Kĩ thuật chụp ảnh đen trắng, ảnh cưới đen trắng
-Cảnh hai người hôn nhau được chụp âm thầm từ phía sau nhà thờ bằng máy ảnh EOS-1D Mark IV và ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM, có độ phơi sáng được thiết lập với tốc độ chụp 1/80s ở khẩu độ f/3.2, ISO 1600. Sau khi chụp cảnh đám cưới, các bước làm việc tiếp theo rất quan trọng. Điều đầu tiên tôi cần làm là cất giữ dữ liệu từ các thẻ nhớ CF bằng cách sử dụng phần mềm Photomechanic. Thẻ nhớ được chép vào hai nơi:một bản trên ổ cứng máy tính mà tôi làm việc,và một bản dự phòng được chép vào ổ cứng di động để khi cần tôi có thể quay lại lấy thông tin từ đây. Các thẻ này sẽ không được định dạng lại cho tới khi tôi có ít nhất hai bản sao của các hình ảnh.
Một khi cắm xong các thẻ nhớ, tôi sử dụng phần mềm Photomechanic để chỉnh sửa hình ảnh từ trên xuống dưới. Về cơ bản, tôi duyệt qua các bức hình đám cưới, đánh dấu những bức hình tôi muốn chỉnh sửa và bỏ qua những bức hình còn lại. Những bước hình được chọn sẽ được chuyển sang ổ cứng khác, nơi chúng sẽ được xử lý bằng phần mềm Adobe Lightroom.
LightRoom có thể hỗ trợ chuyển đổi định dạng với cả loại dữ liệu thô chưa qua xử lý – thật ra tất cả những công việc tôi cần làm để nâng cấp hình ảnh đều dựa vào Lightroom, trong đó bao gồm việc chuyển đổi định dạng hình đen trắng, giảm nhiễu, làm tối hay làm sáng ảnh có chọn lọc trên một phần của ảnh. Sau khi ảnh được xử lý xong, chúng sẽ được xuất ra dưới dạng JPEG cấp độ 8 ở một thư mục khác. Lúc đó, nếu cần chỉnh sửa gì thêm thì sử dụng phần mềm Photoshop. Cuôi cùng, những tập tin JPEG sẽ được sao lưu vào hệ thống đĩa Raid hoặc một hệ thống máy chủ online nào đó.
Sáng tạo với kĩ thuật chụp ảnh đen trắng
Cô dâu và chú rể đang nắm tay, thể hiện mức độ chi tiết của nhẫn và trang phục đám cưới. Hình ảnh được chụp bằng máy ảnh EOS-1D Mark IV và ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM, có độ phơi sáng được thiết lập với tốc độ 1/80 giây, khẩu độ f/2,8 và độ nhạy sáng ISO3200.
Khi in ấn, toàn bộ các tập tin JPEG sẽ được xử lý bằng phần mềm Adobe Lightroom. Cụ thể, tôi kết nối máy tính với máy in imagePROGRAF iPF6350 của Canon. Máy tính mà tôi sử dụng là MacBook Pro, một sản phẩm chuyên dùng để in ấn. Việc kết nối trực tiếp với máy in sẽ làm cho công việc in ấn nhanh hơn so với kết nối qua mạng. Với phần mềm Adobe Lightroom, tôi có thể tạo ra các mẫu dàn trang tương ứng với độ rộng 24-inch của máy in, nhờ vậy tôi có thể chọn in nhiều kích cỡ trên một tờ giấy. Hình ảnh sẽ được cắt xén và đưa vào album.
Rất tuyệt, cách đây vài tuần khi còn ở Hà Lan, tôi đã có dịp dùng thử máy in iPF6300. Bạn có thể in nhiều hình ảnh trên một tờ giấy với phần mềm Lightroom. Phần lớn mọi người không nghĩ rằng họ có thể làm được điều này, bởi vì theo họ một máy in như vậy chỉ cho ra những bức hình lớn.
Công việc đơn giản thôi, bạn tạo cho mình một mẫu dàn trang, lưu lại và sau đó cắt xén hình ảnh và đưa vào trong mẫu dàn trang này, sau đó đem in.
Lý do tôi chọn máy in iPF6350 là chất lượng hình ảnh đen trắng mà nó tạo ra. 80% sản phẩm của tôi là hình đen trắng. Tôi luôn say mê với những bức hình đen trắng, nhưng lại cảm thấy rất khó chịu với chất lượng của những bức hình đen trắng được tạo ra từ những cửa hàng rửa ảnh thương mại. Có lần tôi được dịp chứng kiến bức hình đen trắng từ máy in này. Lúc đó, tôi biết rằng chất lượng đen trắng của nó là không phải bàn cãi. Chất lượng in ấn mà tôi có được bây giời hoàn toàn khác so với trước đây. Tôi có thể khẳng định rằng chất lượng in ấn của tôi bây giờ tốt hơn cách đây nhiều năm, khi mà tôi còn sử dụng phòng tối để rửa ảnh.
