VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

tự động lấy nét

Đã xem 7728
tự động lấy nét là khả tự điều chỉnh ống kính của máy ảnh

 

Khái niệm về chế độ tự động lấy nét


Về cơ bản, autofocus (tự động lấy nét) là cách máy ảnh tự động điều chỉnh ống kính để đối tượng trong khuôn hình trở nên sắc nét. Tự động lấy nét có hai chế độ, tự động lấy nét một lần và tự động lấy nét liên tục. Tự động lấy nét một lần thường dùng để chụp chủ thể tĩnh, theo đó, khi người chụp bấm nhá nút chụp ảnh, máy sẽ tự động đo khoảng cách rồi lấy nét vào đối tượng, cố định khoảng cách này cho tới khi bấm máy. Tự động lấy nét phù hợp với chủ thể tĩnh. ...

Về cơ bản, autofocus (tự động lấy nét) là cách máy ảnh tự động điều chỉnh ống kính để đối tượng trong khuôn hình trở nên sắc nét.

Tự động lấy nét có hai chế độ, tự động lấy nét một lần và tự động lấy nét liên tục. Tự động lấy nét một lần thường dùng để chụp chủ thể tĩnh, theo đó, khi người chụp bấm nhá nút chụp ảnh, máy sẽ tự động đo khoảng cách rồi lấy nét vào đối tượng, cố định khoảng cách này cho tới khi bấm máy.
Sơ lược về chế độ tự động lấy nét
Tự động lấy nét phù hợp với chủ thể tĩnh.
Sơ lược về chế độ tự động lấy nét
Nhưng sẽ không hiệu quả khi chuyển động.
Như hình trên cho thấy, khi bạn chụp một người chuyển động, cơ chế lấy nét một lần sẽ không phát huy hiệu quả. Lúc này, phải chuyển sang chế độ lấy nét liên tục. Chế độ này cho phép khoảng cách lấy nét thay đổi liên tục theo chuyển động của chủ thể (do máy ảnh tự động đo khoảng cách liên tục mỗi khi người đóchuyển động). Khi bấm nhá nút chụp ảnh, máy ảnh sẽ thay đổi khoảng cách lấy nét bằng cách tính toán vị trí chuyển động tiếp theo của nhân vật, vì thế khi người chụp bấm máy, nhân vật đã ở trong khoảng nét.
Lấy nét trước.
Người chụp có thể chụp chuyển động bằng cách lấy nét trước vào điểm nào đó mà chắc chắn nhân vật (xe đua hay vận động viên) sẽ đi qua. Sau khi khóa nét, chỉ việc chờ đến khi nhân vật đến đúng điểm đó là bấm máy. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý tới thông số độ trễ cửa trập khi chụp kiểu này. Độ trễ cửa trập là thời gian từ lúc người chụp bấm máy đến lúc cửa trập mở ra và hình ảnh được ghi vào máy ảnh và thời gian trễ này khác nhau tùy vào các máy ảnh khác nhau. Tùy thuộc vào máy là du lịch (độ trễ lâu) hay DSLR (độ trễ ngắn) mà người chụp chọn thời điểm bấm máy trước khi đối tượng đến điểm đã được lấy nét từ trước để có được một bức ảnh đúng nét.
Đối tượng chuyển động sẽ bị mờ.
Nhưng nếu sử dụng chế độ lấy nét liên tục thì vẫn nét.
Khóa nét.
Đôi khi phải chụp nhân vật không ở trung tâm khung hình, nếu bạn để chế độ tự động lấy nét thông thường, máy ảnh có thể lấy nét nhầm vào hậu cảnh thay vì vào thứ cần chụp. Với những trường hợp này, bạn có thể dùng chế độ khóa nét.

Với những máy ảnh du lịch thông thường không có nút tự động khóa nét, bạn chỉ việc cho nhân vật về trung tâm, bấm nhá lấy nét vào đó, rồi giữ nguyên vị trí bấm nhá này và dịch khung hình về khung ban đầu rồi mới bấm máy, như vậy điểm nét là nhân vật cần chụp sẽ vẫn được giữ nguyên.
Lưu ý, khi dịch chuyển điểm nét khỏi vị trí trung tâm bằng cách dịch chuyển máy có thể dẫn đến thay đổi cả thông số phơi sáng trong trường hợp ánh sáng tiền cảnh và hậu cảnh mạnh yếu khác nhau. Trong trường hợp này, chức năng khóa phơi sáng (AEL_Auto Exposure Lock) có thể khắc phục tình huống.
Điều chỉnh trên máy ảnh.
Hệ thống lấy nét trên máy ảnh DSLR hiện đại thường biểu thị bằng số điểm cảm biến nét, theo đó thường máy càng chuyên nghiệp, số cảm biến nét càng nhiều. Các máy DSLR thậm chí còn cho phép người chụp chọn từng điểm lấy nét riêng lẻ khi chụp ảnh thay vì chỉ sử dụng điểm trung tâm.
Nhiều máy ảnh thời nay còn có thêm tính năng tự động nhận diện khuôn mặt. Khi máy ảnh nhận diện được có khuôn mặt trong khung hình, hệ thống lấy nét sẽ tự động lấy theo đó, điều chỉnh các thông số phơi sáng tương ứng cho phù hợp. Những máy ảnh tiên tiến hơn có thể nhận diện được nhiều khuôn mặt trong cùng một khung hình và sẽ tính toán khoảng nét để lấy nét được tất cả các khuôn mặt này.
Trong một số trường hợp, cơ chế tự động lấy nét của máy ảnh có thể sẽ trở nên vô dụng (do không đủ ánh sáng, không đủ tương phản…), lúc này người chụp cần chuyển sang chế độ lấy nét tay hoặc phải có một số kỹ thuật hay thiết bị phụ trợ như đèn để việc lấy nét được chính xác.

Từ khóa: tự động lấy nét, Thuật ngữ, Thuật ngữ nhiếp ảnh

Đã xem 7728
Tổng số điểm của bài viết là: 28 trong 6 đánh giá
4.7 Click để đánh giá bài viết
 
Close