1. Bạn phải có “danh mục chủ đề chụp”
Một trong những bí quyết hữu dụng nhất mà tôi dành cho các bạn về đề tài chụp ảnh cưới là bạn phải nhắc cô dâu chú rể lên danh sách về những gì họ muốn Bạn chụp trong ngày hôm đó và đưa danh sách để bạn xem qua. Việc này đặc biệt hữu ích đối với những bức ảnh gia đình. Không gì tệ hơn khi bạn in ảnh ra mà nhận thấy cô dâu chú rể lẫn ông bà đều kém vui!
2. Người có khả năng sắp xếp chụp ảnh gia đình trong một đám cưới
Tôi đã từng thấy những tấm ảnh chụp cả gia đình thật là hỗn loạn. Người người đi lại lung tung. Bạn không thể biết được những động lực khác nhau trong gia đình khi chụp ảnh và mọi người đều ở trong “tâm trạng lễ hội” (và cũng có thể đã có tí men) đến mức tình hình trông rất hỗn loạn. Bạn nhớ báo cho cô dâu chú rể giới thiệu từng thành viên gia đình (hoặc từng thành viên của mỗi bên gia đình), những người có thể làm “chỉ đạo” cho bức ảnh. Họ có thể gom mọi người lại, giúp họ đứng vào hàng ngũ và ổn định trật tự để cặp đôi có thể trở lại bàn tiệc.
3. Bạn phải theo dõi tình hình
Bạn phải theo dõi tình hình những nơi mà bạn định chụp trước ngày trọng đại ấy. Khi chắc chắn là các tay máy chuyên nghiệp không xuất hiện, tôi sẽ xác định được là chúng tôi cần sẽ đến những đâu, có ý tưởng về một vài vị trí chụp và nắm rõ xem ánh sáng hôm đó như thế nào. Tại một vài đám cưới, thậm chí tôi còn cùng cô dâu chú rể đi viếng vài nơi và chụp thử một số kiểu (những kiểu này là những kiểu rất dễ thương).
4. Khâu chuẩn bị là quan trọng nhất trong việc chụp ảnh cưới
Rất nhiều thứ có thể không như ý mình trong ngày đó – do vậy bạn cần phải chuẩn bị cẩn thận. Bạn phải lập kế hoạch dự phòng (trong trường hợp thời tiết xấu), bạn phải chuẩn bị pin đã sạc sẵn, thẻ nhớ còn trống, Bạn phải tính lộ trình và thời gian để đi đến nơi ấy và có kế hoạch cho cả ngày để có thể nắm rõ bước gì tiếp theo. Nếu có điều kiện, Bạn hãy tham gia diễn tập cùng với buổi lễ cưới và Bạn sẽ nắm được rất nhiều thông tin về những nơi có thể chụp ảnh được, như ánh sáng, thứ tự buổi lễ…
5. Lên kế hoạch cùng cô dâu chú rể
Bạn hãy bàn với họ về kế hoạch cũng như cách thức chụp ảnh. Bạn nên tìm hiểu để biết họ muốn như thế nào, họ muốn chụp bao nhiêu tấm ảnh, những yếu tố cơ bản mà họ muốn ghi lại, những tấm ảnh sẽ được sử dụng như thế nào (in, hay lưu thành tập tin…). Nếu Bạn tính phí với họ, Bạn nhớ phải thỏa thuận trước về giá cả.
6. Bạn nhớ tắt âm thanh trên máy ảnh của mình
Những âm thanh “bíp bíp” trong khi nói, những nụ hôn, những lời tuyên bố đừng đưa vào. Nhớ tắt âm thanh và giữ chế độ tắt trong suốt quá trình chụp.
7. Chụp những chi tiết nhỏ
Bạn nhớ chụp ảnh nhẫn cưới, bộ áo cô dâu, giày cưới, hoa cưới, cách bố trí bàn tiệc, thực đơn… – tất cả những thứ ấy sẽ tạo thêm nhiều màu sắc thú vị cho album của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo qua một tạp chí chuyên đề cưới ngoài quầy báo để có thêm ý tưởng.
8. Sử dụng hai máy ảnh
Bạn có thể xin, mượn, mướn hay chôm thêm một máy dự trữ cho ngày đó – và cài đặt bằng một ống kính khác. Tôi đã thử chụp bằng một ống kính góc rộng (rất đẹp cho những bức ảnh tự nhiên trong không gian hẹp (nhất là trước những buổi lễ trên sân khấu trong ngày đó) và một ống kính dài hơn (tiện nhất là rộng khoảng 200 mm nếu Bạn có – tôi sử dụng ống kính từ 70 mm đến 200 mm).
