VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Tổng quan chụp ảnh chân dung nghệ thuật

Đăng lúc: . Đã xem 35660 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh người
vuanhiepanh.com Thực tế thể hiện chân dung là một trong những lĩnh vực khó nhất của nghệ thuật miêu tả, với đối tượng cụ thể là con người. Đã có không ít nhà nhiếp ảnh, đeo ống kính cả đời vẫn chưa chụp được bức chân dung nào có giá trị.
Mục đích của bài viết này là đem lại cái nhìn rõ ràng hơn :
 1- Thế nào là một chân dung nghệ thuật
 2- Phân loại - và cách chụp một chân dung nghệ thuật

Chụp ảnh chân dung nghệ thuật, là thể loại nhiếp ảnh: "thông qua hình ảnh con người, biểu đạt được ý tưởng tác giả"
Đơn giản là thế! nhưng không phải ai cũng làm được.

Nếu xem việc chụp ảnh chân dung chỉ là ghi lại hình ảnh, cốt sao cho sáng sủa, rõ nét...thật quá đơn giản. Chỉ cần hướng dẫn cách sử dụng máy và một số quy tắc về ánh sáng, bố cục...5 phút thôi ! ai cũng có thể chụp được.

Đối với công nghệ hiện nay, mọi yêu cầu kỹ thuật được lập trình sẵn, người chụp hình chỉ... bấm nút là xong.

Tuy nhiên, cũng có người chỉ mới bước vào nghề đã có nhiều bức ảnh đạt đến mức độ kinh ngạc... Tại sao? may mắn hay tài năng...Nghệ thuật, không bao giờ chỉ đơn giản là may mắn đâu bạn!
"Làm nghệ thuật". Đó là sự nhạy bén trong cảm nhận và phát hiện ra cái đẹp, cái điển hình, của đối tượng. Người chụp phải có vốn sống, có trình độ nhận thức, và phải thật nhạy cảm. Hiểu biết kỹ thuật nhưng không ỷ lại về kỹ thuật, phải làm việc bằng lòng tin và niềm say mê nghệ thuật, mới mong đạt được những chân dung nghệ thuật đích thực.
 
 
 

1, Thế nào là một chân dung nghệ thuật:

Chân dung nghệ thuật là một loại hình nghệ thuật miêu tả con người, Hình ảnh của tác phẩm đem lại một cảm xúc nhất định cho người xem, Một tác phẩm chân dung nghệ thuật đạt là khi nó có thể gởi được thông điệp của tác giả đến với người xem nó.
Trong nghệ thuật, có rất nhiều bộ môn có thể khắc họa nên một "chân dung".
Ở đây để hiểu rỏ hơn thế nào là một tác phẩm chân dung nghệ thuật ở dạng tranh ảnh, Tôi nghiên cứu trên nền tảng Hội họa và Nhiếp ảnh, hai bộ môn có rất nhiều điểm chung trong việc sáng tác một chân dung nghệ thuật
 
Những nguyên tắc cơ bản làm nên tác phẩm chân dung đó là :
a, Đề tài
b, Ngôn ngữ thể hiện
c, Ý tưởng thể hiện
 

1-a, Đề tài :

Đề tài của chân dung là con người, con người là đề tài chính để khai thác hiệu quả nghệ thuật, những thứ còn lại trong tác phẩm "chân dung" chỉ mang tính phụ hoạ.
Tranh chân dung là sản phẩm được sử dụng nhiều trong đời sống, với mục đích ghi lại chân dung của con người, qua đó lột tả được sắc thái, cảm xúc của người mẫu, hoặc hơn nữa là nêu lên được quan điểm của tác giả, tác động đến suy nghĩ của người xem.
Ở đây, chúng ta cùng xem một số tác phẩm chân dung "kinh điển" của đồng thời hai bộ môn là Nhiếp ảnh và Hội họa để hiểu hơn về tính ưu việt của thể loại này.
Có những tác phẩm "chân dung" đã trở thành biểu tượng của một con người, một thời đại. Có "chân dung" đại diện cho quan điểm của tác giả, của thời đại, hay của cả một trào lưu nghệ thuật

1-b, Ngôn ngữ thể hiện:

Ngôn ngữ thể hiện của chân dung là đường nét, ánh sáng, và màu sắc.
Đánh giá một bức chân dung tốt là tác phẩm mang được cả thần thái,cảm xúc của người mẫu, mang được quan điểm của tác giả về đối tượng tạo hình. Để đạt được những hiệu quả thẩm mỹ đó, bức chân dung phải đạt được những bài học cơ sở của bố cục hình họa:  đúng nét, đúng sáng, và có màu sắc đẹp.
Các yếu tố hình họa của một chân dung nghệ thuật phải thế nào?

