Phần 1: Tập trung vào tấm ảnh của bạn
1. Phát triển kĩ năng chụp ảnh của bạn.
Bạn không thể nhận định được rằng bạn đã dùng “cách đúng” hay “cách sai” để trở thành một nhiếp ảnh gia tốt hơn. Một vài người tham gia một lớp học hoặc có tấm bằng đại học nghệ thuật chuyên ngành nhiếp ảnh.Những người khác lại tin rằng học đại học chỉ làm lãng phí thời gian để trở thành một nhiếp ảnh gia của họ. Bạn có thể tìm ra cách tự dạy bản thân mình về nhiếp ảnh từ sách vở và các thử nghiệm, hoặc học hỏi từ các chuyên gia khác. Bất cứ bạn lựa chọn như thế nào, nếu bạn đặt toàn tâm thực hiện nó, bạn sẽ có thể đạt được nó.
2. Chuẩn bị những thiết bị phù hợp.
Loại thiết bị bạn cần sẽ phụ thuộc vào loại ảnh mà bạn đang thực hiện, nhưng bạn có thể sẽ cần một hoặc hai thân máy và một loạt lens với các tiêu cự khác nhau. Bạn cũng sẽ cần một phần mềm chỉnh sửa ảnh chất lượng.3. Mua những thiết bị tiết kiệm tiền.
Sở hữu những thiết bị chất lượng rất quan trọng cho việc tạo nên những bức ảnh chất lượng cao, nhưng bạn không cần đầu tư tất cả tiền tiết kiệm vào những thương hiệu mới hay những thiết bị cao cấp trước khi bạn thực sự bắt đầu sự nghiệp của mình.4. Hiểu về mấy ảnh của bạn.
Trước khi bạn đặt chế độ ảnh đầu tiên, bạn nên biết hết mọi cài đặt, thông báo lỗi hay những gì chưa rõ ràng trong máy ảnh của bạn. Bạn nên làm sao để có thể thay lens ngay cả khi đang nhắm nghiền mắt lại. Lóng ngóng trong việc sử dụng đồ nghề sẽ làm cho bạn trông mất chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của bạn sau này.– Đọc hướng dẫn sử dụng của máy ảnh từ đầu đến cuối. Bản hướng dẫn sử dụng sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều chi tiết về tính năng cũng như chức năng của chiếc máy ảnh bạn đang dùng mà các nguồn nhiếp ảnh chung không hề có.
– Để trở nên thực sự thành thạo, hãy thực hành thường xuyên ở nhà. Thử nghiệm với ánh sáng và bóng đổ, thử nhiều cài đặt khác nhau trên máy ảnh của bạn, và tìm hiểu tường tận mọi ngóc ngách của việc chụp ảnh với chiếc máy ảnh trên tay bạn.
5. Nghiên cứu công nghệ máy ảnh và các mẹo chụp ảnh.
Đón đọc các thông tin cập nhật nhất trên sách, tạp chí, và các bài báo trực tuyến về cài đặt camera, thủ thuật, và mẹo vặt. Những điều này sẽ dạy cho bạn cách thức mới để sử dụng camera và lens của bạn để tạo ra hình ảnh tuyệt vời.6. Học cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa.
Thậm chí cả những bức ảnh tốt nhất cũng có thể cần một vài chỉnh sửa cơ bản. Sử dụng một phần mềm chỉnh sửa chất lượng có thể biến bức ảnh của bạn từ “tốt” thành “tuyệt cú mèo”.7. Tạo một portfolio hoàn chỉnh.
Để được thuê bởi một người không phải thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, bạn cần cho họ thấy một portfolio hoàn chỉnh. Sử dụng hình ảnh từ nhiều lần chụp với nhiều đối tượng khác nhau để làm nổi bật tài năng của bạn. Hãy chắc chắn rằng Portfolio của bạn bao gồm nhiều hơn chỉ 5 hay 10 bức ảnh. Mọi người sẽ muốn xem những tác phẩm tuyệt vời mà bạn đã thực hiện.8. Tìm kiếm thế mạnh của bạn.
Hãy thử nhiều mảng trong nhiếp ảnh trước khi quyết định cái mà mình yêu thích nhất. Ví dụ, bạn có thể tập trung vào chụp chân dung, đám cưới, thể thao, hay phong cảnh. Tìm cho mình mảng chuyên môn và sử dụng nó như là lợi thế của bạn trong công việc.9. Hãy cho khách hàng những gì họ muốn.
Bạn có thể muốn chụp chân dung một cách sáng tạo, nhưng khách hàng của bạn lại chỉ muốn mình trông xinh đẹp. Hãy nhớ rằng, đặc biệt khi bạn đang khởi nghiệp, bạn cần phải kiếm tiền.Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp
1. Thực tập với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
2. Phát triển “Kỹ năng con người” của bạn.
3. Đặt mục tiêu.
Tạo một vài mục tiêu dài hạn. Tiếp đó là những mục tiêu ngắn hạn để giúp bạn tiến gần hơn đến những mụ tiêu dài hạn đó. Mục tiêu ngắn hạn nên có tính định lượng, và có khung thời gian hoặc deadline. Ví dụ, một mục tiêu ngắn hạn nên là đạt được 5 khách hàng mới trong vòng 3 tháng tới. Điều này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu lớn hơn để có một danh sách khách hàng thiết lập trong vòng 1 năm.4. Thiết lập lịch làm việc.
