượng pin lớn.
- Tính năng Lens correction (chỉnh sửa lỗi) được tích hợp sẵn.
Điểm yếu:
- Không quá khác biệt so với D600.
- Ảnh chụp một số mẫu vật có thể bị vân sọc (moire).
- Cân bằng trắng tự động chưa thực sự tốt, quá ấm trong môi trường nhiều ánh sáng.
- Lấy nét tự động vẫn khá chậm khi bật Live View (xem ảnh trực tiếp).
Thông số kỹ thuật của D610
Cảm biến: 35mm full-frame CMOS (Nikon FX). Độ phân giải thực 24,3MP. D610 cũng có thể hoạt động ở chế độ crop APS-C với độ phân giải 10,5MP khi dùng ống DX. Độ nhạy từ ISO 100 đến ISO 6400, có thể mở rộng tới 50 – 25600.
Vi xử lý hình ảnh: EXPEED 3.
Thiết kế: Thân ma-giê mặt trên và 2 bên. Chất liệu nhựa cho các bộ phận còn lại. D610 được trang bị khe chắn ẩm và chống bụi, cho phép chống chọi thời tiết ngang với D800.
Mount: Nikon D610 có mount Nikon-F, và do đó tương thích với tất cả các model ống kính F-Mount (có khoảng 60 model ống kính F-Mount).
Ống ngắm quang học: Độ phóng đại 0,7x.
Trường nhìn là 100% khi ở chế độ FX và 97% (ngang, dọc) khi ở chế độ DX.
Màn hình: LCD 3.2 inch, độ phân giải 921.600 điểm ảnh (tương đương với độ phân giải 640 x 470 pixel). Đây có vẻ cũng là loại màn hình dùng trên D600, D4 và D800, với góc nhìn ngang/dọc là 170 độ.
Tính năng AF (Tự động lấy nét): Lấy nét theo pha 39 điểm.
Chế độ chụp: Có đầy đủ 4 chế độ PASM quen thuộc, bên cạnh chế độ Auto và Scene cho người mới chụp. Nikon cũng cung cấp 2 chế độ cho phép người dùng lưu các tùy chỉnh của riêng mình.
Đo sáng: D610 sử dụng hệ thống đo sáng 3D Color Matrix Metering II, hoạt động dựa trên cảm biến RGB 2.016 pixel. Độ bù sáng nằm trong khoảng +/- 5.0 EV (bước bù sáng 1/3, 1/2 hoặc 1EV). Bạn cũng có thể bracket 2 bức ảnh với độ sáng khác nhau.
Cò: D610 có tuổi đời khoảng 150.000 lần nhấn cò. Tốc độ chụp từ 1/4.000 đến 30 giây, có hỗ trợ chế độ phơi sáng lâu (bulb).
Flash: D610 có đèn flash tích hợp sẵn. Chỉ số hướng dẫn là 12 mét tại ISO 100. D610 cũng có hotshoe để bạn lắp flash rời.
Quay video: D610 có thể quay video Full HD 1080p ở tốc độ 30, 25 hoặc 24 khung hình/giây. Khi quay ở độ phân giải HD 720p, D610 có thể quay ở tốc độ 60, 50, 30 hoặc 25 khung hình/giây. Bitrate cho video 1080p là 24Mbps hoặc 12Mbps. Bitrate ở 720p là 8Mbps. Bạn có thể chỉnh tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO trong khi quay.
Âm thanh: D610 tích hợp sẵn một microphone đơn kênh, một khe cắm microphone và một khe cắm headphone.
Thẻ nhớ: D610 có 2 khe cắm thẻ nhớ SD, hỗ trợ cả các chuẩn SDHC và SDXC. Bạn cũng có thể sử dụng thẻ định dạng UHS-I và Eye-Fi. Bạn có thể lưu các định dạng khác nhau vào mỗi thẻ nhớ, copy giữa 2 thẻ nhớ và lựa chọn thẻ nhớ khi quay phim.
Kết nối: USB 2.0, video mini-HDMI, và kết nối Wi-fi thông qua phụ kiện WU-1b có giá 60 USD (khoảng 1,3 triệu đồng). Bạn có thể gửi ảnh trực tiếp qua WU-1b ngay sau khi chụp.
Phụ kiện UT-1 cho phép Nikon D610 kết nối trực tiếp với mạng LAN và gửi ảnh qua giao thức FTP. Phụ kiện này cũng sẽ cho phép bạn điều khiển Nikon D610 thông qua máy vi tính. Khi gắn UT-1 với bộ gửi tín hiệu WT-5a, bạn có thể sử dụng kết nối Wi-fi để điều khiển D610 và gửi ảnh. UT-1 có giá 380 USD (8 triệu đồng), song nếu mua cả UT-1 lẫn WT-5a bạn sẽ phải trả 1.000 USD (22 triệu đồng).