Chân dung nghệ thuật không nhất thiết chỉ là "gương mặt", hay 2/3, hay toàn thân...đó chỉ là cách thể hiện bố cục khung hình, chân dung nghệ thuật là một thành phần của nghệ thuật tạo hình, nên nó thích ứng với tất cả các yêu tố hình họa về bố cục, sắc độ và màu sắc của một tác phẩm hội họa.
Có rất nhiều tác phẩm chân dung kinh điển chỉ cần đến hình dáng của người mẫu, hoặc đặc tả một chi tiết, một nguồn sáng, một tông màu, một sự tương phản...
Làm được điều này trong chân dung đòi hỏi tác giả phải có nghề hoặc có tài
Ngày nay với khả năng của công nghệ. Làm nên một tấm ảnh có sắc độ tùy chỉnh như ý, có màu sắc hài hòa, hay tương phản đúng ý đồ là việc không khó, điều ấy có thể thể hiện trực tiếp qua máy ảnh hoặc qua Photoshop.
Nhưng tận dụng và phối hợp các kỹ thuật công nghệ trước một đối đượng tạo hình để mang lại linh hồn trong tác phẩm lại là một tài năng của người làm nghệ thuật.
 

1-c, Ý tưởng thể hiện :

Ý tưởng thể hiện là linh hồn của một chân dung.
Ta cùng điểm qua hai bộ môn nghệ thuật là Hội họa và nhiếp ảnh có những điểm giống nhau kết quả sáng tác đề tài này, để hiểu rỏ hơn về ý tưởng thể hiện một chân dung.
 
Hội họa là chắt lọc, còn nhiếp ảnh là nắm bắt.
 

Trong Hội họa:

Để vẽ một chân dung, người họa sĩ vẽ theo mẫu, hay vẽ theo trí nhớ, theo tưởng tượng...Tranh chân dung không chỉ đơn thuần là giống hay không giống mẫu, có những người không hề biết người mẫu nhưng nhìn vào tranh chân dung vẫn thích, bởi vì đó là bức chân dung đẹp, sinh động, có cuộc sống, có tình cảm

Tranh chân dung đang sống... và đang nói với người nhìn nó !...

Vẽ chân dung là vẽ lại một hình tượng con người mẫu, ghi lại dung mạo của người mẫu. Cho dù có thực sự là người mẫu ngồi đấy, người họa sĩ mắt nhìn, tay vẽ. Nhưng dung mạo, hình dáng của người làm mẫu vẽ cũng sẽ thay đổi liên tục và sẽ rất khác với những lúc mẫu đó sống giao tiếp trong đời thường. Người họa sĩ không chỉ vẽ cái nhìn thấy mà còn vẽ những cái chắt lọc được.

Những ý nghĩ riêng tư kín đáo nhất của một chân dung sẽ lộ ra trong vẻ mặt, từ ánh mắt, khóe miệng, đến hình dáng … Chắt lọc được những thần thái ấy để thể hiện lên tranh, đòi hỏi cả một sự trải nghiệm và tài năng thể hiện của họa sĩ.

Có một câu chuyện truyền kỳ về hội họa như thế này :
- "Ai cũng có nhiều dung mạo khác nhau trong cuộc đời này".
Có lúc ta là thiên thần, có lúc ta có dáng dấp của một ác quỷ, họa sĩ tài năng có thể chắt lọc được cái bóng dáng thiên thần trong ác quỷ hay là bóng dáng ác quỷ của một thiên thần

    (tranh gốc)

Xem : Bữa ăn tối cuối cùng (Il Cenacolo hay L'Ultima Cena) là bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức bích họa miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.

     (phiên bản)

Lúc tìm người mẫu để vẽ bức tranh " Bữa ăn tối cuối cùng". Họa sĩ Leonardo Da Vinci, vô cùng ưng ý khi tìm thấy một người mẫu để vẽ chân dung Chúa Giêsu, ở khuôn mặt và vóc dáng của người ấy hiện lên một vẽ thánh thiện không chê vào đâu được.
Nhưng, bức tranh bị gián đoạn, vì  không thể tìm được người mẫu để vẽ chân dung tên phản bội Giuđa, bức tranh đã bị kéo dài đến 5 năm sau. Vào một ngày... ông ra chợ và tìm thấy người mẫu như ý, trong hắn thấy được vẻ lạnh lùng của một ác quỷ, của một tên phản bội.
Hoàn thành xong tác phẩm, ông mới biết rằng người mẫu vẽ Giuđa hiện nay chính là mẫu vẽ Chúa Giêsu 5 năm trước đây...

- Thiên thần hay ác quỷ có thể tồn tại trong cùng một con người.

Thế đấy. Thiên thần hay ác quỷ là cái thần do người nghệ sĩ nắm bắt được, và thiên thần hay ác quỷ có thể thay đổi theo thời gian.

Ngoài việc vẽ theo mẫu, họa sĩ còn có thể chắt lọc, thêm hay bớt bất cứ điều gì trong tác phẩm chân dung của mình, miễn sao phục vụ tốt cho ý đồ thể hiện. Điều này đối với nhiếp ảnh, khó khăn hơn nhiều.

Trong nhiếp ảnh:

 Ưu điểm của Hội họa là chắt lọc, còn ưu điểm của nhiếp ảnh là nắm bắt.
Hội họa đang cố nắm bắt hình tượng để hoàn thiện mình, còn nhiếp ảnh thì đang cố chắt lọc hình ảnh.
 

Nhiếp ảnh chân dung có thể dễ dàng nắm bắt được những khoảnh khắc cái dung mạo riêng tư hiếm thấy của người mẫu. Đó là những giây phút hé lộ được thần thái của nhân vật, giây phút đạt được ý đồ muốn diễn đạt.

