Dù Sony đạt được những bước nhảy vọt với máy ảnh Alpha ngàm E cả về lấy nét theo pha trên cảm biến ở A6000 lẫn cảm biến full frame cảm biến CMOS Exmor trên bộ ba Sony Alpha A7, Alpha A7R, Alpha A7s, nhưng Sony vẫn tiếp tục phát triển dòng máy ảnh SLT. Sony SLT-A77 Mark II ra mắt gần đây trang bị cảm biến lấy nét mới, là phiên bản cảm biến mới hơn nhiều so với các thiết kế cảm biến lấy nét hiện có. A77 II tích hợp mô đun lấy nét tự động với số điểm lấy nét lớn nhất trong các máy ảnh đang bán trên thị trường (79 điểm lấy nét) phủ được phạm vi khung hình cực lớn. Máy cũng chụp được ở điều kiện ánh sáng thấp tới -2EV.
Sony SLT-A77 II sở hữu cảm biến 24MP
Khả năng tự động lấy nét cùng với tốc độ chụp 12 khung hình/giây là bộ tính năng hấp dẫn của Sony SLT-A77 II. A77 II còn sở hữu nâng cấp theo dõi tự động lấy nét có trên một số máy ảnh Sony ra mắt gần đây - sử dụng thông tin từ các cảm biến hình ảnh chính để xác định và theo một mục tiêu nhất định.
Ngoài cảm biến tự động lấy nét, A77 II cũng nâng cấp độ phân giải cảm biến lên 24MP (có thể là phiên bản cảm biến của A6000 nhưng không có hỗ trợ lấy nét theo pha on-chip) và bộ xử lý BIONZ X. Như vậy, A77 II sẽ có được ba tính năng: giảm nhiễu nhạy bối cảnh, công nghệ giảm nhiễu xạ và làm sắc nét tinh vi hơn.
Dù Sony nhấn mạnh không nên so sánh A77 II với các máy ảnh chuyên nghiệp cao cấp (ít nhất là vì A77 II rẻ hơn), nhưng Sony cũng bắt đầu nâng cấp các thông số kỹ thuật trên A77 II. Ví dụ, cải tiến hệ thống tự động lấy nét trên A77 II rộng hơn nhờ cảm biến lấy nét tích hợp.
A77 Mark II sử dụng dải công nghệ nhận diện đối tượng mà Sony đã giới thiệu trong các mẫu máy ảnh ra mắt gần đây. Chẳng hạn, A77 II hỗ trợ Eye-AF, thay vì chỉ sử dụng nhận diện khuôn mặt. A77 II cũng sử dụng phiên bản ‘Khóa-mở AF’ tiên tiến nhất chưa từng xuất hiện trước đây, cho phép người dùng định rõ điểm AF lệch tâm ban đầu (trước đây hầu hết các máy ảnh Sony giả định khi bắt đầu theo dõi đối tượng, đối tượng chụp ở trung tâm khung hình).
Không giống như A99 sử dụng các yếu tố lấy nét theo pha trên cảm biến để theo dõi chuyển động của đối tượng khi đối tượng ở giữa các điểm lấy nét trên cảm biến lấy nét, A77 II sử dụng các điểm lấy nét sát cạnh với điểm lấy nét đang hoạt động. Thêm vào đó, A77 II là máy ảnh Sony đầu tiên cho phép người dùng xác định cách theo sát đối tượng khi máy ảnh dựng điểm lấy nét hiện tại - một tùy chọn thường chỉ có ở máy ảnh cao cấp. Hơn nữa, A77 II còn cho phép người dùng định rõ các trị số khác nhau khi chụp ảnh tĩnh và quay video.
Mặt trên thân máy A77 II sở hữu thiết kế rút gọn theo phong cách của A99, cho phép người dùng định rõ phạm vi khoảng cách lấy nét gần đúng theo dự đoán đường đi của đối tượng chụp, nhằm hạn chế nhiễu lấy nét do đối tượng ở gần hoặc xa. A77 II có thêm tùy chọn ưu tiên chụp hoặc lấy nét khi đang chụp liên tục, hỗ trợ kiểm soát hành vi chụp và lấy nét liên tục tốt hơn. Nhìn chung, A77 II là bước tiến quan trọng trong điều khiển tự động lấy nét của Sony.
Thật thú vị, Sony rút gọn từ 'Single Lens Translucent' (kính mờ ống kính đơn) cho máy ảnh A77 II, thay vì rút gọn từ 'Translucent mirror DSLR' (DSLR gương mờ). Về mặt ngữ nghĩa, đây là cụm từ hơi không thích hợp, nhưng chỉ vì gương A77 II bán trong suốt thực sự (còn mờ mang ngụ ý hình ảnh khuếch tán): A77 II có tất cả các yếu tố ngụ ý trong thuật ngữ ‘DSLR’.
Màn hình A77 II lật xoay 3 hướng nhờ khớp nối
Công nghệ gương mờ của A77 II vẫn giữ nguyên như trước: gương bán trong suốt cố định làm đổi hướng một phần ánh sáng vào cảm biến tự động lấy nét chuyên dụng, trong khi phần lớn ánh sáng đi qua cảm biến hình ảnh chính. Ánh sáng mất đi trong cảm biến AF làm giảm chất lượng ảnh ISO cao, nhưng tránh được sự phức tạp của gương đa di chuyển, và lấy nét tự động luôn hoạt động, kể cả khi quay phim.
