VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Sử dụng Tốc độ chụp ảnh sáng tạo

Đăng lúc: . Đã xem 7245 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
Sử dụng Tốc độ chụp ảnh sáng tạo

Sử dụng Tốc độ chụp ảnh sáng tạo

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao để làm được như vậy, và từ đó phát kiến những ý tưởng chụp của riêng mình.
  1. Như đã tìm hiểu ở phần cơ bản: Camera Exposure - Tam giác phơi sáng: Kết hợp giữa Khẩu độ, ISO và Tốc độ. Tốc độ là một trong ba yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh, đó là một công cụ mạnh mẽ và sáng tạo nhất của người chụp. Nó có thể thể hiện được chuyển động, đóng băng một hành động, cô lập đối tượng, làm mịn chuyển động (của nước) và các khả năng khác. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao để làm được như vậy, và từ đó phát kiến những ý tưởng chụp của riêng mình. Nếu bạn chưa xem qua bài viết về Tam giác phơi sáng, hãy tìm hiểu trước khi tiếp tục bài viết này!

    [TABLE="width: 600, align: center"]
    [TR]
    [TD="align: center"] shutter_top1.jpg 

    Chụp với tốc độ chậm[/TD]
    [TD="align: center"] shutter_bulb1.jpg 

    Chụp với tốc độ nhanh[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Cơ bản

    Màn trập của máy ảnh như là một tấm rèm, mở để đón ánh sáng (phơi sáng), rồi đóng lại để kết thúc quá trình phơi sáng. Hình ảnh được ghi lại chính là trong khoảng thời gian mở và đóng đó, nhưng thay vì thể hiện bằng lượng ánh sáng trung bình trên khung thời gian. Thuật ngữ tốc độ màn trập được dùng để chỉ khoảng thời gian này.

    Bất cứ khi nào một cảnh có đối tượng di chuyển, lựa chọn tốc độ màn trập khác nhau có thể chụp đóng băng được đối tượng hoặc nhận được một bóng mờ. Tuy nhiên, chúng ta không thể thay đổi tốc độ màn trập một cách cô lập hay độc lập, mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh thu được.

    [TABLE="class: grid, width: 650, align: center"]
    [TR]
    [TD="align: center"][/TD]
    [TD="align: center"]Cài đặt trên máy ảnh[/TD]
    [TD="align: center"]Các ảnh hường[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="align: center"]Tốc độ chụp nhanh[/TD]
    [TD="align: center"]ISO tăng
    Khẩu độ tăng / f-# giảm[/TD]
    [TD="align: center"]Nhiễu ảnh tăng
    Khoảng nét giảm/mỏng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="align: center"]Tốc độ chụp chậm[/TD]
    [TD="align: center"]ISO giảm
    Khẩu độ giảm / f-# tăng[/TD]
    [TD="align: center"]Khả năng chụp bằng tay giảm
    Độ nét giảm[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Kết hợp ở trên với ISO và Khẩu độ (f-#) cho phép lựa chọn một khoảng Tốc độ được lựa chọn. Bất kể kết hợp nào, nhiều ánh sáng hơn, cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn, trong khi ít ánh sáng buộc tốc độ màn trập phải chậm hơn.

    Cùng một đối tượng, máy ảnh DSLR cho phạm vi lựa chọn tốc độ chụp lớn hơn nhiều so với máy ảnh compact. Ví dụ: Phạm vi khoảng 13-14 lựa chọn thì máy compact chỉ cho phép chọn 8-9. Chúng ta sẽ có một chủ đề riêng để so sánh hai dòng máy ảnh Compact và DSLR riêng.

    Lưu ý kỹ thuật: Khi thời gian phơi sáng thấp (khoảng 1/500 giây), màn trập hoạt động như cơ chế một khe di chuyển chứ không phải như một chiếc rèm. Trong trường hợp đó, tốc độ màn trập là thời gian mà mỗi khu vực cảm biến tiếp xúc với ánh sáng, chứ không phải khoảng thời gian ánh sáng tới toàn bộ cảm biến.