Người cầm máy có thể dàn dựng, có thể chờ đợi...họ là thợ săn ảnh.
Ngoài ra nhờ vào công nghệ kỹ thuật số, nhiếp ảnh có thể nâng cấp các hình tượng đã chụp được, nhằm nâng cấp giá trị biểu hiện của tác phẩm.

Có những bức chân dung được chụp ra trước đây 5 năm, ta không thấy đẹp, nhưng hôm nay ta bổng dưng thấy nó đẹp...bởi vì, ta chưa đủ vốn sống để thấy được cái hồn của bức chân dung ấy đúng vào thời điểm chụp, có những chân dung sau khi cúp cắt, ta bổng thấy nó đẹp lạ lùng...bởi vì, đó là khả năng bố cục hình ảnh và màu sắc. Rồi khi ta chụp chân dung động, trong 10 hình, ta chọn ra được một hình ảnh tuyệt vời...đó là khả năng nắm bắt.

 

Trong nhiếp ảnh, đôi lúc ta chụp những tấm hình có con người trong môi trường hoặc cảnh trí nhất định nào đó mà mặt mũi không được tập trung diễn tả, không rỏ nét, hình thể con người chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với diện tích toàn bộ bức ảnh, ta xem đó chỉ là ảnh sinh hoạt hoặc phong cảnh trong đó có người.
Nhưng, nếu con người, được cúp cắt hay được miêu tả tập trung hơn, đặt ở vị trí bố cục trang trọng hơn, cách chụp làm nổi các chi tiết và hình dáng, lại thể hiện được cả tình cảm, nội tâm, đôi khi cả tư thế điệu bộ, thì loại ảnh này thuộc về loại chân dung dung nghệ thuật.

 

Ảnh chân dung có thể là cả người, nửa người, hay riêng có bộ mặt, và có khi chỉ đặc tả có đôi mắt, cái miệng ... miễn sao nó mang được cả thần thái,cảm xúc của người trong ảnh, hay ý đồ thể hiện con người của tác giả.

 

Tóm lại - Chân dung nghệ thuật là tác phẩm có:  Đề tài là con người, hoặc nói về con người.  Ngôn ngữ thể hiện là bố cục của đường nét, ánh sáng, và màu sắc. Một chân dung nghệ thuật đạt bao giờ cũng ẩn chứa một linh hồn - đó là ý tưởng thể hiện của tác giả

2, Phân loại - và cách chụp một chân dung nghệ thuật:

Ta thử đặt vấn đề:
- Có bao nhiêu loại chân dung nghệ thuật ? 

- Thống kê nó và chỉ ra cách chụp cho từng loại được không ?

Có rất nhiều, số lượng là không thể thống kê và phân loại được! và hàng ngày số lượng và chủng loại càng lớn hơn, theo sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Ta làm công việc phân loại là để xác định tương đối, ảnh chân dung tạm thời có bao nhiêu loại ... rồi sau đó ta xác định: Muốn chụp được nó thì cần phải làm gì ?
 

Ảnh chụp cũng như tranh vẽ, tuỳ theo mục đích của kiểu ảnh, vị trí, tư thế, tầm vóc của con người được thể hiện ra trong ảnh mà được xếp loại. Mỗi loại, mỗi kiểu cách của ảnh chân dung đều do cách bố cục khác nhau, do ý đồ muốn thể hiện của tác giả mà thành.
 

Mục đích của bài viết này là phân loại tạm thời các thể loại chân dung nghệ thuật, dựa vào đặc tính riêng được phân loại, nhằm bàn về cách chụp nó như thế nào? (đây là bài nghiên cứu).

 

Có 4 cách để phân loại chụp ảnh chân dung:

1, Chụp chân dung ở thế tĩnh và thế động 

2, Chụp chân dung cá nhân, hay chân dung nhóm.

3, Chụp chân dung theo tư thế, 1/3, 2/3 hay toàn thân

4, Phân loại theo giải pháp tạo hình: là đặc tả cụ thể và đặc tả trừu tượng

 

2.1, Chụp chân dung ở thế tĩnh và thế động

(Có một cách phân loại gần giống với thế tĩnh và thế động đó là chân dung dàn dựng, chân dung tự nhiên)

2.1-a, Chụp chân dung tĩnh:

Là khi chụp con người được miêu tả ở trạng thái không hoạt động (dù là được chụp bất ngờ hay dàn dựng) thuộc vào thể chân dung tĩnh. 
Cách chụp chân dung thế tĩnh này phần lớn là đặc tả. và chụp 1/3 người, nhưng thỉnh thoảng cũng được thể hiện ở tư thế 2/3 hoặc toàn thân. Nội tâm được thể hiện bằng đường nét đặc biệt trong đôi mắt, khuôn mặt, hay dáng dấp. Thường kết hợp nhiều với nguồn sáng để làm nổi bật chủ đề .

Có nhiều ảnh chân dung mới thoạt nhìn tưởng như là tĩnh, nhưng nếu chú ý ngắm kỹ, thấy tình cảm của nhân vật được biểu hiện ra rất mãnh liệt ở các đường nét, khiến người xem ảnh cảm thông được cuộc sống bên trong của nhân vật, nhiều khi đôi mắt thể hiện trong ảnh rất tập trung, nhìn thẳng vào phía người xem ảnh như thu hút, chinh phục, trìu mến, hờn giận, yêu thương...

