VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Khái niệm các chỉ số flash : GN,TTL,HHS,Tốc độ ăn đèn body là gì ?

Đăng lúc: . Đã xem 80429 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Đèn flash
Khái niệm các chỉ số flash : GN,TTL,HHS,Tốc độ ăn đèn body là gì ?

Khái niệm các chỉ số flash : GN,TTL,HHS,Tốc độ ăn đèn body là gì ?

vuanhiepanh.com Giải thich các chỉ số của flash

GN – Guide Number - Chỉ số công suất

Năng lực của đèn được đánh giá qua chỉ số hướng dẫn GN, cho biết cự ly ăn đèn ứng với giá trị khẩu độ và ISO cho trước.
Chỉ số GN cơ sở được ghi trên catalogue của đèn cho biết cụ ly phủ sáng (flash range) xa nhất của flash là bao nhiêu mét (hoặc feet) ứng với độ nhạy sáng ISO tối ưu (thường là ISO=100), với góc mở tiêu cự 35mm trên máy film (hoặc máy ảnh FX), trong môi trường truyền dẫn ánh sáng tốt nhất (trên catalogue của flash sẽ ghi cụ thể các thông số) . Với GN cơ sở ghi trên catalogue, nếu D là cự ly phủ sáng ta có:

D = GN/F-Number



Nếu nhìn công thức trên ta sẽ thấy nếu khẩu độ càng mở thì đoạn đi của flash tương ứng GN càng dài.
Lưu ý: Mỗi một lần tăng F-Stop hoặc ISO lên 1 nấc thì GN sẽ tăng lên 1.41 lần. Ví dụ đèn Canon Flash 550EX có GN = 55, nếu tăng từ ISO=100 lên ISO=200, ta sẽ có GN= 55 x 1.41 = 78. Cự ly phủ sáng là chiều dài của đường đi tia sáng flash không phải là khoảng cách từ máy đến chủ thể. Nếu đánh đèn phản xạ trần, đường đi của tia sáng phải tính là đoạn đường từ flash đến trần và từ trần đến chủ thể (phải trừ hao thêm khả năng phản sáng của trần nữa). 

E-TTL (I –TTL) hay là Pre-flash của sony - Cân bằng phủ sáng tự động


E-TTL - Evaluative Through The lens (hay I-TTL - Intelligent Through The Lens): ước lượng ánh sáng đèn qua ống kính. Hệ thống này không dùng bộ phận cảm biến flash sensor trên đèn để đo sáng mà nó dùng một nguồn sáng thứ cấp có công suất thấp và xung ngắn gọi là Pre-flash phát ra trước nguồn sáng chính, quang kế trên máy ảnh sẽ phân tích và tổng hợp giữa ánh sáng môi trường và ánh sáng do nguồn sáng thứ cấp này phát ra để quyết định công suất cho đèn. Nói đơn giản hơn, đèn sẽ phát ra nguồn sáng “nháp” và máy ảnh dùng nguồn sáng này làm cơ sở quyết định công suất cho nguồn sáng chính. Quá trình đo sáng trong chế độ này tương tự chế độ đo sáng ma trận trên máy ảnh, nguồn sáng Pre-flash sẽ đánh sáng mọi vật thể trong khung ảnh, máy ghi nhận, phân tích và đưa ra kết quả về công suất để cân bằng phủ sáng cho đèn

[IMG]
Với E-TTL (I-TTL), flash phát sáng "nháp" trước để ước lượng công suất, sau đó đèn chính thức "nổ" để cung cấp nguồn sáng chính xác.

Synchronized Flash Speed - Tốc độ ăn đèn
Tốc độ ăn đèn là thời gian khi chủ thể nhận được ánh sáng từ đèn, khi film (hoặc cảm biến) đã lộ sáng hoàn toàn cho đến lúc đèn ngừng phát sáng. Khi thiết kế đèn flash, các kỹ sư đã tính toán “thời điểm” đèn phát sáng tương thích với “thời điểm” màn trập đóng mở. 

Maximun Flash Sync Shutter Speed

Tốc độ đóng màn trập tối đa đồng bộ với flash là tốc màn trập ở mức tốc độ cao nhất có thể để đồng bộ hoá với flash. Đối với các DSLR hiện đại thường là 1/180s hoặc 1/250s.

Normal Sync – Đồng bộ đèn bình thường.

