VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Nikon Flash: Những điều cần biết

Đăng lúc: . Đã xem 26095 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Đèn flash
Nikon Flash: Những điều cần biết

Nikon Flash: Những điều cần biết

vuanhiepanh.com Nikon Flash – đèn ảnh / đèn chớp Nikon – với công nghệ mới nhất phổ biến hiện nay là SB600, SB800 và SB900. Các đèn này đều ứng dụng công nghệ thông minh mà Nikon gọi là CLS (Creative Lighting System), tạm dịch là hệ thống đánh đèn sáng tạo. Công nghệ này của Nikon chỉ phát huy tác dụng khi sử dụng ở chế độ TTL (hay iTTL).
 
TTL/iTTL (Through The Lens / intelligent Through The Lens) là công nghệ đo sáng cho đèn flash của Nikon để xác định đúng cường độ sáng của chủ thể và cân bằng ánh sáng đèn flash với ánh sáng môi trường. Sở dĩ gọi là TTL/iTTL (xuyên qua ống kính) bởi hệ thống đo sáng cho đèn flash sử dụng chính cảm biến đo sáng của máy ảnh đặt trong thân máy, đo ánh sáng sau khi đã qua hệ thống thấu kính của ống kính, giúp đo sáng phù hợp với chế độ phơi sáng người chụp đặt trên máy, từ đó đo được giá trị ánh sáng chính xác và tạo ra ánh sáng đèn flash phù hợp để ảnh không bị thiếu sáng hay thừa sáng.

Đặt chế độ đánh đèn không dây CLS trên Nikon D90
Trước khi bàn tiếp về chế độ TTL/iTTL, chúng ta dạo qua các cách sử dụng cơ bản của Nikon flash. Có 3 cách sử dụng chính như sau:

Cách 1. TTL gắn trên nóc máy: Gắn đèn lên nóc máy qua chân đế đèn (hotshoe), đặt đèn ở chế độ TTL/iTTL và để cho máy và đèn tự quyết định cường độ đèn. Với chế độ này, người chụp có thể vi chỉnh bổ sung bằng 2 cách khác nhau là (1) chỉnh bù trừ cường độ đèn (flash compensation) trên thân máy thông qua LCD nhỏ ở nóc máy, và (2) chỉnh bù trừ cường độ đèn ngay trên đèn bằng cách điều chỉnh nút +/- trên đèn. Tất cả quá trình điều chỉnh cường độ đèn còn lại đều được tự động hóa dựa vào giá trị phơi sáng (tốc độ của chập + khẩu độ mở + ISO) được đặt trên máy. Tuy nhiên, đối với rất nhiều người mới sử dụng đèn flash của Nikon, các quá trình tự động này dường như không đem lại hiệu quả mong muốn, ảnh chụp với đèn flash ở TTL/iTTL thường không cho kết quả ổn định, cái thừa sáng, cái thiếu sáng và hiếm khi có được cái ảnh ánh sáng đẹp. Vấn đề nằm ở chỗ nào và giải quyết như thế nào sẽ là nội dung của phần sau bài viết này của VinaCamera.com.
Cách 2. TTL không dây: Đèn flash không gắn trên nóc máy mà được gắn rời và được kích nổ bằng hệ thống kích nổ không dây hồng ngoại (wireless) phát ra từ đèn cóc của máy trong hệ thống CLS. Ở chế độ này, người chụp phải bật đèn cóc (built-in flash) làm đèn điều khiển (Commander Mode / C), sau đó đặt chế độ của đèn cóc (TTL/ thủ công/ giá trị 0) và chế độ của đèn chính (SB600 / SB800 / SB900 với SB900 có thể sử dụng thay thế đèn cóc) bao gồm nhóm đèn (group A, B, C) và kênh liên lạc (channel 1, 2, 3) cũng như chế độ hoạt động (TTL/ thủ công/ bù trừ sáng). Một hay nhiều đèn chính muốn liên lạc được với máy qua hệ thống CLS không dây cũng sẽ phải đặt đúng nhóm và kênh với các cài đặt trên máy. Chúng ta sẽ trở lại các cài đặt này ở phần sau của bài viết.
Cách 3. Thủ công không dây: Đèn flash đặt rời và sử dụng hoàn toàn ở chế độ thủ công được kết nối với máy thông qua hệ thống kích nổ không dây rời – không sử dụng hệ thống CLS. Ở chế độ này, người chup sẽ phải sử dụng các bộ kích nổ đèn có dây hoặc không dây rời (wireless triggers). Đây là chế độ không sử dụng các quá trình tự động xác định cường độ đèn TTL/iTTL trong hệ thống CLS của Nikon. Lúc này đèn flash sẽ giảm giá trị của các chế độ tự động TTL/iTTL trong hệ thống CLS và hoạt động như bất kỳ đèn chớp lớn nhỏ nào (flash gun / strobe), nhưng lại tạo điều kiện cho nhiếp ảnh gia hoàn toàn làm chủ hệ thống đánh đèn của mình.
Những điều cần biết về chế độ TTL/iTTL của Nikon flash (SB600, SB800, SB900)
Ở chế độ TTL/iTTL, hệ thống đánh đèn thông minh CLS của Nikon sẽ sử dụng thông tin đo sáng thu được trên cảm biến đo sáng đặt trên thân máy Nikon (thân tương thích CLS) để xác định cường độ sáng của đèn – cũng như độ mở (zoom) của đầu đèn (zoom head) – để ảnh có ánh sáng đẹp. Các thông tin hệ thống CLS sử dụng trong quá trình tính toán này bao gồm: ánh sáng khung hình, khoảng cách từ máy tới chủ thể (cả chính và hậu cảnh) và tiêu cự hiện thời ống kính.