Điều này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu khách hàng nên bạn cần phải tổ chức và chuẩn bị. Khi thiết lập một lịch làm việc, bao gồm việc bạn cần bao nhiêu thời gian để kết thúc buổi chụp hình và chỉnh sửa ảnh trước khi chuyển sản phẩm đến cho khách hàng. Nhận ra rằng một số thể loại nhiếp ảnh sẽ yêu cầu lịch trình xác định. Ví dụ, bạn sẽ thường phải làm việc cuối tuần và buổi đêm nếu như bạn chụp ảnh đám cưới.5. Quảng cáo cho công ty của bạn.
Tạo website, làm business card, kết nối với địa phương, và trao đổi về công ty của bạn với bất cứ ai mà bạn gặp. Hoạt động năng nổ trên phương tiện truyền thông xã hội cũng sẽ giúp bạn được nhớ mặt đặt tên. Instagram là một cách tuyệt vời để đăng những bức ảnh của bạn để rất nhiều người có thể nhìn thấy.6. Nói “Đồng ý” với những cơ hội công việc mới.
Nếu có một cơ hội không hẳn đúng với thế mạnh của bạn, đừng vội gạt bỏ nó bởi vì đó không phải tình huống lý tưởng trong công việc. Bạn có thể nhận ra rằng bạn sẽ thích những thứ mà bạn nghĩ rằng nó nằm ngoài vùng ưa thích.7. Kết nối với mọi người.
Bạn nên chớp lấy mọi cơ hội để kết nối với mọi người. Nếu bạn đang làm việc hướng tới một chuyên môn cụ thể, chẳng hạn: Ảnh cưới. Hãy kết nối với những người có liên hệ tới đám cưới ở địa phương, trao đổi và đưa cho họ card của bạn tới những người lên kế hoạch đám cưới, người làm bánh cưới, phục vụ đám cưới, nhiếp ảnh đám cưới, và nhân viên của hàng đám cưới, .v.v.– Khi đi xe buýt, khi đứng xếp hàng trong cửa hàng hay khi chia sẻ một bàn trong quán cà phê là những thời gian tuyệt vời để bạn quảng bá cho mình.
8. Hỏi xin giới thiệu và tái hợp tác.
Phần 3: Quản lý doanh nghiệp của bạn
1. Đưa công việc của bạn lên đầu.
Bạn thường không thể chuyển từ nhiếp ảnh gia nghiệp dư sang chuyên nghiệp trong vòng vài tuần ngắn ngủi. Cần phải có thời gian để thiết lập và xây dựng cơ nghiệp của bạn trước khi bạn kiếm đủ tiền để tự hỗ trợ bản thân. Bạn có thể muốn giữ một nguồn thu nhập khác cho đến khi bạn trở thành một chuyên gia.2. Tổ chức tài liệu và các tập tin của bạn.
Trước khi bạn làm việc như một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh và bắt đầu tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Nghiên cứu các yêu cầu của bang hoặc tỉnh về giấy phép kinh doanh và các tài liệu bạn cần phải có để bạn có thể được làm việc với tư cách chuyên nghiệp một cách hợp pháp.– Bạn cần phải cẩn thận về lưu giữ hồ sơ của bạn. Giữ các hợp đồng, biên lai, email khách hàng, và hóa đơn. Tổ chức tất cả mọi thứ theo một cách có ý nghĩa đối với bạn (theo tháng, theo tên của khách hàng, hoặc theo vị trí) và xem xét giữ cả hai bản sao điện tử và bản cứng của những giấy tờ quan trọng nhất.
3. Quản lý tiền của bạn.
Thiết lập một tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, tạo một sổ kế toán và cân đối ngân sách của bạn. Mỗi tuần, bạn nên cập nhật sổ kế toán của bạn với tất cả các sàn giao dịch tiền tệ bạn đã thực hiện trong suốt bảy ngày qua.– Hãy chắc chắn để giữ biên lai cho tất cả các chi phí liên quan. Kế toán của bạn có thể sử dụng biên lai thu để tính khấu trừ thuế cho chi phí kinh doanh của bạn.
– Hãy nhớ rằng (tùy thuộc vào cách doanh nghiệp của bạn được thiết lập hợp pháp) thu nhập của bạn sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân; xem xét để dành tiền từ mỗi buổi chụp hình cho việc nộp thuế năm sau.
4. Tạo một hợp đồng.
Trước khi bạn đồng ý bất cứ buổi chụp hình với một ai đó, hãy chắc chắn rằng bạn có một hợp đồng kinh doanh mà họ phải ký tên. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ mà họ trả tiền cho và những điều bạn đang có và không chịu trách nhiệm cho. Ví dụ, hãy làm rõ liệu bạn có giữ trách nhiệm đối với việc hình ảnh bị hỏng hoặc vô tình bị xóa, hoặc liệu sau khi ký hợp đồng nó có còn là vấn đề của bạn không.5. Đặt mức giá của bạn.
Xem xét lượng thời gian cần thiết cho mỗi cảnh quay, chi phí thiết bị của bạn, chi phí của các bản in hoặc đĩa CD của hình ảnh là sản phẩm cuối cùng, và cả kinh nghiệm của bạn. Tránh định giá buổi chụp ảnh của bạn quá cao hoặc quá thấp. Một mức giá quá cao sẽ đẩy xa hầu hết các khách hàng của bạn, trong khi thiết lập một mức giá quá thấp làm cho bạn có vẻ tuyệt vọng hoặc không hấp dẫn như một nhiếp ảnh gia.Trên đây là những kỹ năng cần thiết hỗ trợ bạn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Bạn suy nghĩ như thế nào về những điều này ? Cho chúng tôi biết nhé.
Ý kiến bạn đọc