Normal Sync là tốc độ ăn đèn bình thường, nó bao gồm từ tốc độ ăn đèn tối đa về tới tốc độ chậm nhất của máy ảnh, và B (là rất nhiều tốc độ).
Trong các D-SLR luôn tồn tại 2 màn trập đóng và mở với thời gian chính xác. Khi nhấn nút chụp, màn trập thứ nhất sẽ mở để lộ cảm biến (hoặc phim) và sau đó màn trập thứ hai sẽ đóng lại kết thúc quá trình phơi sáng. Khoảng giữa thời gian "đóng và mở" gọi là thời gian phơi sáng có thể kéo dài tới 30s (có thể lâu hơn) hoặc nhanh tới 1/8000s hoặc 1/10.000s tuỳ theo DSLR. Có tên gọi khác cho màn trập thứ nhất và thứ hai (first curtain/second curtain) là màn trập trước và màn trập sau (front/rear curtain)
Khi đang ở chế độ Normal Sync. Với tốc độ chụp chuẩn, "màn trập thứ nhất mở, đèn flash nháy, màn trập đóng lại". Khi vượt quá tốc độ ăn đèn tối đa, màn trập thứ nhất chưa mở ra toàn phần, thì màn trập thứ hai đã bắt đầu di chuyển, và khi màn trập thứ nhất vừa đến điểm cuối, thì flash nháy để ghi nhận nguồn sáng và màn trập thứ hai đóng lại, tạo thành “một khe lộ sáng” khoảng phơi sáng ở giữa hai màn trập. Đèn flash phát sáng trong quá trình đóng màn trập nhanh này không đủ thời gian để phơi sáng toàn bộ khung ảnh mà chỉ kịp đủ để rọi sáng một phần khung ảnh.

[IMG]
Tốc độ màn trập đóng nhanh, flash nháy nhanh khi hai màn trập đang di chuyển, flash không đủ thời gian rọi sáng toàn bộ khung ảnh

[IMG]
Tốc độ ăn đèn tối đa của máy này là 1/180s, khi vượt lên đến 1/200s,
thì bắt đầu hơi bị tối một chút bên góc phải khung hình, và hiện tượng bị che sẽ càng nhiều hơn, khi tốc độ càng tăng cao hơn.
Ảnh minh hoạ: neilvn

Auto FP High-Speed Sync - Đồng bộ đèn tốc độ cao tự động

Chế độ này cho phép tốc độ màn trập đóng nhanh hơn "Tốc độ đồng bộ đèn tối đa - Maximun Flash Sync Shutter Speed". Với chế độ Auto FP High-Speed Sync cho phép đèn đánh đồng bộ với máy ảnh lên đến 1/4000s phù hợp cho những cảnh chụp cần tốc độ màn trập đóng nhanh như chụp ảnh trong môi trường ánh sáng chói chang cần tăng tối đa tốc độ màn trập, hoặc như các cảnh chụp cần bắt đứng hình ảnh di chuyển. Trong chế độ Auto FP High-Speed Sync, đèn flash sẽ nháy liên tục trong quá trình phơi sáng với chu kỳ 50.000Hz, như vậy ảnh sẽ được flash rọi sáng toàn phần.

[IMG]
Trong chế độ Auto FP High-Speed Sync, đèn flash sẽ nháy liên tục

Lưu ý thêm: khi tốc độ ăn đèn càng cao thì hiệu suất GN càng giảm. Ví dụ đối với đèn Canon 380EX, ở tốc độ màn trập là 1/500s thì GN tương ứng là 10.8 nếu như ở tốc độ màn trập là 1/4000s thì GN tương ứng là 3.8

[IMG]

Slow Sync - Đồng bộ đèn tốc độ chậm.

Là việc đánh đèn trong lúc chụp với tốc độ chậm. Hiệu quả của ảnh nhận được sẽ là kết quả của chế độ hoà trộn giữa hiệu ứng tốc độ chậm để tăng sáng trong vùng tối và hiệu quả đánh flash làm rõ nét chủ thể trong vùng phủ sáng.

[IMG]
Nhấn nút chụp, flash đánh sáng làm rõ chủ đề đồng thời ảnh vùng background được ghi nhận
nhưng chưa đủ thời lượng phơi sáng nên vùng background thiếu sáng


[IMG]
Đèn tắt sáng nhưng sensor vẫn lộ sáng, tiếp tục ghi nhận ánh sáng ambient trong vùng background

Có 2 chế độ trong slow sync là flash nháy ngay khi màn trập vừa mới mở (Front- Curtain Sync) và chế độ nháy flash tíc tắc ngay khi sắp kết thúc quá trình phơi sáng (Rear-Curtain Sync). Mặc định, nếu không gán chế độ Rear-Curtain Sync, được hiểu là Front-Curtain Sync (một số DSLR không ghi chế độ Front-Curtain, không nên hiểu lầm là máy không có chế độ này). Với chế độ Front-Curtain Sync, khi chụp một chủ thể đang chuyển động, đèn flash sẽ đánh sáng buộc chủ thể phải “tạm”đứng im cho đến khi đèn flash kết thúc quá trình đánh sáng, và quá trình phơi sáng vẫn tiếp tục ghi nhận những chuyển động của chủ thể. Kết quả ta sẽ có chủ thể đứng yên và những vệt nhoè do chuyển động tiếp nối phía sau. Và ngược lại với Rear-Curtain Sync

[IMG]
Front-Curtain Sync, chủ thể đứng “tạm” đứng yên lúc bắt đầu lộ sáng (trái) và Rear-Curtain Sync, chủ thể đứng yên khi gần kết thúc lộ sáng (phải).

FV lock – Khoá thông số đèn 

Cũng có tên gọi khác là FE Lock (Flash Exposure Lock). FV Lock (Flash Value lock) là chế độ khoá thông số đèn để bố cục lại ảnh mà không làm thay đổi các thông số trên đèn.

Flash Exposure Compensation (FEC) - Bù trừ sáng trên flash

Tăng giảm công suất trên đèn không làm thay đổi giá trị EV trên máy ảnh. FEC cho hiệu quả khác với hiệu quả bù trừ sáng trên máy là nó không thể làm thay đổi giá trị EV của background ngoài vùng phủ sáng được. Do đó rất hiệu quả nếu chỉ muốn thay đổi EV của chủ đề mà background vẫn giữ nguyên giá trị EV. Hai biến số liên quan đến giá trị EV của đèn là là cự ly phủ sáng (GN) và tốc độ ăn đèn (Sync Speed).

[IMG]
Thay đổi EV cho chủ thể, nhưng giá trị EV của background (ngoài vùng phủ sáng) vẫn giữ nguyên

Với việc thay đổi bù trừ sáng trên flash, ta có thể ứng dụng vào việc chụp bủa vây flash - Flash Exposure Bracketing (FEB) bằng cách gán cho máy ảnh chụp bủa vây liên tục với 3, 5 hoặc 9 tấm ảnh với các trị số phát sáng (FEC) khác nhau.

Repeating Flash –RPT: Chế độ chớp sáng đèn liên tục

Stroboscopic flash hay RPT - Repeating flash là hiệu ứng chớp một chuỗi đèn liên tục cách khoảng đều nhau trong một lần phơi sáng duy nhất.

[IMG]

Red-Eye Reduction – Giảm mắt đỏ

Đèn Speedlight sẽ chiếu liên tục một loạt ánh sáng trắng (tạch tạch_ – trước khi đèn nổ chính thức, nhằm xoá trắng và làm đồng tử của mắt người (hoặc thú vật) khép lại, giảm thiểu hiện tượng mắt đỏ.

Speedlight auto zoom capability – Góc chiếu sáng thay đổi tự động

Không nên hiểu nhầm “zoom capability” là cự ly phát sáng của đèn mà nên hiểu là góc chiếu sáng (angle of coverage) của đèn ứng với một tiêu cự nào đó (dù thực tế là khi thay đổi góc phát sáng, thì GN cũng thay đổi theo).

[IMG]
Góc chiếu sáng hẹp và góc chiếu sáng rộng

Những đèn chớp điện tử "cổ điển" dùng cho máy film 135 thường chỉ có một góc chiếu sáng, khoảng 60 độ chiều dọc và 45 độ chiều ngang, ứng với ống kính tiêu cự 35mm. Nếu ống kính có tiêu cự dài hơn như 50mm thì không có vấn đề gì, nhưng nếu sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn hơn như 24mm, 17mm..., thì vấn đề phát sinh là ảnh sẽ bị tối 4 góc do nằm ngoài vùng phủ sáng của đèn.
Các đèn Speedlight được cải tiến phù hợp với các DSLR có chức năng thay đổi góc chiếu sáng phù hợp với khá nhiều các tiêu cự của ống kính, kể cả fisheye. Nó có thể tự động điều chỉnh góc chiếu sáng của đèn phù hợp với tiêu cự hiện hành hoặc cũng có thể tuỳ biến để chọn góc phủ phù hợp với ý đồ sáng tác.Năm 1985, Minolta cho ra đời cái máy ảnh Dinax 7000 (maxum 7000). Đây là chiếc máy Autofocus đầu tiên, mở màn cho một thời kỳ "chạy đua vũ trang" của các hãng máy mà kỹ thuật hàng đầu luôn luôn là Minolta, Canon và Nikon. Thập niên kế tiếp (từ 1991-2000) có nhiều phát minh trong nhiếp ãnh. 
Trong những khám phá quan trọng thời kỳ này, có lẽ phát minh về flash có tốc độ ăn đèn cao HSS ( High Speed Synchronisation) là một trong những phát minh đóng vài trò hàng đầu.



Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 42 trong 12 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close