1. Hiểu rõ chế độ tự động
Hiểu rõ chế độ chụp ảnh tự động trên camera của điện thoại sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp. Hãy dành thời gian để tìm hiểu khi nào nên sử dụng chế độ nhạy sáng cao, khi nào nên sử dụng tốc độ màn trập nhanh, khi nào nên sử dụng tốc độ màn trập lâu và điều chỉnh nó như thế nào cho phù hợp với bức ảnh.Hai bức ảnh được chụp bằng Nokia Lumia 930. Có thể thấy rằng, điều chỉnh cân bằng trắng bằng tay là rất cần thiết
2. Ghi đè mặc định
Việc lựa chọn thiết lập trên điện thoại thông minh khá tiện lợi, nhưng không phải lúc nào cũng luôn luôn vậy. Đo sáng đôi khi lại kém chất lượng nếu ở trong nhà hoặc trong điều kiện trời có mây. Khi đó, việc ghi đè các cài đặt có thể trở nên hữu ích hơn.Nếu một bức ảnh thiếu sáng, hãy sử dụng thanh trượt trên ứng dụng máy ảnh để tăng cường ánh sáng. Nếu bạn muốn làm mờ ảnh, hãy tăng ISO bằng cách sử dụng chế độ thiết lập bằng tay. Đừng quên đèn flash, đôi khi bạn sẽ phải dùng đến nó.
Nếu đo sáng center-weighted (đo sáng ở giữa khuôn hình) không mang lại hiệu quả thì bạn có thể cân nhắc việc sử dụng spot-metering (đo sáng tại điểm). Nếu chụp một đối tượng ngoài tâm thì việc sử dụng đo sáng điểm sẽ mang đến hình ảnh hoàn hảo.
3. Tư thế chụp ảnh
Một yếu tố quan trọng giúp hình ảnh không bị mờ đó là phải giữ điện thoại của bạn ổn định. Nếu giữ cánh tay dang rộng hoặc ra xa cơ thể có thể khiến ảnh chụp bị rung. Do đó, hãy di chuyển khuỷu tay vào bên trong cơ thể để cố định điện thoại.Nếu bạn muốn hình ảnh được ổn định một cách hoàn hảo, hãy sử dụng chân máy.
4. Khai thác chế độ HDR
Dải tần nhạy sáng - là dải cường độ ánh sáng mà camera có thể chụp trong cùng một hình ảnh mà vẫn giữ nguyên được các chi tiết của bức ảnh. Trong khung cảnh có cả các vùng tối và sáng, chẳng hạn như một khu rừng với bóng cây thì bạn sẽ khó có thể nắm bắt được các chi tiết trong vùng tối và vùng sáng cùng một lúc. Đó là khi chế độ HDR phát huy tác dụng.HDR trên điện thoại Samsung Galaxy S5 cho thấy chi tiết ảnh chụp hơn
Mặc dù vậy, không phải lúc nào bạn cũng nên sử dụng chế độ HDR. Bởi vì để chụp hai bức ảnh và kết hợp chúng lại với nhau, camera sẽ cố gắng chụp chủ thể chuyển động nhanh nên khi chụp một chủ thể chuyển động nhanh ở chế độ HDR có thể dẫn đến hiện tượng bóng ma khó chịu và gây ra các ảnh hưởng không mong muốn khác. Sử dụng HDR trong điều kiện tối hơn cũng có thể gây ra các bóng mờ do sự kết hợp của hai hình ảnh ở tốc độ màn trập chậm.
5. Sử dụng cảm biến tổng thể
Trên hầu hết các thiết bị điện thoại thông minh, tỷ lệ hình ảnh chụp được mặc định luôn là 16:9 ngay cả khi tỷ lệ của cảm biến không là 16:9. Bạn sẽ không cần phải thực hiện thêm thao tác nào nếu bạn có một chiếc điện thoại với cảm biến với tỷ lệ 16:9 như Galaxy S5 hay HTC One M8. Nhưng nếu cảm biến trên điện thoại của bạn không có tỷ lệ như vậy thì việc chuyển sang tỷ lệ tiêu chuẩn 4:3 lại tốt hơn.Chụp ảnh ở tỷ lệ 4:3 trên một cảm biến 4:3 sẽ mang đến hình ảnh với độ phân giải đầy đủ, và sau đó bạn vẫn có thể cắt ảnh ở tỷ lệ 16:9.