    Thể hiện được chuyển động

    Trong khi một số người chụp ảnh vẫn bị hạn chế, nhưng nhiều người lại bắt được hoàn toàn và thể hiện được chuyển động. Ví dụ: đối tượng bắt được hiển thị không thể nhận ra hoặc quá mờ. Hoặc đối tượng chính sắc nét trong khi mọi đối tượng khác mờ... đó là hoàn toàn do sự kiểm soát của người chụp.

    [TABLE="width: 600, align: center"]
    [TR]
    [TD="align: center"] shutter_piano1.jpg [/TD]
    [TD="align: center"] shutter_ferris-wheel1.jpg [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Tuy nhiên, đạt được độ mờ như mong muốn là rất khó khăn. Với một tốc độc màn trập, có 3 đặc điểm khiến đối tượng có thể bị làm mờ như sau:

    Tốc độ. Đối tượng đang di chuyển nhanh hơn sẽ tạo ra bóng mờ. Điều này là rõ ràng nhất trong 3 đặc điểm.

    Hướng chuyển động. Đối tượng đang di chuyển đến gần hoặc ra xa máy ảnh thường sẽ không bị mờ đi như trong trường hợp đối tượng di chuyển từ bên này sang bên kia.

    Độ phóng đại. Một đối tượng xác định sẽ bị mờ hơn nếu nó chiếm một phần nhỏ của khung ảnh. Điều này là rõ nét nhất, nhưng vẫn kiểm soát được khi phóng đại đối tượng bằng cách kết hợp giữa chiều dài tiêu cự (sử dụng ống kính tele/dài) và khoảng cách chụp. Sử dụng ống kính có tiêu cự dài (zoom) sẽ phóng đại đối tượng nhiều hơn, nhưng điều này cũng làm tăng khả năng mờ do bị rung máy.

    Mặc dù không phải là một đặc điểm rõ ràng, nhưng kích thước hiển thị cũng có thể làm mờ đối tượng. Khi sử dụng kích thước nhỏ sẽ không mờ đáng kể, nhưng khi in một bản lớn độ mờ sẽ rõ rệt hơn.

    Bất kể là từ đặc điểm nào, phát triển một trực giác để chọn tốc độ màn trập với các kịch bản khác nhau là một việc khó, đòi hỏi người chụp phải trải nghiệm rất nhiều thời gian và từ đó trực giác này sẽ phát triển theo kinh nghiệm bạn nhận được.

    Một ứng dụng cụ thể và khá phổ biến là việc sử dụng tốc độ màn trập để chuyển tải chuyển động của nước trên hình ảnh. Tốc độ màn trập khoảng 1/2 giây hoặc lâu hơn có thể làm cho thác nước mượt hơn, hoặc sóng sẽ trông giống như một màn sương siêu thực.

    [TABLE="width: 650, align: center"]
    [TR]
    [TD="align: center"] shutter_waterfall1.jpg 

    Tốc độ: 1/2 giây[/TD]
    [TD="align: center"] shutter_waterfall2.jpg 

    Tốc độ: 1/10 giây[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="align: center"] shutter_waterfall3.jpg 

    Tốc độ: 1/30 giây[/TD]
    [TD="align: center"] shutter_waterfall4.jpg 

    Tốc độ: 1/400 giây[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Chú ý: Làm thế nào để chụp đóng băng được chuyển động của nước bắn tung toé, yêu cầu tốc độ màn trập phải đạt 1/400 giây. Ảnh trên là một hình ảnh góc rộng, tốc độ màn trập có thể nhanh hơn nữa để bắt được hình ảnh tương tự khi zoom vào một phần của thác nước.

    Có thể sử dụng tốc độ chụp chậm hơn để nhấn mạnh một đối tượng đứng yên so với các chuyển động khác, như một người đứng trước đám đông nhộn nhịp di chuyển. Tương tự như vậy, chân dung một người có thể khá độc đáo bên cạnh di chuyển của đoàn tàu khi sử dụng tốc độ màn trập từ khoảng 1/10-1/2 giây.