Pin: D610 sử dụng pin li-ion EN-EL15 giống như D7000, D7100, D600, D800 và D800E. Mỗi lần sạc đầy pin bạn có thể chụp được khoảng 900 bức ảnh, tương tự như D600.
D610 không có khe cắm sạc trực tiếp, do đó bạn có thể sẽ phải mua thêm pin dự phòng hoặc pin gắn ngoài MB-D14 có giá 260 USD (5,5 triệu đồng). Với MB-D14 bạn có thể sử dụng cả pin EN-EL15 hoặc 6 viên pin tiểu. MB-D14 cũng hỗ trợ thêm một số nút bấm như nút nhấn cò, nút khóa AE/AF, bánh xe điều khiển…
Nikon D610 có gì mới so với Nikon D600?
Năm ngoái, Nikon đã giúp đem máy ảnh full-frame tới gần người dùng phổ thông hơn bao giờ hết với sự ra mắt của D600. Trong khi D600 có chất lượng ảnh chụp rất tốt, model này gặp phải một vấn đề chết người: Bụi dính lên cảm biến, làm hỏng các bức ảnh của người dùng. Giờ đây, nhờ có cơ chế cửa trập mới, Nikon đã không chỉ cải thiện được tốc độ chụp liên tiếp trên D610 – người kế thừa trực tiếp của D600, mà còn tăng được tốc độ chụp liên tiếp lên gần 6 khung hình/giây.
Cũng giống như D600, D610 có cảm biến CMOS 24.3MP định dạng FX; ống ngắm quang (tầm nhìn 100%) và màn hình 3.2 inch độ phân giải 921K điểm ảnh. Trong khi D600 đã có mức giá khá rẻ (đối với một model full-frame), D610 còn có giá ra mắt thấp hơn D600 tới 100 USD và chạm ngưỡng 2.000 USD (tương đương 44 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ).
Thực tế, số lượng người dùng gặp phải vấn đề bụi và dầu bị dính lên cảm biến của D600 nhiều tới mức Nikon đã phải đưa ra thông báo chính thức khuyến cáo người dùng nên mang máy tới công ty để sửa chữa. Một số người dùng may mắn cho biết vấn đề này sẽ được khắc phục sau khi bạn nhấn cò khoảng vài nghìn lần trên D600.
Trong khi vấn đề bụi dính vào cảm biến sẽ khiến nhiều người khó chịu, D600 vẫn là một mẫu máy ảnh được nhiều người khuyên mua, bởi sức mạnh tái hiện hình ảnh của D600 là rất ấn tượng so với tầm giá. Bởi vậy, thông tin D610 được trang bị hệ thống cửa trập mới là một tin mừng đối với các fan của Nikon: vấn đề bụi và dầu dính lên cảm biến đã không còn, cho phép D610 trở thành một model full-frame giá rẻ gần như hoàn hảo.
Ngoài ra, hệ thống cửa trập mới của D610 cũng giúp máy chụp ảnh nhanh hơn: 6 khung hình liên tiếp/giây ở độ phân giải tối đa, so với tốc độ 5,5 khung hình/giây của D600. D610 cũng có chế độ chụp liên tiếp không gây ồn (Quiet Continuous Shutter), cho phép bạn chụp 3 khung hình/giây một cách "bí mật" hơn trước.
Tính năng cải tiến thứ 3 của D610 là khả năng cân bằng trắng tự động được cải thiện. Theo Nikon, thuật toán mới được trang bị trên D610 sẽ giúp màu sắc tự nhiên hơn, ngay cả khi chụp ảnh trong các nguồn sáng nhân tạo.
D610 kế thừa từ D600 những gì?
Tất cả các tính năng chụp ảnh cao cấp của D600 đều được Nikon mang lên D610. Trước hết phải kể đến cảm biến CMOS full-frame 24.3MP định dạng FX cho phép bạn chụp được những bức ảnh có rất nhiều chi tiết, dải tần nhạy sáng lớn và hiệu năng hoạt động tốt trong điều kiện chụp thiếu sáng, ISO cao. D610 có độ nhạy thường từ ISO 100 đến ISO 6400. ISO tương đương 12800 và 25600 được cung cấp trong tùy chọn Hi-1 và Hi-2.
D610 cũng có hệ thống lấy nét tự động 39 điểm giống như người tiền nhiệm. Hệ thống AF cũng có 9 cảm biến khác nhau, trong đó có 7 cảm biến có thể lấy nét tự động tại f/8.