1. Độ mở đầu đèn (zoom head):

Các đèn Nikon SB600, SB800, SB900 có thể đặt ở 2 chế độ đối với zoom đầu đèn là:
(a) Chế độ tự động: Ở chế độ này, khi thay đổi tiêu cự của ống kính, đèn sẽ tự động thay đổi độ mở của đầu đèn cho phù hợp với tiêu cự (hoặc vị trí gần nhất với tiêu cự đang đặt). Tiêu cự ngắm (góc rộng) đầu đèn sẽ tiến về phía trước để mở rộng góc chiếu sáng; ở tiêu cự ngắn (góc hẹp), đầu đèn sẽ lùi về phía sau để khép góc chiếu sáng, tập trung ánh sáng vào chủ thể/ khuôn hình hẹp; và
(b) Chế độ thủ công: Ở chế độ này, người chụp sẽ tự điều chỉnh vị trí của đầu đèn để mở hoặc khép góc chiếu sáng của đèn bằng cách bấm vào nút ZOOM một hay nhiều lần tới khi có độ mở mong muốn.
Do đầu đèn (zoom head) được điều chỉnh dựa trên thông số tiêu cự ống kính có căn cứ khoảng cách từ máy tới chủ thể, khi sử dụng đèn ở chế độ đặt rời – không gắn trên máy – người chụp sẽ phải tự điều chỉnh thủ công độ zoom của đầu đèn mới có thể có góc chiếu sáng phù hợp nhất (vì lúc này khoảng cách từ máy tới chủ thể và từ đèn tới chủ thể sẽ khác nhau). Khi đặt đèn rời, mặc dù vẫn sử dụng chế độ TTL/iTTL, đèn sẽ không tự động điều chỉnh zoom đầu đèn với lý do trên.
Ngoài ra, để chức năng này hoạt động (khi đèn gắn trên nóc máy), phải sử dụng ống kính tương thích, có chức năng “gửi” thông tin khoảng cách tới máy mới tích hợp được thông số này vào hệ thống CLS.

2. Cường độ đèn

Để hệ thống CLS với chức năng TTL/iTTL làm việc hiệu quả, người chụp cần hiểu được hệ thống này căn cứ vào đâu để xác định cường độ đèn. Một số điểm cần chú ý như sau:

Hệ thống CLS TTL/iTTL sử dụng cảm biến đo sáng trên thân máy để đo sáng chủ thể, từ đó xác định cường độ đèn phù hợp. Tuy nhiên, hệ thống CLS không sử dụng giá trị đo sáng hoàn toàn giống như thân máy đo sáng để xác định giá trị phơi sáng (exposure value / EV). Đây là điểm khác biêt cơ bản cần lưu ý khi sử dụng đèn flash của Nikon.
Như ta đã biết, thân máy Nikon có nhiều chế độ đo sáng (metering), phổ biến là đo sáng toàn bộ khuôn hì
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc