VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Ống kính góc rộng khi chụp phong cảnh

Đăng lúc: . Đã xem 81319 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Ống kính góc rộng khi chụp phong cảnh

Ống kính góc rộng khi chụp phong cảnh

vuanhiepanh.com Trong quá trình chụp ảnh và sử dụng thiết bị, một lúc nào đó chúng ta sẽ chạm vào thế giới ống kính góc rộng – wide-angle lens, thậm chí siêu rộng (UWA). Vậy có nên mua thêm ống góc rộng không, mua loại nào, mua rồi thì kỹ thuật sử dụng thế nào để bức ảnh không bị loãng, và thậm chí tăng thêm sức mạnh cho nội dung, sử dụng trong trường hợp nào; hình méo quá, làm sao đây..
Sau đây là những chia sẻ của cá nhân tôi.
[IMG]

Như thế nào là rộng?

Ống góc rộng (wide lens) là loại ống kính có chiều dài tiêu cự dưới 35 mm, nếu qui đổi trên hệ full-frame. Điều này đồng nghĩa với việc, khi sử dụng loại ống kính này, bạn sẽ có những bức ảnh với trường nhìn lớn hơn 55 độ. Ống cực rộng (ultra-wide lens) thường có tiêu cự trong khoảng 20 mm hoặc thấp hơn nữa. Đối với các máy crop frame (DX), tiêu cự ghi trên ống kính nhỏ hơn 24mm mới được coi là góc rộng do phải nhân với hệ số 1.5 hoặc 1.6 của sensor nhỏ hơn. Ống siêu rộng cho crop hiện nay cũng không hiếm lắm, với Canon EFS 10-20mm, sigma 10-22mm f4-5.6 (for Canon, Nikon), Tokina 11-16mm (for Canon và Nikon)… Bạn nào sử dụng ống kit 18-55mm thì tiêu cự góc rộng sẽ nằm trong dải từ 18mm đến 24mm.

Đầu tiên, xin giới thiệu về đặc điểm của ống góc rộng (siêu rộng):

- Méo hình - đặc biệt ở bốn góc, ống kính càng rộng thì càng dễ méo.

[IMG]


- Luật xa – gần (Perspective): Nhấn mạnh tỷ lệ kích thước hình ảnh, vật thể càng gần ống kính thì càng lớn và ngược lại. Điều này khiến cho khoảng cách các vật thể trở nên không thật – xa hơn nhiều so với thực tế, và các vật thể ở gần ống kính trở trên to lớn hơn.

[IMG]


- Độ sâu trường ảnh sâu rất lớn: ví dụ để khẩu f4 nhưng toàn ảnh vẫn có khả năng nét từ trước ra sau. (nhưng đừng bao giờ khép khẩu hơn F16 nhé).

- Khó kiểm soát Flare: flare là vấn đề cố hữu của lens siêu rộng. Do trường ảnh và chiều ngang của hình ảnh sắp chụp, các ánh sáng phản chiếu từ mặt mặt nước, các vật thể có thể phản chiếu ánh sáng… làm tăng hiện tương flare và có thể làm giảm contrast do có quá nhiều nguồn sáng. 
[IMG]
- Hầu hết các lens góc rộng đều lấy nét nhanh, thậm chí một vài người còn sử dụng ống MF để lấy nét tay, do độ sâu trường ảnh đã nêu bên trên.Vậy đâu là những thủ thuật khi bấm máy với ống siêu rộng:

1) Đặt máy ngang (song song) với đường nằm ngang:

Một trong những đặc điểm của ống siêu rộng là làm méo đi vật thể ở rìa, có xu hướng kéo vật thể cao lên nếu đặt góc máy thấp. Do đó, hãy cố gắng đặt máy song song với đường nằm ngang sẽ giúp 

bạn xử lý vấn đề này 

[IMG]

2) Hãy sử dụng độ méo, độ phóng đại một cách chủ động.

[IMG]

3) Sử dụng DoF một cách linh hoạt:

Hai hình sau minh họa sự khác nhau của DoF khi sử dụng ống siêu rộng. Hãy tự đánh gia xem bạn thích tấm nào hơn nhe.

[IMG]












[IMG]

4) Sử dụng filter ND để cứu sáng bầu trời


[IMG]

5) Tiến lại gần chủ thê để làm nổi bật chủ thể hơn nữa

[IMG]


6) Sử dụng các đường thẳng (hay đường mạnh) trong hình


[IMG]

7) Thêm người vào phong cảnh, để nổi bật ý tưởng đang thể hiện.


[IMG]

8) Sử dụng sự đặc biệt của bầu trời khi chụp bằng lens siêu rộng:


[IMG]

9) Chụp ảnh chính là kể chuyện, hay mang người xem vào câu chuyện của bạn

[IMG]

10) Xoay dọc máy đi nào

[IMG]


Ống kính góc rộng dễ “gây nghiện” lắm các anh chị ạ! Từ khi em bị dụ dỗ với ống UWA, em vẫn chưa dứt ra được.Thân 

Nguồn tin: dslr.com.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 52 trong 14 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.7/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close