Bảng so sánh thông số chính của SLT-A77 II và SLT-A77
Liennk
Theo dpreview
Mặt trước của A77 và A77 II
Bên ngoài: giống A77 đến 95%, ngoài việc thay đổi tên nút bấm bên dưới ra và tích hợp Flash chuẩn ISO518 (cùng mẫu với A99, Nex6, A6000,...), bên cạnh đó là nút chuyển chế độ có thêm tùy chọn M1,M2,M3 thích hợp cho bác nào hay phải chụp nhiều hoàn cảnh khác nhau liên tục, ngoài ra còn có nút khóa chế độ tránh bị di chuyển trong quá trình di chuyển, va quệt phải, nút này thường được tích hợp trên các mẫu Fullframe.
Cạnh bên
Các nút điều khiển
Dây đeo
Menu setting: hiển thị như các đời Nex mới sau này (A5000, A6000,...), trực quan và dễ sử dụng hơn. Tuy không nâng cấp chức năng cảm ứng, nhưng màn hình đã được tăng từ 921.000 điểm ảnh lên đến 1.228.000 điểm ảnh, cho hình ảnh sắc nét hơn. Trong phần cài đặt thì đã có thể gán các nút tùy chỉnh như trên các mẫu Nex.
Chức năng zebra: là chức năng hiển thị vùng dư sáng, mất chi tiết. Chức năng này hữu dụng với người dùng chuyên quay phim, khi quay outdoor với ánh sáng gắt thì không thể xác định chính xác các vùng sáng tối rõ ràng, khi đó chức năng Zebra tỏ ra hữu dụng.
Vùng có sọc trắng đen là vùng hiển thị dư sáng.
ISO: đây là khoản đáng quan tâm nhất khi mà A77 với 24mpx đã gây thất vọng cho nhiều người, trong đó có tôi, ở ISO 1600 với A77 là một khoản chỉ thỉnh thoảng chấp nhận được. Với A77 II thì quả thật là sướng hơn rất nhiều. A77 II mở rộng ISO tới 25600 trong khi A77 là 16000.
ISO 400
Các bạn có thể xem thêm ảnh của tác giả Lý Thành Linh trên Flickr tại đây
Dựa vào việc test ISO ở trên, tôi nhận thấy A77 II với chip BIONZ mới (công nghệ mới tích hợp) đã cho xử lý tốt hơn rất nhiều, ở ISO 3200 đến 6400 vẫn sạch và mịn, tái tạo màu tốt hơn A77 khá nhiều. Ở ISO 12800 sự chênh lệch xảy ra rõ ràng.
Tốc độ lấy nét AF: A77 II tự tin với hệ thống lấy nét phủ 40% sensor, với điểm lấy nét thiết kế nhỏ hơn so với A77, bảo đảm tính chính xác khi lấy nét điểm.
Kết nối: ngoài việc tích hợp cổng HDMI thì A77 II tích hợp thêm wifi và NFC cho phép ta chia sẻ với điện thoại hoặc máy tính bảng với nhiều tiện ích. Bên cạnh đó đã tích hợp thêm nút cắm đa năng micro usb có thể sạc pin, gắn remote chuẩn mới của Sony,kết nối máy tính,...
Kính ngắm OLED Tru-finder: sử dụng dạng kính ngắm như A7 và A7R với 2,3 triệu điểm ảnh cho hình ảnh sắc nét và tốt hơn.
Độ trễ mở máy và chụp: cải thiện đáng kể so với A77, thời gian mở máy và chụp gần như tích tắc, tôi so sánh trực tiếp 2 máy mới thấy rõ điều này.
White balance: xử lý tốt hơn với chip BIONZ X như trên A99, A7 và A7R.
Raw 14bit: việc phát triển chip với hỗ trợ Raw 14bit giúp cho các bác nào thích hậu kỳ sẽ thích điều này, với dãi màu rộng hơn rất nhiều, việc hậu kỳ ảnh sẽ cải thiện đáng kể, vốn Sony hay bị chê ở điểm này.
Hỗ trợ quay video với đầy đủ 2 chuẩn NTSC và PAL, bên cạnh đó là chế độ quay AVCHD full HD 60i, 60p. Tuy nhiên nếu chọn ở chế độ cao nhất này có chút bất tiện là khi bật máy lên luôn luôn bị hỏi phải format thẻ nhớ. Để quay phim ở chuẩn này thì thẻ nhớ phải luôn trong tình trạng đã được format.
Bên cạnh đó, âm thanh thu vào cũng được nâng cấp với Dolby Digital (AC-3) 2ch, Dolby Digital Stereo Creator, các chuẩn này đã xuất hiện trên A6000 vừa qua.
Xuất hình 4K: dùng xem trên các tivi 4K tiên tiến nhất hiện nay với độ sắc nét tuyệt vời. Chức năng này mới xuất hiện trên A6000 thôi và giờ đã có trên A77 II.
Trên đây là phần cảm nhận sơ bộ của em sau 1 tháng cầm test máy, vì thời tiết dạo này hơi khó khăn để test và vì bận việc gia đình ít có thời gian chụp nhiều cho nên sắp tới em sẽ up hình của nó nhiều hơn để các bác có cái nhìn cận cảnh hơn về A77 II.
Theo devil_kts