Bức chân dung miêu tả được rõ ràng cá tính và nhân cách, tình tiết của đối tượng như vậy, thường rất sống, rất sâu sắc. Tĩnh nhưng không hề có cảm giác cứng đờ - không chết.

Chụp ảnh chân dung tĩnh phải có sự hòa hợp giữa nhà nhiếp ảnh và đối tượng, máy ảnh ở giữa chỉ là công cụ thể hiện. Thiếu sự đồng cảm này, bức chân dung rất khó mà thành công.

Chân dung tĩnh rất phổ biến trong các trường hợp như: chụp các nhân vật điển hình, chụp hình lưu niệm, hình thẻ ....Nhưng trong cái phổ biến ấy, các tác phẩm chân dung được đặc tả, nắm bắt được thần thái nhân vật, mang một giá trị nghệ thuật cao, không phải là điều dễ làm.

Rất nhiều nhân vật nổi tiếng được ghi hình nghệ thuật ở trạng thái tĩnh này

Chân dung tĩnh là nơi mà hội họa và nhiếp ảnh có nhiều điểm tương đồng nhất, có những bố cục chân dung trong hội họa đã thành khuôn mẫu lý tưởng cho nhiếp ảnh noi theo

 

- Giới thiệu một nghệ sĩ chuyên về chân dung tĩnh: Robert Balcomb, đang sống và làm việc tại vùng Puget Sound, thuộc tiểu bang Washington (Hoa Kỳ)

        Robert Balcomb

Kỹ thuật độc quyền của Balcomb trong nghệ thuật ảnh chân dung luôn đem đến cho người xem nhiều cảm xúc, bất ngờ. Chân dung của ông chụp không còn là những bức hình lạnh lùng chộp bắt những đối tượng thuần túy lọt trong khuôn hình ống kính máy ảnh, mà qua con mắt biết nhìn, bàn tay xử lý tinh tế và một tâm hồn nghệ sỹ, chúng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực thụ khiến bất kỳ ai sở hữu chúng cũng lấy làm tự hào khi treo lên tường nhà.

Balcomb đã chụp rất nhiều người, từ những người dân thường cho tới các minh tinh, danh nhân; từ những vùng quê yên ả hay nơi đô hội kinh kỳ. Nhiều gia đình mê Robert Balcomb chụp ảnh chân dung đến mức cả ba đời đều làm khách trong studio của ông, và họ tin rằng không có ai khác ngoài Balcomb mới có thể tạo nên những bức ảnh độc nhất vô nhị

  Chân dung bắt chước tranh Leonardo da Vinci

Ông cũng không ngần ngại thể hiện một loạt tác phẩm chân dung với chủ đề "bắt chước" dựa vào các tác phẩm hội họa, của các danh họa bậc thầy, ở đó bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh ông diễn tả hết cái hay cái đẹp về bố cục, ánh sáng và đường nét màu sắc của các tác phẩm hội họa cổ điển.

Chụp chân dung tĩnh, là công việc rất phổ biến trong nhiếp ảnh, ở đó động tác và hình dáng của người mẫu không thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn, người cầm máy có thể chờ đợi để chộp lấy những giây phút xuất thần. Hay người chụp có thể, tìm kiếm, dàn dựng ánh sáng, màu sắc  hay động thái, theo một ý đồ định trước, để đem lại những giây phút nổi bật của hình thể mà mình muốn thể hiện. Bố cục ảnh trong khung hình gần giống với bố cục tranh chân dung của hội họa, yêu cầu cơ bản của người cầm máy là nắm bắt, là khắc họa được cái thần thái của người mẫu trong một giây phút nhất định nào đó. Nhưng đó có thể là tính cách bao trùm của một con người.

 

2.1-b, Chụp chân dung động:

Là khi chụp ảnh con người đang cử động (dù là được chụp bất ngờ hay dàn dựng) trong khi làm việc, sinh hoạt, học tập...

Trong chân dung động người ta có thể thể hiện con người thật rõ nét như chân dung tĩnh, hoặc chỉ cần miêu tả một số đặc điểm nào đó về các bộ phận chủ yếu trên khuôn mặt, còn các chi tiết, đường nét khác cho mờ nhoè đi để biểu hiện rõ cái động tác của nhân vật.

Thể loại ảnh này chính là chụp theo kiểu chân dung phóng sự: ''bắt'', ''chộp" những dáng điệu, cử chỉ và nét mặt rất tự nhiên thoải mái của nhân vật. Ngay cả khi ta bấm máy, bản thân đối tượng được chụp không hề hay biết.

Ảnh chân dung được thể hiện theo kiểu này trông rất sống, người xem ảnh dễ có cảm giác như đứng trước con người thật. Sức sống bị ống kính chộp gọn và ngưng lại, trong giây lát đó, người xem ảnh có đủ thời gian nhìn rõ, phân tích cử chỉ hành động của con người đang sống mà trong khi gần gũi hàng ngày ít chú ý hoặc không có điều kiện xác nhận ra.

Nắm bắt được thần thái của nhân vật trong chính hoạt động điển hình của cơ thể họ, cho người xem cảm giác thật hơn, dễ truyền cảm hơn

Nhưng, nếu người cầm máy không đủ trình độ điêu luyện, không những khó chộp được thật đúng thời cơ bộc lộ tình cảm mang tính chất tiêu biểu, điển hình đẹp nhất trong dáng dấp, tư thế, điệu bộ của đối tượng, mà còn dễ thành những hình tượng hời hợt, ngây ngô, thậm chí người xem ảnh dễ hiểu lầm là tác giả đã bày đặt giả tạo.

Thực ra chân dung động là thế mạnh của công nghệ nhiếp ảnh hiện đại, và là thế mạnh của bộ môn nhiếp ảnh so với các loại hình nghệ thuật khác, với tốc độ cao máy ảnh bắt đứng được tất cả hoạt động của con người, và có thể làm mờ hay xóa tất cả các thành phần phụ không cần thiết cho chủ đề.

Chụp chân dung động, hiện nay được dùng phổ biến trong tác nghiệp chụp hình người mẫu, chụp quảng cáo...ưu điểm của nó là mang lại hình ảnh sinh động, gắn liền với hoạt động cụ thể của một người mẫu, vùa khắc họa nhân vật, vừa diễn tả nhân vật với đời thường bên cạnh các hình ảnh quảng cáo muốn thể hiện, nên tính thời sự của thể loại chân dung này rất cao. Nhưng lại thiếu tính khái quát về tính cách nhân vật, biểu cảm của nhân vật ở đây thường gắn với động tác mà họ đang làm.

 

Chụp được một tấm hình chân dung động, nhưng diễn tả bao hàm cả tính cách và thần thái của người mẫu là một việc làm cực khó. (khó hơn chân dung tĩnh - có lẽ khi tĩnh lặng, con người thực hơn) 

Những nhà nhiếp ảnh khi đánh giá ảnh chụp một người mẫu động, họ chỉ nói về thần thái của mẫu chụp trong động tác đó, chứ không bao giờ đề cập đến tính cách tổng quát của một con người. 

 

2.2, Chụp chân dung cá nhân hay chân dung nhóm.

2.2-a, Chụp chân dung cá nhân:

Là khi chụp ảnh cá nhân đơn lẽ, đối tượng muốn diễn tả là một cá nhân duy nhất, tất cả các đối tượng khác nếu có trong ảnh chỉ là thành phần phụ trợ cho đối tượng chính.
(ở cách phân loại này chúng ta bao gộp tất cả các trạng thái tĩnh hay động khi chụp)

2.2-b, Chụp chân dung nhóm:

Là khi chụp ảnh từ 2 cá nhân trở lên (có thể ở trạng thái tĩnh hay động). Đa số ở cách chụp này thường là chỉ dừng ở mức độ dùng làm "lưu niệm"
Một ảnh chân dung nhóm được nâng lên thành chân dung nghệ thuật khi :
- Khái quát được mối quan hệ của các thành viên trong nhóm
- Nêu bật được vị trí và tính cách riêng của từng thành viên
- Bức ảnh có thể chia sẻ được với người xem một câu chuyện, một sự kiện...

Chúng ta thường thấy chân dung nhóm trong : ảnh chân dung gia đình, nhóm cộng tác, lớp học, nhóm nhạc...

Ảnh chân dung nhóm có thể dàn dựng hay chụp tự nhiên. Cho dù dưới hình thức nào việc bố cục một chân dung nhóm trong một khung hình là việc không hề đơn giản đối với người cầm máy. Nhóm người mẫu phải được bố trí sao cho hấp dẫn và cùng lúc phải bắt được sự chú ý của tất cả những người trong nhóm, khó tránh khỏi việc đạt người này lại không đạt người kia.

Việc xử lý bố cục và ánh sáng cho ảnh chân dung nhóm phải hết sức tránh sự đơn điệu, tránh bố trí mọi người theo một hàng ngang cứng nhắc, ánh sáng phải đem lại không khí và cảm xúc cho toàn nhóm mẫu, chứ không phải chỉ nhấn mạnh một hai cá nhân. 

 

Nhóm càng đông, có một lời khuyên là nên bấm máy liên tục để bảo đảm rằng trong bức ảnh được chọn cuối cùng không người nào nháy mắt, cau mày, bị che khuất hay nhìn đi chỗ khác hay khoảng khắc quan trọng.

Đối với những tình huống buộc phải chụp ảnh chân dung nhóm theo lối tự nhiên. Người cầm máy phải chộp lấy những giây phút sống động nhất, của tất cả các thành viên, nghiên cứu nắm bắt được những động tác và tư thế thoải mái, bất chợt, đời thường nhất trong cuộc sống. 

Trong loại ảnh chân dung này, nhóm người mẫu không cần thiết phải nhìn vào ống kính, thậm chí cũng không biết đến sự hiện diện của một ống kính nào đó đang “soi mói” mình. 

Bí quyết của ảnh chân dung loại này là: Hậu cảnh càng đơn giản càng tốt. Hãy chọn một góc nhìn thích hợp và chờ đợi những bố cục đẹp ngẫu nhiên, quan sát những hành động và nét mặt, sử dụng các tốc độ nhanh. 

 

Một nhà nhiếp ảnh kinh nghiệm có thể tiên đoán được hành trình của nhóm, dự trù được hình dáng cần nắm bắt, tìm kiếm bối cảnh, hậu cảnh, chọn góc bấm máy và... chờ đợi, rình rập.

 

 

2.3, Chụp chân dung theo tư thế 1/3, 2/3, hay toàn thân:

Tư thế của hình mẫu tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài của hình thái toàn thân.