Người đàn ông nguồi cuối bàn đang đọc bài phát biểu. Hình ảnh được được chụp bằng máy ảnh EOS-1D Mark IV và ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM, có độ phơi sáng được thiết lập với tốc độ 1/80 giây, khẩu độ f/3.2 và độ nhạy sáng ISO1600.
Máy in này thật ra rất dễ sử dụng, đặc biệt khi bạn sử dụng giấy in và thông tin hồ sơ của chính hãng Canon. Nếu sử dụng giấy của hãng khác thì cần thiết phải có thông tin hồ sơ về loại giấy đó. Công việc nghe rất đơn giản, vậy mà tôi vẫn chưa cải thiện được với những hồ sơ mà hãng Canon cung cấp, thậm chí ngay cả khi tôi tự mình tinh chỉnh. Hiện tại tôi đang sử dụng loại giấy Glacier Canon.
Thời gian gần đây tôi chụp hình nhiều hơn với ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM. Tôi luôn thích chụp ảnh góc rộng. Thế nhưng đôi khi công việc này không thể thực hiện được trong các đám cưới. Thế hệ ống kính mới này giúp tôi khắc phục khó khăn trên. Nó thật ấn tượng với khả năng nâng cao mức độ ổn định của hình ảnh. Ống kính thuộc phiên bản mới này cho phép tôi điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính hiệu quả hơn trước đây. Nó cũng xử lý hiện tượng lóe sáng tốt hơn phiên bản ống kính Mark I. Cho dù bạn chụp ở nơi nào đó có nhiều ánh sáng, ống kính này vẫn đảm bảo mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời.
Cô dâu khóc tưởng nhớ cha trong lúc làm lễ cưới. Hình ảnh được được chụp bằng máy ảnh EOS 5D Mark II và ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM, có độ phơi sáng được thiết lập với tốc độ 1/1000 giây, khẩu độ f/2.8 và độ nhạy sáng ISO6400.
Trên đây là hình ảnh cô dâu đang khóc – người đàn ông trong bức tranh ở hình nền là cha của cô. Trong khi làm lễ cưới, người ta nhắc đến cha của cô, và vì vậy có đã dùng khăn tay để lau nước mắt. Đây là một trường hợp kinh điển khi mở rộng cường độ ánh sáng đi qua ống kính nhằm đảm bảo độ ổn định của hình ảnh trong môi trường thiếu ánh sáng. Với những ống kính tele không có chống rung quang học, tôi vẫn có thể chụp được ảnh với tốc độ 1/200 giây nhưng bù lại không zoom được, nhưng với ống kính này thì mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. Việc đảm bảo độ ổn định của ánh sáng làm cho người sử dụng cảm thấy tự tin khi chụp với các cấp độ ánh sáng thấp. Đây được xem là điểm tích cực cho phong cách chụp ảnh của tôi.
Để chụp các chi tiết trên bàn, tôi chọn khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính ở mức phù hợp. Tôi chọn ống kính điều chỉnh phối cảnh chụp kiến trúc để làm chìm hình nền, làm co phối cảnh và tách biệt những vật trên bàn như hoa, thực đơn, danh thiếp. Trước đây, tôi cố gắng tiến lại sao cho đủ gần để lấy những chi tiết trên bàn với một tỷ lệ khung ảnh phù hợp và sau đó nén phối cảnh – công việc như vậy cứ lập đi lập lại. Bây giờ công việc dễ dàng hơn, bạn có thể tiến lại gần hơn với những vật cần chụp trong khi vẫn có thể chụp toàn bộ khu vực ảnh.
Hình ảnh người đàn ông ngồi cuối bàn đang đọc sách được chụp với tốc độ 1/80 giây ISO800. Thông thường trong trường hợp này cần phải độ nhạy sáng và có thể tôi sẽ chụp với tốc độ 1/160 giây.
Hình ảnh người khách tham dự đám cưới cùng con chim ưng được chụp bằng bằng máy ảnh EOS-1D Mark IV và ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM, có độ phơi sáng được thiết lập với tốc độ 1/1000 giây, khẩu độ f/4.0 và ISO800.
Hình ảnh con chim ưng tại nhà thờ là một bức ảnh kinh điển, chỉ cần đợi con chim ưng bay vào là chụp ngay. Tôi muốn con chim ưng lớn hơn khi nó bay tới, vì vậy tôi sử dụng ống kính 70-200mm. Thông qua hình ảnh, bạn có thể thấy ống kính cho ra độ sắc nét đến cỡ nào – cực kỳ sắc nét. Khi nhìn ảnh ở chế độ toàn màn hình, bạn có thể nhận thấy độ chi tiết không thể tin được của đôi găng tay và cái mũ. Độ sắc nét của chúng thật đáng kinh ngạc.
Ý kiến bạn đọc