    [TABLE="width: 600, align: center"]
    [TR]
    [TD="align: center"] shutter_isolate1b.jpg 

    Tốc độ: 1.3 giây[/TD]
    [TD="align: center"] shutter_isolate2b.jpg 

    Tốc độ: 1/3 giây[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Di chuyển cùng đối tượng & Lia theo đối tượng

    Thay vì làm mờ đối tượng, ta chọn làm mờ mọi thứ khác. Để làm được điều này, máy ảnh phải được đặt trên cùng đối tượng chuyển động, hoặc lia/di/dõi theo đối tượng (gọi là panning).
    shutter_car1.jpg ​

    Hãy thử chụp một bức từ trong một chiếc xe chuyển động để tạo ra một hiệu ứng thú vị. Như trước đây, yêu cầu tốc độ màn trập phụ thuộc vào tốc độ của chuyển động. Bắt đầu với tốc độ 1/30 giây, sau đó điều chỉnh lại sau khi kiểm tra hình ảnh nhận được trên máy ảnh.

    Tương tự, kỹ thuật lia máy ảnh (panning) không cần phải di chuyển máy ảnh cùng tốc độ với chủ thể, mà chỉ việc dõi theo đối tượng. Bạn có thể chụp một cách bình thường nếu sử dụng ống kính tele và đứng xa hơn.

    shutter_panning1.jpg 
    Chụp bằng cách panning ở tốc độ 1/45 giây với ống tele 110mm

    Khi chụp ở chế độ panning, người chụp cần di chuyển êm ái khung hình theo đối tượng trong khi ấn nút chup, kết hợp các thao tác một cách nhịp nhàng và êm ái.

    Một bức ảnh chụp ở chế độ panning thành công đòi hỏi tốc độ màn trập đủ chậm để tạo ra hiệu ứng nền chuyển động, nhưng đủ nhanh để đối tượng chính vẫn đủ nét. Điều này có thể khó khăn, do đó cần phải luyện tập càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, sử dụng một ống kính tự động ổn định hình ảnh trên một trục, hoặc sử dụng một tripod có đầu di (pan-tilt head) có thể giúp chụp được bức ảnh panning tốt hơn. Riêng về tripod, chúng ta sẽ bàn ở một chủ đề riêng.

    shutter_ismode2.jpg Ngoài ra, chụp ảnh ở chế độ panning đòi hỏi phải quan tâm nhiều đến hậu cảnh. Khi nhìn đối tượng gần hơn, hậu cảnh cũng cho nhiều vệt hơn tương ứng với tốc độ màn trập và tốc độ di.

    Ống kính hỗ trợ chế độ panning. Nếu là ống Canon đó là chế độ "mode 2"; Nếu là ống Nikon, la chế độ VR (vibration redution), ống kính tự động chuyển sang chế độ panning khi ống kính chuyển động theo một hướng.

    Một lợi ích bổ sung khi chụp chế độ panning là cho phép tốc độ màn trập chậm hơn nếu không cần thiết phải chụp đối tượng sắc nét. Ví dụ: nguồn sáng hiện tại chỉ cho phép chụp với tốc độ 1/50 giây, với tốc độ này khó có thể chụp được đối tượng sắc nét với cách chụp bình thường - nhưng khi chụp ở chế độ panning, tốc độ chụp này có thể đủ nhanh để bắt được đối tượng rõ nét.

    Đóng băng hành động nhanh & chuyển động tốc độ cao

    Chụp ảnh tốc độ cao là một cách mới và thú vị để thể hiện đối tượng đang chuyển động, một phần bởi vì chúng ta không có khả năng nhìn thấy và xử lý chuyển động nhanh hơn một người đang chạy. Các ví dụ điển hình như: giọt nước rơi, chim bay, hay một khoảng khắc trong thể thao...

    shutter_matches1.jpg 

    Tuy nhiên, bắt được các đối tượng đang di chuyển nhanh thường là một thách thức. Điều quan trọng là phải học để dự đoán khi nào đối tượng sẽ ở vị trí mong muốn, tốc độ chụp nhỏ hơn 1/5000 giây là quá nhanh so với phản ứng của người chụp. Đơn giản chỉ cần phản ứng và ấn nút chụp cũng có thể bỏ lỡ thời điểm này.

    Tồi tệ hơn, nhiều máy ảnh cũng phản ứng chậm hơn khi ta ấn nút chụp (được gọi là "shutter lag"). Với máy DSLR độ trễ trong khoảng từ 1/10-1/20 giây, nhưng với máy compact, độ trễ có thể là 1/2 giây. Tuy nhiên, độ trễ này không bao gồm thêm khoảng 1/2 giây để máy ảnh tự động lấy nét. Nếu lấy nét trước tại vị trí chụp hoặc gần đó sẽ giảm thiểu đáng để thời gian "shutter lag" này.

    Hình ảnh tốc độ cao sắc nét cũng đòi hỏi chú ý đến các yếu tố khác trong di chuyển của đối tượng, và có khả năng thời gian chụp được trùng với một hành động liên quan. Ví dụ: với đối tượng nhảy hoặc đua, cố gắng để thời gian chụp khi họ đang ở điểm cao nhất hoặc đang thay đổi hướng (và do đó di chuyển chậm nhất). Ngay cả với thời gian thích hợp, người chụp cũng cần đặt ở chế độ chụp liên tục. Máy ảnh có thể liên tiếp chụp trong khi bạn giữ nút chụp và hy vọng nắm bắt được đúng thời điểm trong đó.

    Ở tốc độ từ 1/250 - 1/500 giây, ta có thể đóng băng được mọi hoạt động hằng ngày của người, nhưng có thể cần tốc độ từ 1/1000 đến 1/4000 giây để bắt được các khoảng khắc của đối tượng up-close hay chuyển động rất nhanh.

    Chú ý về tốc độ của đối tượng. Không chỉ vì đối tượng di chuyển ở một tốc độ nhất định không loại trừ khả năng đối tượng di chuyển nhanh hơn. Ví dụ, cánh tay và chân của một người chạy có thể di chuyển nhanh hơn cơ thể họ. Khi đối tượng di chuyển đến gần hoặc xa hơn (thẳng đến) có thể tốc độ chậm hơn 4 lần, hoặc 2 lần nếu di chuyển đến gần hoặc xa hơn (theo một góc).

    Nên nhớ rằng, hầu hết các máy ảnh chỉ có khả năng chụp nhanh nhất từ 1/2000 - 1/8000 giây. Nếu cần phải chụp ở tốc độ đó, có thể cách duy nhất là bạn thử chụp với chế độ panning ở phần trên để bù đắp lại yêu cầu về tốc độ, hoặc sử dụng đèn flash hỗ trợ thêm.

    Kỹ thuật ZOOM MỜ

    shutter_zoom2.jpg Một kỹ thuật thú vị khác là thay đổi zoom trong quá trình phơi sáng (thường được gọi là "zoom burst"). Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này bằng cách đặt máy ảnh trên tripod, sử dụng tốc độ 1/15-1/2 giây, và xoắn vòng zoom của ống kính trong khi tránh di chuyển máy ảnh. Hoặc cũng kỹ thuật tương tự nhưng thực hiện zoom một phần trong quá trình phơi sáng thay vì suốt quá trình để giảm bớt hiểu quả của kỹ thuật.



    Hiệu ứng này tạo cho đối tượng có các tia mờ ở các cạnh ở khung hình, trung tâm lại sắc nét hơn. Hiệu ứng mang lại có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý đến đối tượng ở giữa khung hình, tạo cảm giác người xem như đang di chuyển nhanh.

    Kỹ thuật này chỉ áp dụng được với máy ảnh DSLR, các dòng compact không thể thực hiện được. Tuy nhiên, có thể tạo hiệu ứng tương tự với kỹ xảo Photoshop.