9. Bạn phải cân nhắc việc có một nhiếp ảnh gia thứ hai cho đám cưới này
Có một nhiếp ảnh gia thứ hai để dự trù luôn là điều sáng suốt nhất. Điều đó giúp Bạn đỡ phải di chuyển vòng quanh trong suốt buổi lễ và những bài nói, cho phép mỗi người đều có thể nắm bắt được những tấm trang trọng nhất còn người kia thì chụp được những tấm tự nhiên nhất. Điều này cũng giúp giảm áp lực cho Bạn vì Bạn không phải nắm bắt tất cả các bức ảnh!
10. Bạn nên có ý tưởng táo bạo nhưng đừng gây trở ngại cho mọi người
Tính nhút nhát có thể khiến Bạn bỏ lỡ “nhiều bức ảnh” – đôi khi Bạn cũng cần phải táo bạo để có được khoảnh khắc vàng. Tuy nhiên, việc chọn đúng lúc và biết dự tính đúng vị trí cho khoảnh khắc vàng là rất quan trọng để không gây trở ngại cho sự kiện đang diễn ra. Trong một buổi lễ, tôi luôn cố gắng di chuyển quanh từ 4 đến 5 lần nhưng cố lựa lúc trùng với các bài hát, bài phát biểu hay bài đọc thuyết giảng của nhân vật nào đó. Trong khi chụp những bức ảnh táo bạo, Bạn nên nhớ Bạn đang cần những gì để yêu cầu cô dâu chú rể và mọi người làm theo. Bạn có thể “lái” buổi lễ vào thời điểm này và “đẩy” nó di chuyển như Bạn dự tính.
11. Bạn phải học cách sử dụng ánh sáng tản mát
Khả năng nhá đèn chớp hay phân tán ánh sáng rất quan trọng. Bạn có thể thấy trong nhiều nhà thờ nơi có ánh sáng rất yếu. Nếu Bạn được phép dùng đèn chớp (một số nhà thờ không cho phép), Bạn phải nghĩ đến việc liệu nhá đèn có tác dụng không (nên nhớ là khi Bạn không mở đèn thì một bề mặt nhiều màu sắc sẽ tạo thành một bố cục màu cho bức ảnh) hoặc Bạn có muốn mua một bộ phận tản quang để làm cho ánh sáng dịu hơn không. Khi không được phép sử dụng đèn chớp, Bạn sẽ cần sử dụng một ống kính chặt hơn với khẩu độ rộng và / hoặc mở độ nhạy sáng lên. Một ống kính có hình ảnh ổn định cũng sẽ phát huy tác dụng. Bạn nên nghiên cứu thêm về Cách sử dụng bộ phận tản quang và bộ phận phản xạ.
12. Chụp THÔ
Tôi biết nhiều khán giả không có thời gian để chụp ảnh THÔ (do xử lý thêm) nhưng một đám cưới là dịp để các phương thức ấy được áp dụng vì nó giúp Bạn linh động hơn khi xử lý ảnh sau khi đã chụp. Đám cưới mang lại cho các nhiếp ảnh gia những cách xử lý ánh sáng rất điêu luyện khiến cho nhu cầu kiểm soát và mức cân bằng trắng sau khi chụp THÔ sẽ có tác động tốt trong ngữ cảnh này.
13. Chiếu những hình ảnh
Bạn chụp tại nơi đón khách Một trong những thành tựu ấn tượng của nhiếp ảnh kỹ thuật số là tính chất trực tiếp và dễ dàng xử lý qua nhiều phương tiện của nó. Một trong những cách thức mà tôi từng chứng kiến là ngày càng nhiều nhiếp ảnh gia mang máy vi tính đến tại nơi đón khách, đưa các tấm ảnh chụp trước đó trong ngày và cho chúng chuyển động hay chạy chương trình chiếu hình trong suốt buổi tối lễ. Điều này tăng thêm yếu tố vui thích trong đêm cưới.
14. Xem xét hậu cảnh nền
Một trong những khó khăn của lễ cưới là có nhiều người đi qua đi lại – kể cả trong hậu cảnh nền. Nhất là trong lãnh vực chụp ảnh khi chúng được chụp trước khi tìm được hậu cảnh tốt. Lý tưởng nhất là Bạn phải cần những khu vực hậu cảnh thông suốt và các điểm có bóng râm không có ánh sáng trực tiếp của mặt trời khi sẽ không có khả năng có ai đi kiểm tra hậu cảnh. Bạn nên đọc thêm về dọn dẹp hậu cảnh.
15. Đừng hủy bỏ những “sai sót” của bạn
Sức hấp dẫn của kỹ thuật số là bạn có thể kiểm tra hình ảnh và có thể xóa những tấm không mang lại hiệu quả. Vấn đề là bạn coi chừng xóa bỏ những tấm vẫn còn giá trị sử dụng. Bạn luôn phải ghi nhớ rằng những hình ảnh có thể có được sau đó sẽ khiến cho Bạn có được những bức hình nghệ thuật / trừu tượng và cuốn album cuối cùng sẽ có thêm những dấu ấn đẹp.