6. Xử lý hậu kỳ
Giai đoạn cuối cùng sau khi chụp một bức ảnh đó là giai đoạn xử lý hậu kỳ. Tất cả cá chi tiết cần thiết đều đã được chụp, tuy nhiên bức ảnh sẽ trở nên sống động hơn nếu bạn chỉnh sửa một chút.Ảnh chụp từ chế độ HDR trên Samsung Galaxy S5 trước khi chỉnh sửa
và sau khi chỉnh sửa với Adobe Lightroom
7. Cập nhật ứng dụng chụp ảnh mới
Bạn không cần thiết phải sử dụng ứng dụng camera mặc định trên điện thoại thông minh của bạn. Hãy kiểm tra trên kho ứng dụng trên Google Play Store, App Store và Windows Phone Store tùy thuộc vào hệ điều hành tương ứng và tìm một ứng dụng chụp ảnh được đánh giá cao. Hãy xem các đánh giá của mọi người về ứng dụng đó để có thể tìm ra ứng dụng camera tốt nhất cho điện thoại của bạn.Camera Zoom FX được coi là một ứng dụng camera tuyệt vời đối với thiết bị Android. Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows Phone thì ứng dụng Nokia Camera là một gợi ý không tồi. Với người dùng iOS, Camera+ và ProCamera là hai ứng dụng được đánh giá cao.
8. Không sử dụng zoom
Hầu hết camera điện thoại hiện nay đều có khả năng zoom ảnh trong khi chụp. Và hầu hết trong số đó đều là zoom kỹ thuật số chứ không phải zoom quang học. Thực chất thì zoom kỹ thuật số không có tác dụng gì, đơn giản chỉ là mở rộng và mỗi pixel hình ảnh, do đó làm giảm rõ rệt chất lượng hình ảnh. Có thể tưởng tượng việc sử dụng zoom số giống như việc bạn sử dụng các phần mềm làm tăng kích cỡ ảnh trên máy tính.Do vậy, để có được hình ảnh tốt nhất thì bạn không nên sử dụng tính năng zoom. Việc phóng to hình ảnh trước khi chụp không cho phép bạn điều chỉnh lại hình ảnh thực tế mà vô tình còn làm mất đi các chi tiết quan trọng và làm giảm chất lượng hình ảnh. Vì thế, nếu muốn chụp rõ một chi tiết nào đó thì tốt hơn hết là bạn nên điều chỉnh khoảng cách giữ máy và chủ thể được chụp.
9. Chế độ cận cảnh
Camera điện thoại không có được hiệu ứng bokeh tốt nhất từ ống kính góc rộng, điều này có nghĩa là rất khó để có thể có được hiệu ứng nền mờ giống như máy ảnh DSLR (trừ khi điện thoại của bạn được trang bị công cụ đặc biệt, chẳng hạn như Duo Camera trên HTC One M8). Vậy làm thế nào để tạo được hiệu ứng nền mờ? Đơn giản là hãy tiến sát đến chủ thể hơn.Ảnh chụp từ Sony Xperia Z2 với ống kính f/2.0
10. Ánh sáng vừa phải
Nếu bạn muốn có một bức ảnh đẹp thì ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng. Cảm biến máy ảnh trên điện thoại thông minh thường không đem lại hình ảnh đẹp khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, vì thế tốt nhất hãy luôn đảm bảo ánh sáng cho chủ thể của bạn. Nếu bạn sử dụng camera ở ISO 100 hoặc thấp hơn, bạn sẽ thấy ảnh ít sạn hơn. Một cách khác để có được ánh sáng khi chụp ảnh đó là sử dụng ánh sáng nhân tạo, tuy vậy điều này không có tác dụng nhiều đối với camera trên máy ảnh. Ánh sáng của đèn flash cũng không đem lại hiệu quả cao, vì thế bạn cũng nên hạn chế sử dụng. Ánh sáng tự nhiên vẫn luôn là nguồn sáng tuyệt vời nhất.Hướng dẫn chụp ảnh đẹp bằng điện thoại
Cuối cùng, một mẹo nhỏ đối với những ai muốn quay video, hãy thiết lập điện thoại của bạn quay video ở độ phân giải tối đa. Nhiều smartphone có thể ghi hình ở độ phân giải 4K nhưng khi quay thì chỉ mặc định ở độ phân giải 1080p, do đó, nếu thay đổi các thiết lập phù hợp sẽ cho chất lượng video tốt hơn. Một điều nữa là quay video HDR hoặc ở tốc độ 60 khung hình trên giây sẽ cho chất lượng video tốt hơn, mượt mà hơn.
Hy vọng các cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại trên sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn khi ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp xung quanh. Và hãy chia sẻ với Van.vn những bức ảnh chụp đẹp nhất của bạn.
Ý kiến bạn đọc