Các tính năng quan trọng khác được D610 kế thừa từ D600 bao gồm: - Ống ngắm quang học trường nhìn 100%.
- Màn hình cảm ứng LCD 3.2 inch 910.000 dot.
- Chế độ HDR.
- Lens correction được tích hợp.
- Flash điều khiển từ xa tích hợp.
- 2 khe cắm thẻ SD.
- Khả năng quay video Full HD 1080p tốc độ 24 hoặc 30 khung hình/giây, điều khiển bằng tay.
- Microphone đơn kênh (mono) tích hợp, khe cắm microphone 2 kênh (stereo) và tai nghe stereo.
- Khả năng kết nối Wi-Fi thông qua adapter.
Trải nghiệm sử dụng
Nikon D610 có kích cỡ và cân nặng giống hệt D600: 14,2 x 11,2 x 8,1cm, cân nặng 760g khi không có ống kính và pin. So với D800, D610 nhỏ hơn và nhẹ hơn khá nhiều. Nhìn chung, kích cỡ nhỏ gọn, tiện lợi của một mẫu DSLR full-frame như D610 là rất đáng khen ngợi.
Với nhiều người, D610 có thân hơi cao, do lăng kính 5 mặt (cho ống ngắm) được lắp đặt ngay sau logo Nikon. Bố cục các nút điều khiển của D610 cũng rất giống với D7100, đặc biệt là vị trí của 2 nút Function: một nút bên trái tay cầm, một nút bên phải mount cho ống kính. Nút Function thứ hai được cài đặt mặc định là nút xem trước DOF (độ sâu trường ảnh) và cũng có thể được cài đặt để sử dụng vào các mục đích khác. Việc lắp đặt một bánh xe điều khiển phía trước cho thấy, D610 là sản phẩm dành cho người dùng "chuyên nghiệp" hơn thông thường. Ống kính nằm phía bên phải nút cò có đèn hỗ trợ tự động lấy nét. Góc bên trái của máy có cổng điều khiển hồng ngoại, microphone đơn kênh và nút tháo flash. Phía dưới là nút chọn chế độ lấy nét, trong đó nút AF được đặt ở giữa.
Không giống như các model DSLR phổ thông, D610 vẫn hỗ trợ các ống kính "cổ": Máy có cả lỗ vặn ốc vít để lắp đặt các ống tự động lấy nét đời cũ và cần gạt để kết hợp Meter đọc khẩu độ trên các ống kính đời "siêu cũ".
So với D7100, bánh xe điều khiển bên trái của D610 chỉ thiếu tùy chọn hiệu ứng. Các ống kính chuyên nghiệp như D800 thường đặt rất nhiều nút bấm/bánh xe điều khiển ở phía bên trái: D610 đặt nút chọn chế độ thông thường (bao gồm PSAM) ngay phía trên nút chọn các chế độ khác (Drive Mode, bao gồm chế độ chụp liên tiếp yên lặng). Phía bên phải là màn hình LCD thông báo trạng thái có kích cỡ bằng D7100. Các nút bấm trên D610 không khác biệt mấy so với D7100, ngoại trừ việc D7100 có microphone 2 kênh nằm phía trước hotshoe.
Khi nhìn từ phía sau thân máy, bạn có thể quan sát bánh xe Drive Mode tốt hơn. Ở khu vực bên trái màn hình LCD, Nikon đặt một loạt các nút điều khiển quen thuộc như Menu, phóng to, thu nhỏ… Nút Retouch được đặt ngay phía bên dưới nút Menu. Ở phía bên phải màn hình là nút điều hướng 8 hướng, nút lựa chọn quay phim/chụp ảnh và nút Live View (xem trực tiếp hình ảnh trên màn hình). Nút Info và loa được đặt ở phía dưới. Ngay phía dưới nút điều hướng 8 hướng là một cảm biến ánh sáng môi trường nhằm điều chỉnh độ sáng của màn hình LCD.
Nói chung, bố cục các nút điều khiển của D610 khá hợp lý, giúp người dùng có thể sử dụng thoải mái. Đặc biệt, màn hình trạng thái bổ trợ phía trên sẽ cho phép bạn điều chỉnh nhiều tính năng quan trọng như lựa chọn các điểm lấy nét, cân bằng trắng, độ phân giải và độ nén, ISO, thời lượng pin… một cách nhanh chóng.