Khác hẳn với hội hoạ chỉ cần thật giống về bộ mặt, còn tư thế đối tượng có thể hư cấu tuỳ ý hoạ sĩ vẽ thế nào nên thế; ảnh chân đung bắt buộc phải ghi lại một cách chân thực đúng như tư thế nhân vật, vì chức năng của ảnh là tái hiện hiện thực.
Nếu không phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan thì làm sao khơi được cảm xúc chân thành của khán giả trong tác phẩm nhiếp ảnh? 

Việc cúp cắt bố cục tư thế của người mẫu để hỗ trợ khả năng biều đạt của chân dung, có tác dụng nhấn mạnh về thái độ phong cách, tâm trạng, làm cho cách miêu tả con người thêm tinh tế. Nó hỗ trợ cho những tình huống vẻ mặt đối tượng khó bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhân vật hay không diễn đạt được những điều tác giả ảnh muốn gởi gắm.

Với thế thật cân bằng của hai vai khiến lồng ngực vươn lên, đủ lộ vẻ nghiêm túc của người mẫu... với hai tay khoanh vòng trước ngực, khi xiết chặt lại tới mức độ co rúm hai vai, rõ ràng là thái độ khúm núm, khuất phục. Nhưng nếu nới lỏng vòng tay để hờ trên ngực, lại tỏ ra khiêm tốn, chín chắn, lắng nghe; hoặc dáng người đứng thẳng, dạng chân, chống tay lên háng nếu không phải đo tính khí ngang tàng ắt là bộ tịch ra điều kẻ cả; hoặc lồng ngực vươn đến lệch vai dễ thấy ngay vẻ thách thức tự hào...

Cái hình dáng của tư thế con người hỗ trợ việc diễn đạt ra tư tưởng là như thế.

 

Dựa vào khả năng, đặc trưng của tư thế, người nghệ sĩ nhiếp ảnh thường tận dụng nó trong việc mô tả các loại ảnh tâm lý nghệ thuật như: những bước chân suy nghĩ, mức thắm thiết của cánh tay ghì xiết vào nhau, hoặc sự đau đớn quằn quại bằng thân hình co quắp hay ưỡn cọng, nghiêng, ngả...ngẫu hứng.

Cũng như hội hoạ miêu tả nhân vật, ảnh chân dưng đã dựa theo đặc tính thể hiện tâm trạng của con người thường kết hợp với bộ mặt ớ cuộc sống thục tế để chia thân hình con người thành các thế: 1/3, 2/3 hoặc toàn thân.

Tuỳ theo đặc điểm về phong cách, thân hình đối tượng và yêu cầu mục đích của kiểu ảnh, kết hợp với bộ mặt để xếp đặt cho nhân vật vào các tư thế bố cục cho phù hợp. Rồi trong mỗi dạng tư thế ta có thể sắp xếp cho nhân vật các hoạt động: đứng, ngồi, nằm, đổ chúi về phía trước, nghiêng ngả sang hai bên hay vươn mình uốn éo...
Chính từ các tư thế cơ bản này đã sản sinh ra vô vàn kiểu cách theo ý sáng tạo khác nhau, nhằm đặc tả theo ý thức của những người cầm máy.

 

 2.3-a, Thế 1/3 người (thế bán thân) :

Người ta đặt tên cho thể này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hình nửa phần trên của con người vào ảnh. (nói một cách dễ hiểu là chụp từ ngang túi áo ngực trở lên)

Mục đích diễn tả tập trung ở bộ mặt, vai và ngực, thông thường chỉ để cho cân xứng với đoạn cổ và đầu.

Nên chụp thể loại chân dung 1/3 này như thế nào?

Chân dung bán thân là một thể ảnh đặc tả, được dùng phổ biến nhất trong ảnh chân dung nghệ thuật, phần nhiều được thể hiện theo kiểu ảnh tĩnh, chân phương đứng đắn.

 

Thể chân dung 1/3 hiện nay vẫn rất thông dụng, thích ứng trong nhiều trường hợp, phục vụ đắc lực cho các yêu cầu về ảnh: căn cước, hộ chiếu, chứng minh thư, ảnh lãnh tụ, ảnh giới thiệu các nhân vật điển hình trên báo chỉ thậm chí cả ảnh quảng cáo và ảnh lưu niệm hoặc đặc tả nghệ thuật cũng rất cần thiết thể ảnh này, vì với cách diễn tả tập trung vào bộ mặt, các chi tiết đặc điểm của vẻ mặt được biểu lộ đầy đủ rõ ràng cho việc thể hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào, lại không bị khuôn khổ hạn chế dù với yêu cầu nhỏ hẹp nhất về khuôn cỡ vẫn đảm bảo chính xác dễ nhận.

Tuy nói là ảnh chân dung bán thân thuận tiện cho việc thể hiện không bị thời gian và không gian hạn chế khi chụp, đối tượng chỉ cần sửa soạn bộ tóc và cái áo, không đòi hỏi cầu kỳ toàn bộ trang phục, không câu nệ cứ phải đứng hay ngồi mà cả lúc đang nằm vẫn chụp được vì chỉ cần có mặt và bộ ngực, không mất nhiều công chỉnh đốn các động tác tư thế khó nhất của tay chân... nhưng thực ra, chụp được kiểu ảnh chân dung bán thân đạt yêu cầu nghệ thuật không phải là việc giản đơn, và ngay cả với loại chân dung lưu niệm bình thường muốn cho bức ảnh thuận mắt, ưa nhìn, cũng không dễ dàng.

