Đèn flash phụ của Canon Ảnh: Canon.com
Khi nào nên dùng flash
Một số người luôn để đèn flash máy chụp hình ở chế độ mở, do đó sẽ có trường hợp đèn flash “đánh” không cần thiết. Trong khi đó, vài người lại tắt hẳn flash. Tốt nhất, bạn nên tắt flash và chỉ bật khi thực sự cần thiết.Khi chụp lại khoảnh khắc của một hành động trong điều kiện ánh sáng yếu sử dụng flash, bạn cần tiên đoán trước vị trí nào của hành động mà mình sẽ chụp, lấy tiêu điểm (focus) trước bằng cách giữ nhẹ lên nút chụp ảnh, lúc này, khung tiêu điểm trên màn hình LCD sẽ chuyển từ trắng sang màu xanh lá cây. Cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy được khoảnh khắc như ý của hành động đang diễn ra và giảm bớt độ trễ của màn trập. Lưu ý là giữ đối tượng chụp nằm trong phạm vi của đèn flash, thông thường là 5 m.
Một cách thức khác có thể áp dụng là tắt flash và tăng độ phơi sáng. Lúc này, máy ảnh sẽ giữ cho màn trập mở lâu hơn, cho phép nhiều ánh sáng vào trong bộ cảm biến hơn. Cách thức này cần được thử nghiệm nhỏ vì một vài lỗi có thể xuất hiện kèm theo sự gia tăng độ mờ trên ảnh. Tuy vậy, độ trung thực của ảnh được gia tăng đáng kể khiến các lỗi trên không còn là vấn đề lớn.
Dùng flash đúng cách
Hầu hết máy chụp hình đều cảnh báo người dùng bằng một biểu tượng trên kính ngắm khi không đủ ánh sáng để có được bức ảnh đẹp nếu không dùng đèn flash. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hiểu được thông báo và để giải quyết tình huống này. Bạn cũng có thể kiểm tra tốc độ màn trập mà máy ảnh đang dự định sử dụng; giá trị dưới 1/60 giây là quá chậm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng độ nhạy ISO hay bật flash. Nhiều khả năng đèn flash trên máy ảnh của bạn còn hỗ trợ các chế độ khác ngoài tắt và mở. Bạn phải biết rõ khi nào cần chuyển hẳn sang chế độ “phủ flash “ (fill flash) để tránh hiện tượng bóng đổ khi chụp ảnh người đang đứng ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp, và khi nào cần chọn tính năng giảm mắt đỏ (red eye reduction) để chụp ảnh trong nhà dưới điều kiện thiếu sáng.Canon Mark III và flash đánh đèn liên tục EX 580
Ánh sáng mặt trời tự nhiên luôn luôn mang lại cho bức ảnh màu sắc trung thực và có chiều sâu hơn cả dù là buổi tối hay ban ngày. Ảnh chụp thuận sáng sẽ cho khuôn mặt người được chụp tươi tắn, hài hòa cùng cảnh vật. Trường hợp khi có nắng gây loang lổ khuôn mặt, bạn nên chọn chế độ xả thích hợp. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì họ dùng chế độ xả đèn từ 1/8 đến 1/32. Ở các địa điểm như dưới mái hiên hay trời hơi sầm, khuôn mặt đối tượng thường bị tối các góc cạnh như khóe mắt, hốc mũi ta cũng nên dùng flash nhưng chỉ xả ở mức khoảng 1/16 đến 1/32. Nếu bạn xả mạnh hơn, mặt người sáng nhưng hậu cảnh lại bị đen dẫn đến hình chụp ban ngày mà khi xem lại thành buổi tối.
Khi ở trong nhà, để cảnh được sáng và thật màu ta không nên hướng thẳng đèn flash vào mặt đối tượng mà nên hướng đèn lên phía trần nhà (để dùng được thủ thuật này trần nhà phải phẳng, không có độ vát hay cong). Chế độ này giúp ta có được bức hình thật màu như chụp không dùng đèn. Ánh sáng phụ trong nhà góp phần quan trọng tạo nên bức hình đủ sáng. Lúc này, ánh sáng của đèn neon hay halogen rất quan trọng. Flash nên được xả mạnh hết cỡ hoặc 1/2, 1/4 tùy theo lưu lượng ánh sáng phụ và độ cao của trần nhà. Trần thấp thì xả nhẹ, cao thì mạnh. Tuy nhiên, cao quá (trên 10 m) thì “siêu sao” cũng phải “bó tay”, bạn chỉ nên “đánh” thẳng vào mặt.
Khi chụp hình ban đêm, nhiều người chụp đánh flash vào một chủ thể xa rồi thắc mắc là vì sao chẳng nhìn thấy đâu, dù ở đó có trang trí đèn sáng. Đó là do khi chụp chúng ta để tốc độ (Speed) hơi cao, thậm chí quá cao hoặc đèn flash xả quá mạnh gây nên mặt người thì sáng trắng, phía sau đen xì. Đối với giới chuyên nghiệp thì điều này hết sức đơn giản: Tốc độ giảm xuống từ 1/8 đến 1'’. Nếu có chân ba càng để đặt máy lên thì càng tốt, đảm bảo được độ nét của cả người và cảnh. Flash lúc ấy bạn có thể để auto hoặc xả nhẹ chừng 1/4 đến 1/8 tùy theo chủng loại đèn. Nếu là máy ảnh số bạn có thể tăng ISO cao lên càng tuyệt tác. |
Ý kiến bạn đọc