Chất lượng ảnh chụp trên D610
Câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời khi chụp bằng D610 là "liệu vấn đề bụi trên cảm biến có còn tiếp diễn hay không"? Thật may mắn, công ty Lens Rentals đã tiến hành thử nghiệm 25 mẫu D610 khác nhau trong 3 buổi chụp thử, và vấn đề bụi trên cảm biến đã bị loại bỏ hoàn toàn.
Kết quả thử nghiệm tổng hợp từ 25 mẫu D610 của Lens Rental cho thấy D610 thậm chí còn ít bị bụi hơn phần lớn các model DSLR có mặt trên thị trường Nhìn chung, Nikon D610 là một sản phẩm sẽ khiến bạn hài lòng. Cảm biến full-frame 24.3MP của D610 giúp tái hiện lại rất nhiều chi tiết, kiểm soát nhiễu tốt ở ISO cao và cũng cho phép bạn chụp với các ống siêu rộng. Đây là một model tuyệt vời để chụp phong cảnh hay chụp thiếu sáng.
Có thể nói rằng chất lượng ảnh chụp của D610 giống hệt như D600, và bởi vậy bạn có thể dùng tất cả những lời khen về chất lượng ảnh của D600 để nói về D610. Chất lượng ảnh chụp của D610 là quá tuyệt vời cho tầm giá: Ảnh chụp "sạch" (ít nhiễu) ở các mức ISO thấp/trung bình. Tính năng nén JPEG và giảm nhiễu của D610 cũng rất thông minh. Tại mức ISO 1600, ảnh chụp nói chung vẫn khá ít nhiễu, đủ để sử dụng. Tùy thuộc vào cảnh vật xung quanh, bạn có thể đẩy ISO của D610 lên tới tận 6400 (trong trường hợp này, bạn nên sử dụng định dạng RAW).
Cũng giống như các model full-frame khác, D610 tạo ra độ sắc nét tốt, tự nhiên và tông màu ấm áp. Dải nhạy sáng của D610 khá rộng. 2 tùy chỉnh màu Standard (Chuẩn) và Neutral Picture (Trung tính) đã khác biệt hơn rất nhiều so với D600, có lẽ là do Nikon đã thay đổi thuật toán để thu lại màu sắc tốt hơn.
Một số bức ảnh mẫu chụp bằng D610
So sánh chất lượng ảnh chụp D610 và D600
Dưới đây là ảnh của D610 (trái) và D600 (phải) ở ISO 100. Không quá ngạc nhiên, các bức ảnh thu được gần như giống hệt nhau. Mức độ nhiễu, mức độ chi tiết và khả năng tái tạo màu sắc gần như giống hệt nhau. Trong bức ảnh cuối cùng, D610 vẫn gặp hiện tượng sọc (moire) giống như D600, bởi cả 2 mẫu máy này đều sử dụng bộ lọc tín hiệu thấp (low-pass filter) khá yếu.
Tiếp theo là các bức ảnh chụp của D610 (trái) và D600 (phải) ở ISO 1600 – mức ISO khá "thử thách" đối với các sản phẩm máy ảnh. Đây là mức ISO nên dùng khi chụp ảnh trong nhà hoặc trong trời tối. Cũng giống như thử nghiệm trước, kết quả thu được của D610 và D600 là giống hệt nhau, ngoại trừ một số khác biệt do (người chụp) lấy nét khác nhau và các vùng tối khác nhau.
Cuối cùng là thử nghiệm ở ISO 3200. Cả 2 model đều cho lượng chi tiết rất tốt ở ISO 3200 trong bức ảnh chụp tranh khảm và thảm đỏ. Sự khác biệt chủ yếu là do lấy nét và vùng tối thay đổi. Điều đáng nói ở đây là D610 (trái) và D600 (phải) ở các mức ISO cao.
Các tính năng được bổ sung
Số lượng tính năng được Nikon bổ sung thêm vào D610 là không được nhiều. Có thể kể đến 3 tính năng chính: Quiet Continuous Mode (Chụp liên tiếp yên lặng), Continuous High Burst Mode (Chụp liên tiếp tốc độ cao) và Auto White Balance (Cân bằng trắng).
Trước hết là tính năng Quiet Continuous Mode (Chụp liên tiếp yên lặng), một tính năng không có mặt trên nhiều model DSLR. D610 hiện tại là máy ảnh duy nhất của Nikon có tính năng này. Tính năng này được kí hiệu "Qc" trên vòng xoay Drive Mode của D610. Tốc độ của tính năng Quiet Continuous là 3 khung hình/giây, song âm thanh khi nhấn cò đã được giảm xuống rất nhiều.