16. Thay đổi quan điểm
Bạn nên có chút sáng tạo trong các bức ảnh của mình. Nếu như đa số các bức ảnh trong album thành phẩm trông “khá bình thường” hay những tư thế, kiểu chụp cứng nhắc quá, chắc chắn bạn phải ra tay kết hợp bằng cách chụp thấp từ dưới lên, hoặc chụp góc rộng…
17. Ảnh chụp nhóm trong đám cưới
Một điều mà tôi từng thực hiện tại các đám cưới là tôi luôn cố gắng chụp mỗi người tham gia chỉ trong một bức ảnh. Cách làm của tôi là sắp xếp một vị trí sao cho tôi có thể ở một tư thế trên cao mọi người trong buổi lễ. Đây có thể là một chiếc thang, trên ban công hoặc thậm chí trên mái nhà. Cái lợi thế là khi đó, bạn có thể thu hết khuôn mặt mọi người vào đó và đưa được nhiều người vào trong cùng một tấm. Bí quyết là Bạn phải làm sao để mọi người nhanh chóng đứng vào để chụp mà không ai đứng ngoài quá lâu. Tôi đã nghĩ ra một cách hiệu quả là tôi mời cô dâu chú rể lên vị trí đó và nhờ một vài người “lùa” những người khác về hướng đó. Bạn đọc thêm về Bí quyết chụp ảnh cho nhóm.
18. Giảm độ bóng của đèn chớp
Khi chụp bên ngoài sau lễ hay trong lúc chụp những tấm tạo dáng, có thể bạn có khi muốn đèn chớp của mình bớt sáng hơn. Tôi thường chỉnh nó xuống một chút (một hoặc hai nấc) để hình không chị quá chói – nhưng nhất là khi có đèn rọi từ sau hoặc điều kiện chụp ảnh lúc giữa trưa khi có nhiều bóng râm, giảm độ chói là bắt buộc. Bạn hãy đọc thêm về việc Giảm độ chói của đèn chớp.
19. Chế độ chụp liên tục
Máy ảnh có khả năng chụp nhanh nhiều ảnh sẽ rất tiện dụng khi chụp đám cưới. Do đó, Bạn nên chỉnh máy ảnh sang chế độ chụp liên tục để sử dụng. Đôi khi, chính tấm ảnh Bạn chụp một giây sau khi chụp bình thường hay tạo dáng khi mọi người đang thư giãn mới thực sự là “khoảnh khắc vàng”!
20. Dự kiến trước những điều bất ngờ
Có ai đó đã khuyên tôi như thế vào chính ngày cưới của mình. “Mọi thứ có thể không như ý mình – nhưng chúng có thể là những gì tốt đẹp nhất của ngày hôm đó”. Tại mọi lễ cưới mà tôi từng tham dự đều có những thứ diễn ra không như ý muốn. Chú rể làm mất nhẫn cưới, mưa dầm dề cho tới khi dứt lễ, chú rể quên “đóng cửa lều”, bé gái cầm hoa ngồi giữa lối đi, hoặc cô dâu quên mất lời thề… Những khoảnh khắc này có thể khiến chúng ta bấn loạn vào lúc đó – nhưng đó chính là những lúc thực sự ấn tượng và gây ra những kỷ niệm khó quên cho cô dâu và chú rể. Bạn hãy nỗ lực nắm bắt chúng và Bạn có thể bổ sung cho album ảnh của mình hôm đó những dấu ấn khó phai. Tôi còn nhớ cái lễ cưới đầu tiên mà tôi chụp ảnh. Khi đó, chiếc xe đưa cô dâu chú rể tông vào một chiếc xe điện trên đường đến công viên nơi chúng tôi đang tiến hành chụp ảnh. Cô dâu thì đầm đìa nước mắt, chú rể thì căng thẳng cực độ – nhưng sau khi chúng tôi bình tĩnh lại, mọi người bắt đầu coi đó là một khoảnh khắc đáng nhớ. Thế là chúng tôi chụp cho cặp đôi một vài tấm trước khi đến công viên. Những tấm ảnh ấy được mọi người tâm đắc nhất!.
21. Bạn hãy tạo không khí vui nhộn
Lễ cưới đánh dấu một thời khắc thiêng liêng – do vậy, lễ cưới phải vui nhộn. Nhiếp ảnh gia càng biết tạo không khí vui nhộn thì các đối tượng được chụp ảnh mới cảm thấy thoải mái. Có lẽ cách tốt nhất để khiến người ta thư giãn là mình hãy cười như một nhiếp ảnh gia (cảnh báo: sau khi chụp ảnh cưới, tôi luôn trở về nhà với hàm bị đau và má bị mỏi chính là do tôi đã áp dụng chiến thuật cười).
Ý kiến bạn đọc