    Kỹ thuật tạo hiệu ứng trừu tượng & nghệ thuật

    Đôi khi, các nhiếp ảnh gia cố tình làm rung máy ảnh để tạo mờ cho hình ảnh với hiệu ứng khá độc đáo và nghệ thuật.

    [TABLE="width: 600, align: center"]
    [TR]
    [TD="align: center"] shutter_lights1.jpg 

    Hiệu ứng ánh sáng mờ trừu tượng[/TD]
    [TD="align: center"] shutter_forest1.jpg 

    Hiệu ứng nghệ thuật[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Để tạo hiệu ứng như thế này, sử dụng tốc độ 1/30-1/2 giây (hoặc hơn) trong giới hạn khả năng giữ máy ảnh bằng tay, không lâu quá khiến ảnh mất hiệu ứng. Dự đoán được hình ảnh thu được cuối cùng là khá khó khăn, nên phải nỗ lực chụp nhiều lần (ở các tốc độ khác nhau) trước khi có thể đạt được hình ảnh mong muốn. Cũng nên nhớ rằng hình ảnh hiệu ứng nghệ thuật thường dễ dàng hơn với các bộ lọc hiệu ứng trong Photoshop hoặc các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác.

    Kết luận

    Chúng ta đã chứng kiến một số cách sử dụng tốc độ trong bài này, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ánh sáng cần thiết để chụp lại ngăn cản không cho chụp ở tốc độ mong muốn - thậm chí sau khi tất cả sự kết hợp của tốc độ và khẩu độ, ISO đã được áp dụng?

    Để có tốc độ chụp nhanh hơn, người ta phải chuyển sang sử dụng ống kính có độ mở tối đa lớn hơn, hoặc phaỉh bổ sung thêm ánh sáng, thay đổi vị trí chụp hoặc dùng đèn flash. Ngoài ra, ngay cả với tốc độ chậm hơn, người chụp có thể ngăn chặn một số ánh sáng bằng cách sử dụng bộ lọc mật độ tự nhiên hoặc phân cực, hoặc sử dụng kỹ thuật hình ảnh trung bình để tạo hiệu ứng phơi sáng lâu hơn. Trong các trường hợp này, cũng phải chắc chắn răng bạn không phạm phải lỗi thiếu hoặc thừa phơi sáng, và do đó có khả năng thay đổi được tốc độ trong khoảng cho phép.

    Một vài điểm quan trọng khác cần phân biệt rõ ràng

    Chế độ chụp ưu tiên Tốc độ (Shutter Priority Mode). Thiết lập chế độ chụp này trên máy ảnh là một công cụ hữu ích khi đặt ưu tiên chụp ảnh chuyển động quan trọng hơn khoảng nét nhận được, hoặc cho bạn biết tốc độ chụp mong muốn với ánh sáng có sẵn. Cho phép bọn chọn tốc độ chụp mong muốn, sau đó hệ thống đo sáng sẽ kết hợp với khẩu độ và có khả năng cả thiết lập ISO nữa để đạt được độ phơi sáng đúng.

    Rung lắc máy ảnh. Những phân tích ở trên giả định đối tượng chuyển động là nguồn gốc chính của việc tạo mờ, nhưng khi máy ảnh rung có thể ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh nhận được, đặc biệt khi sử dụng ống kính tele và tay giữ máy ảnh run rẩy.

    Để tìm hiểu được kỹ việc sử dụng tốc độ, bạn cần nghiên cứu thêm về Tam giác phơi sáng: sự kết hợp giữa Khẩu độ, ISO và Tốc độ.

    Chúng ta sẽ bàn về vấn đề giảm thiểu việc rung máy khi giữ máy ảnh bằng tay trong một chủ đề riêng.

    Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!

    handheld.vn lược dịch và biên tập
    •  
    Loay hoay thử tạo hiệu ứng ZOOM Blur mãi không được ưng ý lắm. Có lẽ kỹ thuật này hơi khó và bắt buộc phải có tripod.

    20120509-DSC_0003.jpg
    Đây là hiệu ứng thử kỹ thuật zoom blur ko tripod.


Nguồn tin: handheld.com.vn/
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close