VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Cơ chế đo sáng và phơi sáng của đèn flash rời

Đăng lúc: . Đã xem 13007 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Đèn flash
Cơ chế đo sáng và phơi sáng của đèn flash rời

Cơ chế đo sáng và phơi sáng của đèn flash rời

vuanhiepanh.com Nguyên tắc đo sáng của đèn Flash và cách Kiểm soát phơi sáng đèn Flash đối với nhiếp ảnh. Phần tiếp theo là vấn đề Chế độ đo sáng.
 

Nguyên tắc đo sáng đèn Flash rời

Về cơ bản, chụp ảnh với flash khác hẳn so với chụp bình thường bởi lúc này bạn sẽ làm việc với hai nguồn ánh sáng khác nhau, một là nguồn ánh sáng sẵn có, hai là nguồn sáng do đèn flash tạo ra. Nguồn sáng có sẵn thì gần như là cố định, khó có thể thay đổi trong khi nguồn sáng do đèn flash tạo ra ta có thể chủ động điều chỉnh được. Ta cần điều chỉnh hợp lý để kết quả thu được là lượng ánh sáng như mong muốn từ sự kết hợp của hai nguồn sáng này.
Cơ chế đo sáng và phơi sáng của đèn flash rời (Phần 1)
Hình trên minh họa nguyên tắc đo sáng đèn Flash. Tổng thời gian phơi sáng đánh đèn flash được tính từ lúc màn trập bắt đầu mở ra đến khi màn trập khép lại. Với đèn flash hiện nay có các chế độ đo sáng tự động E-TTL (hoặc E-TTL II), một nguồn sáng trước (pre-flash) được phát ra khi bạn giữ cò chụp (đại khái như giữ cò lấy nét) để tính toán ánh sáng trước khi màn trập mở và qua đó phát ra xung lượng flash (flash pulse) phù hợp sau khi ấn nút chụp. Như vậy Pre-flash không tác động trực tiếp vào kết quả ảnh chụp được mà chỉ là thước đo gián tiếp cho xung flash. Xung flash và ánh sáng có sẵn là hai yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của kết quả chụp.
Cũng theo hình trên ta thấy xung lượng flash đánh sáng trong thời gian rất ngắn so với thời gian phơi sáng vì vậy tốc độ chụp (tốc độ cửa trập) có vai trò rất quan trọng trong việc thu lượng ánh sáng nhiều hay ít. Tốc độ càng chậm thì lượng ánh sáng thu vào càng nhiều và ngược lại.

Kiểm soát phơi sáng đèn Flash

Có 4 cách để kiểm soát lượng ánh sáng của đèn flash:
- Điều chỉnh khẩu độ của ống kính: khẩu độ (f) của ống kính chính là độ mở của ống kính. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ tác động đến lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Nếu mở khẩu lớn (tương đương với giá trị f nhỏ) thì lượng ánh sáng nhận được lớn và ngược lại.
- Thay đổi khoảng cách từ đèn flash tới chủ thể: điều này là hiển nhiên vì đối tượng chụp càng gần với đèn flash thì độ sáng nhận được càng lớn và càng hẹp (hay nói cách khác là bị chói và tương phản cao hơn so với xung quanh)
Sử dụng công cụ (như Diffuser, card phản sáng, ô tán ánh sáng...) để làm dịu, tản rộng ánh sáng.
- Thiết lập các thông số điều chỉnh trên đèn flash rời: hiện nay, hầu hết các đèn flash rời đều có thể tự thiết lập các thông số cần thiết như tốc độ đánh flash, tăng giảm độ sáng của đèn, chế độ nhại sáng hoặc các chế độ đo sáng tự động thông minh.


Công nghệ này ra đời năm 1995. Công nghệ này có khả năng tự động ước lượng ánh sáng thu vào qua ống kính và cảm biến để quyết định xung lượng ánh sáng cần thiết mà flash sẽ phát ra. Cơ chế hoạt động là khi bấm nút chụp xuống một nửa, hệ thống đèn flash sẽ phát ra một hoặc vài lần ánh sáng nhẹ (pre-flash) để cùng với ánh sáng có sẵn của môi trường, máy sẽ tính toán độ sáng hợp lý mà flash chính thức (xung flash – flash pulse) sẽ phát ra. Sau đó cửa trập mở ra và flash đánh sáng theo cường độ đã được quyết định trước đó. Thời gian phơi sáng được tính từ khi màn trập mở ra đến khi màn trập đóng lại.
Một vài nhược điểm của E-TTL:
- Do cơ chế nháy sáng phát ra trước khi flash chính được kích hoạt có thể dẫn đến đối tượng bị chớp mắt theo phản ứng tự nhiên để tránh ánh sáng bất ngờ chiếu đến, nhất là khi chụp với một nhóm người thì sự kiểm soát nháy mắt của mọi người sẽ khó hơn.
- Việc đồng bộ với màn trập đóng lại khi chụp ở tốc độ chậm cũng là một yếu tố khó mà điều chỉnh tốt được.
- Những người hay chụp ảnh thiên nhiên, khi chụp những động vật nhút nhát và nhanh nhẹn thì cũng khá bất lợi vì ánh sáng nháy trước có thể khiến chúng hoảng sợ, bỏ chạy.
- Cơ chế này cũng có thể gây ảnh hưởng khi dùng đèn flash để nhại theo nguồn sáng. Nghĩa là khi sử dụng chế độ nhại sáng với đèn master (đèn chính) và đèn slave (đèn phụ), nếu các đèn phụ được kích hoạt quá sớm, xung flash được tính toán phát ra sẽ không chính xác.
- Và không phải thân máy nào cũng hỗ trợ tính năng E-TTL kết hợp giữa thân máy và đèn flash.
E-TTL II
Cơ chế đánh flash tự động E-TTL II xuất hiện vào năm 2004. So với E-TTL thì cơ chế E-TTL II cải tiến ở hai yếu tố chính là Thuật toán đo sáng và Tích hợp dữ liệu tính toán khoảng cách.
Cải tiến thuật toán đo sáng:
Đầu tiên, E-TTL II sử dụng các thuật toán đánh giá để đo sáng các khu vực trước và sau khi pre-flash đi qua. Chế độ đo sáng flash E-TTL trước đây hỗ trợ khá tốt khi chụp ở chế độ Auto Focus, tuy nhiên điểm lấy nét không phải lúc nào cũng bao trùm toàn bộ chủ thể nên E-TTL II so sánh mức độ sáng ở môi trường xung quanh và pre-flash ngay khi bấm một nửa nút chụp. Thường thì chủ thể ở gần và sáng hơn nên sẽ lấy tập trung vào các khu vực này. Ngoài ra các điểm chói sáng quá mức ví dụ như bề mặt phản chiếu sẽ được phân tích và bỏ qua.

Tích hợp dữ liệu tính toán khoảng cách:

Thứ hai, E-TTL có thể sử dụng dữ liệu khoảng cách đã được tích hợp sẵn trên ống kính (hầu hết các ống kính của Canon). Các ống kính lúc này có thể phát hiện khoảng cách lấy nét vào đối tượng, dựa vào đó để xác định xung lượng flash phù hợp. Có 3 trường hợp chủ yếu (trừ trường hợp ống kính không hỗ trợ) mà dữ liệu khoảng cách không sử dụng được đó là: bounce flash (dội sáng), macro flash (chụp ở cự ly gần) và wireless E-TTL flash (chụp với flash không dây).
 


Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close