Ngoài việc chủ yếu căn cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể đến từng chi tiết ở bộ mặt đối tượng như: gò má, cặp mắt, gờ trán, sống mũi, cái miệng, vành tai, đến cả cái cổ, cái cằm, lỗ mũi, mái tóc, kết hợp với vẻ bộc lộ tình cảm trên nét mặt nghiêm trang, chất phác, khô khan thô bạo hay hóm hỉnh, duyên dáng, dịu hiền, theo mỗi cảnh buồn, vui, căm thù, phẫn nộ, tin tưởng, hy vọng, mãn nguyện, ngưng đợi... để xếp kiểu cho thích hợp; mà còn phải dựa theo dáng dấp của thân hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa, để chọn lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với khuôn cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.

Với đối tượng lớn tuổi, nhân vật đặc biệt, lãnh tụ hay ảnh thẻ ..., hoặc những dạng ảnh tương tự, cần lấy tư thế ngay ngắn chỉnh tề cho phù hợp với phong cách đứng đắn, nghiêm trang, tế nhị. Tuỳ theo cách thể hiện, có thể lấy thế hơi chếch bên sườn cho ngực nghiêng, hay nghiêng hẳn, hay vuông vức hai vai, nhưng cần cho thân nhiều hơn mặt một chút. Nếu để tư thế thẳng vuông vắn cân bằng hai vai nên chú ý chụp với góc độ hơi chếch ngang một chút cho ảnh đỡ cứng.

Đối tượng là thanh thiếu niên, nếu xét thấy bộ ngực không có lợi gì thêm cho mỹ cảm hoặc không cần phải kết hợp vẻ mặt với bàn tay hoặc cánh tay để nhấn rõ nội tâm tình cảm, nên rút ngắn thân hình lại cho khổ mặt cao to hơn. Nếu muốn diễn tả nét nở nang của lồng ngực, có thể lấy từ ngang tầm vú trở lên kể cả nam lẫn nữ, và để thế hơi nghiêng hoặc nghiêng hẳn cho nổi bật. 

 

Khi cần lấy bán thân thật dài cho mặt nhỏ bớt đi, để tạo các thế nghiêng ngửa cho duyên dáng, hấp dẫn, người ta cũng có thể áp dụng cách chụp thu nhở lại cho khuôn rộng rãi để dễ cắt cúp khi in phóng ảnh. Nên lưu ý rằng: thế đổ nghiêng ngửa, vươn ngực thường thích hợp với phụ nữ, và thế đổ nghiêng chúi về phía thước thường thích hợp với nam hơn.

Với trẻ em, kể cả hài nhi, nếu có thể giữ cho ngưng ngọ nguậy lúc chụp, vẫn có thể dùng thể bán thân để thực hiện miêu tả chân dung như người lớn.

Cho phép tận dụng khả năng bố cục lại hình ảnh, cắt cúp và khai thác đề tài, để đạt được những kiểu ảnh có tính gợi cảm mạnh và rất độc đáo về nghệ thuật chân dung. 

 

 2.3-b, Thế 2/3 người :

Chân dung chụp 2/3 người thường được sử dụng cho các trường hợp như:

- Vẻ mặt đối tượng chưa đủ diễn tả nội tâm theo mục đích yêu cầu của đề tài, thế 1/3 không đủ để diễn tả hết, cần kết hợp thêm tư thế dáng dấp, nhất là đôi tay cho thật rõ ý nghĩa.

- Thân hình đối tượng có nhiều đường nét hấp dẫn mỹ cảm, có tư thế bộc lộ rõ nội tâm và phong thái.

- Thế toàn thân sẽ không đạt yêu cầu, đoạn từ đầu gối xuống bàn chân đối tượng không có dáng dấp gì có lợi cho diễn tả như: thô xấu, dễ mất tự nhiên... hoặc ở dưới chân và quanh chân đối tượng có những chướng ngại ảnh hưởng không tốt đến nội dung và hình thức bức ảnh.

- Hoặc muốn lấy từ đầu đến chân nhưng không lùi máy được mà lại không có ống kính góc rộng để đẩy xa hình ảnh.

Khi chụp thể ảnh chân dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối một ít trở lên, nhưng đôi khi tuỳ theo ý thích của đối tượng kết hợp với nhà nhiếp ảnh, còn có thể chụp cắt ngang giữa đùi hoặc cao hơn có thể tới ngang hông là cùng, nếu cao hơn nữa sẽ thành thể bán thân.

 

Thể ảnh này thường thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư thế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn; còn đối với nhân vật gầy yếu hom hem thân hình mất cân dối, phụ nữ có mang, đàn ông bụng phệ, cả với người mặc quần áo lôi thôi dúm dó đều không thể áp dụng thể chụp này.

Chụp 2/3 người hầu hết lấy thế đứng, thế ngồi và nằm chỉ áp dụng cho loại chân dung động kết hợp với bối cảnh mà không thể cho đứng được.