Ngay cả khi chụp bình thường, tiếng cò của D610 đã là rất "mềm mại" và yên lặng hơn nếu so với Canon 5D, 7D hoặc D800E. Khi bật chế độ Quiet Continous (hoặc chế độ chụp thường Quiet Shutter), tiếng cò thậm chí còn "yên lặng" hơn rất nhiều. Đây chắc chắn sẽ là một tính năng được các nhiếp ảnh gia đường phố, những người hay tham gia vào các cuộc họp báo, những người chuyên chụp đám cưới hoặc những người hay chụp động vật không muốn làm cho mẫu của họ bị mất tập trung vì tiếng cò quá lớn của máy ảnh.
Tính năng High Burst Mode (chụp tốc độ cao) đã được nâng lên thành tốc độ 6 khung hình/giây, thay cho 5,5 khung hình/giây của D600. Các biên tập viên của
Imaging Resources đã tiến hành thử nghiệm tuyên bố này của Nikon và nhận thấy rằng D610 đạt tốc độ khoảng 5,9 khung hình/giây cho JPEG, RAW và RAW+JPEG ở độ phân giải cao chất, trong khi D600 đạt khoảng 5,4 khung hình/giây. Rất tiếc là bộ nhớ đệm không được tăng dung lượng. Cho dù D610 không phải là một "quái vật" về tốc độ, 6 khung hình/giây vẫn là đủ dùng cho nhiều người, nhất là trên các máy full-frame có độ phân giải lớn như D610.
D610 (trái) và D600 (phải) Cuối cùng, thuật toán Cân bằng trắng cũng đã được cải thiện và tối ưu, giúp tạo ra bức ảnh tự nhiên hơn khi chụp trong các nguồn sáng nhân tạo.
Hiệu năng
Ngoại trừ các tính năng được cải tiến (chụp liên tiếp nhanh hơn), D610 không vượt trội về hiệu năng so với D600.
D610 mất khoảng gần 0,3 giây để bật máy, sẵn sàng lấy nét và chụp. Trong điều kiện sáng tốt, bạn sẽ mất khoảng 0,4 giây để lấy nét và chụp bằng ống ngắm (tự động lấy nét theo pha); nếu sử dụng Live View bạn sẽ mất 1,5 giây (lấy nét theo độ tương phản); trong điều kiện thiếu sáng bạn sẽ mất 0,5 giây nếu sử dụng ống ngắm.
Chụp 2 bức ảnh JPEG hoặc RAW liên tiếp mất 0,2 giây; khi có flash cũng chỉ mất 0,7 giây.
Nhờ có cơ chế cửa trập mới, khả năng chụp liên tiếp của D610 tăng lên 6 khung hình/giây. Bộ nhớ đệm của D610 cho phép chụp 30 bức ảnh JPEG liên tiếp và 14 bức ảnh RAW – kém hơn 2 bức RAW so với D600. Khi bộ nhớ đệm đã bị đầy, D610 chỉ có thể chụp 3,3 khung hình/giây.
Bạn có nên mua Nikon D610?
Nếu bạn là người đam mê nhiếp ảnh muốn bắt đầu chuyển sang sử dụng máy full-frame, và nếu bạn không cần tới một model có cảm biến 36MP và quá nhiều tính năng phụ trợ như D800, D610 là một sản phẩm tuyệt
vời để lựa chọn: Đàn em của D600 có chất lượng ảnh chụp tuyệt vời ở một mức giá vừa phải. Những người muốn lựa chọn một model cạnh tranh có thể cân nhắc tới Canon 6D.
Nếu bạn đã có sẵn một chiếc D600, có lẽ bạn không nên mua D610. Trừ trường hợp bạn quá chán ghét D600 vì vấn đề bụi và dầu dính vào cảm biến của máy (rất nhiều người dùng cho biết sau một số lượt nhấn cò nhất định, hiện tượng này sẽ chấm dứt), D610 không quá khác biệt so với D600: D610 chỉ chụp nhanh hơn D600 là 0,5 khung hình/giây và có thêm chế độ chụp yên lặng 3 khung hình/giây.
Nhìn chung, D610, xét trên gần như tất cả các khía cạnh, chỉ là một phiên bản rất ít cải tiến của D600. Nhờ giải quyết được vấn đề bụi và dầu trên cảm biến, D610 đã trở thành lựa chọn số 1 cho người dùng cần sử dụng máy full-frame nhưng lại hạn hẹp kinh phí. Đây là một chiếc máy ảnh tuyệt vời, và chắc chắc bạn sẽ nhận được một sản phẩm có giá trị tương xứng với khoản tiền 2.000 USD (khoảng 44 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ) mà bạn bỏ ra.
Gia Cường