Cần lựa chọn thế đứng cho thích hợp với từng đối tượng, ví dụ như người có bộ ngực nở nang, cặp mông tròn trĩnh, mặt bầu bĩnh, quần áo thật gọn có nếp là đẹp nên để đứng nghiêng; nếu không đạt yêu cầu như vậy tất phải để đứng hướng bề mặt thân hình vào ống kính, ở thế đứng quan trọng nhất là đôi tay, phải căn cứ vào phong thái đối tượng để bố cục mới thích hợp, không nên máy móc tuỳ tiện, ai cũng chống tay lên háng hoặc khoanh tay trước ngực, hoặc cho đối tượng cầm những vật ngược cảnh, cứng đờ...

Nếu nhân vật thấp lùn hoặc cao quá khổ, có thể áp dụng thế máy chụp ngước lên, chúc xuống để tạo rạ tầm vóc theo ý muốn. Những trường hợp có bối cảnh thêm người hay phong cảnh, không nên cho đối tượng nhô lên nền trời quá cao vì ảnh sẽ gây cho người xem cảm giác như nhân vật vươn lên khỏi, thoát ly cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.

 

 2.3-c, Thế toàn thân :

Chân dung toàn thân là thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con người bằng cách cho nhân vật bộc lộ tình cảnh từ vẻ mặt kết hợp với tư thế động tác của thân hình và các chân tay, nhiều khi lại liên kết với đặc điểm của hình thái, vị trí đối tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm và ý nghĩa nội dung bức ảnh.

 

Thể ảnh này thường để chụp các lãnh tụ, nhân vật điển hình, đặc biệt hoặc chân dung lưu niệm có kết hợp thêm cảnh vật có ý nghĩa, ở thể này phần nhiều người ta cho đối tượng đứng và ngồi hơn là tư thế nằm.

Khi chụp không nên nóng vội và cũng không nên sửa tư thế quá nhiều, cần để đối tượng thật thoải mái theo phong cách thường ngày, sau đó nhận xét lựa chọn góc độ chụp kết hợp hướng dẫn cho đối tượng chỉnh đốn lại, và khi thấy ổn định đạt yêu cầu là kịp thời bấm máy. 
 

Tuỳ theo vẻ mặt, dáng người, tâm trạng và thói quen của đối tượng mà cho hướng mặt theo góc độ thích hợp, tránh gò ép lấy được.

Việc khó nhất khi thể hiện là làm sao cho chân tay đối tượng biểu lộ được tình cảm ra động tác tư thế mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Cho nên, trước khi bố trí chụp cần hiểu rõ thế thích hợp sẵn, để nhanh chóng chỉnh đốn, lựa kiểu cách cho họ và phải chủ động nếu không điều khiển được con người thì nên dùng thủ pháp kỹ thuật cho ống kính thu hình kịp thời đúng lúc mới dễ đạt hiệu quả tốt.

(Ở đây, tôi muốn dùng thêm một số chân dung toàn thân thuộc dạng kinh điển của "hội họa" để minh họa thêm cho tư thế trong chân dung toàn thân)

 

 

Ảnh chân dung toàn thân phải lấy việc mô tả gương mặt và hình dáng của chủ đề là chính, nên nhớ là không nên lo cho gương mặt mà quên việc chỉnh lại tư thế chân tay cho đối tượng. Một chi tiết nhỏ của động tác ngây ngô ngờ nghệch của đối tượng sẽ làm hỏng cả tấm ảnh đã dàn dựng. 

Để khắc phục nhược điểm này, kinh nghiệm cho thấy, trước hết là ta lưu ý tư thế, bố cục cho tay chân đối tượng thật tự nhiên ăn khớp với nhau xong rồi hãy tập trung vào việc điều chỉnh khuôn mặt, có nghĩa là nên đi từ bố cục tổng thể rồi sau đó mới đến chi tiết.  

Trường hợp kết hợp người với cảnh nên chọn chỗ cảnh nào ít rậm rạp để bức ảnh sáng sủa nổi bật người. Chỉ nên lựa lấy một phạm vi đặc biệt đủ khả năng tiêu biểu cho địa điểm, chớ vì cảnh đẹp mà tham lấy quá nhiều cảnh dễ thành ảnh phong cảnh, mất ý nghĩa tả người của ảnh chân dung,

 

- Lưu ý đến việc dùng bóng đổ, in vào phông hoặc nền, có thể gây được hiệu quả nghệ thuật rất lớn đối với các tình huống chụp bán thân hay toàn thân .

2.4, Chân dung đặc tả cụ thể và đặc tả trừu tượng:

Ảnh chân dung đặc tả hầu hết không lệ thuộc vào kiểu cách và khuôn khổ nhất định, cách thức mô tả là do cách sáng tạo chủ quan của nhà nhiếp ảnh và đề tài quyết định.

Người ta có thể đặc tả toàn thân đối tượng bằng một bóng đen kịt và dùng những vết sáng rất độc đáo, dẫn giải những điều cần miêu tả; có thể là tả bộ mặt theo kiểu chân phương; có thể chỉ cần cho nổi thật rõ nét đôi mắt, cái miệng, mái tóc... kết hợp với các bộ phận liên quan mờ nhoè làm bối cảnh; lại có khi chỉ dùng hình bóng nhân vật in vào mặt phông, ngả dài trên nền đất hoặc soi tỏ trên


Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close