VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Nhìn theo con mắt máy ảnh

Đăng lúc: . Đã xem 11753 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
Nhìn theo con mắt máy ảnh

Nhìn theo con mắt máy ảnh

Tại sao lại là "nhìn theo con mắt của máy ảnh" bởi một điều rất đơn giản là máy ảnh nhìn mọi vật theo cách của chúng, khác với chúng ta:


Máy ảnh có thể nhìn thấy vật chuyển động rất nhanh, nhưng chúng ta thì không thể;

Máy ảnh có thể nhìn với những góc lớn, trong khi mắt ta chỉ nhìn đến góc khoảng 46độ (đây là góc cho ống kính tiêu chuẩn);

Máy ảnh chỉ có 1 ISO nhưng trên mắt chúng ta có thể có nhiều ISO tại cùng một thời điểm;

Máy ảnh chỉ nhìn được mọi thứ ở không gian 2 chiều, còn mắt lại nhìn đời ở không gian 3 chiều...

Chủ để này tôi xin phép được trình bày những vấn đề cơ bản về nhiếp ảnh từ cầm máy, bấm chụp, cho đến khẩu độ,tốc độ, ISO,đo sáng,Dof... cho những thành viên mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người khi cầm máy. Do kiến thức có hạn nên cũng rất cần các thành viên khác cùng tham gia để chủ đề thực sự hữu ích cho tất cả mọi người.

1.Sơ bộ về lịch sử nhiếp ảnh:

Từ rất xa xưa(có tài liệu ghi trước công nguyên khoảng 3 thế kỷ) con người đã phát hiện ra nguyên lý thu hình: Một lỗ thủng bé ở tường nhà cho ánh sáng bên ngoài lọ vào trong phòng tối đã đem theo hình ảnh đối diện nó.

Nguyên lý này đã được Leona De Vinci (Nhà bác học nổi tiếng nhiều lĩnh vực, mà hiện nay quyển sách viết về ông Mật mã De vinci đang bán chạy) nhắc đến năm 1519 khi nói về cách quan sát bầu trời những khi có nhật thực.

Cùng thế kỷ 16 nhà vật lý Morolico đã rút nhỏ không gian buồng tối trên thành hộp tối. Chiếc hộp tối này được làm bằng một cái hộp kín, một mặt ngắn tạo lỗ thủng nhỏ cho ánh sáng đi vào. Mặt đối diện là tâm kính mờ để quan sát.

Vào năm 1568 ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra một hộp tối có một thấu kính và một lỗ có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Trước đó mọi người còn biết đến hộp Porta được các hoạ sĩ dùng để vẽ ảnh phóng tranh...

Cái hộp kiểu này vẫn còn chụp ảnh ngon . Các bạn có thể nhìn thấy khi xem triển lãm ảnh “Hà Nội nhìn qua một cái hộp” ngày 12-1-2005 tại sảnh triển lãm của Trung tâm văn hóa Pháp L’ Espace (24, Tràng Tiền, Hà Nội). Do hai nhà nhiếp ảnh Francois Perri và Philippe Masson hướng dẫn các em trẻ mồ côi làm quen với kỹ thuật chụp ảnh bằng hộp tối sténopé.

Đó là một công cụ nhiếp ảnh đơn giản, làm từ vỏ đồ hộp, không có bất kỳ chi tiết cơ khí nào, không có thấu kính. Nó giúp các em quan sát, sáng tạo hình ảnh, học cách làm thời gian ngừng lại, giúp các em hiểu rõ hơn về thời gian và ánh sáng.

Một hiện tượng ngẫu nhiên như quả táo của Niwton đã đến với nhiếp ảnh đó là vào năm 1727,một nhà khoa học người Đức tên là Schulet khi phơi tờ giấy có tráng muối bạc AgNO3, chẳng may cái lá cây rơi xuống. Một lúc sau thì in rõ hình chiếc lá... Sau đó các nhà Khoa học đã khẳng định nguyễn lý nhiễm hình.

Và năm 1824 khi Nicéphore Niépce nhaf khoa học người Pháp - người đặc biết chú ý đến các chất nhiễm hình, cộng tác với Daguerre, dùng hộp tối Porta để chụp ảnh. Sự kiện này được coi như đánh dấu sự khai sinh của Nhiếp ảnh, năm đó bức ảnh đầu tiên của Nghệ thuât nhiếp ảnh với thời gian chụp mất 8 tiếng đồng hồ về "nóc phố" được ra đời.

Khoảng năm 1833 khi Nicéphore Niépce mất. Daguerre đã sáng tạo ra máy chụp lấy tên là Daguerreobtypes, đây được coi như là chiếc máy ảnh hoàn chỉnh đầu tiên.

[​IMG]
Đây là bức ảnh đầu tiên của xã hội loài người. Thời gian để chụp mất 8h, do nhà nghiên cứu Nicéphore Niépce người Pháp chụp năm 1824.
2.Sơ bộ về hoạt động của máy ảnh:

Từ Nhiếp ảnh do một người Anh gọi đầu tiên, theo nghĩa gốc La tinh có nghĩa là : Vẽ bằng ánh sáng. Chính vì vậy mà mọi bộ phận của máy ảnh chỉ phục vụ cho ánh sáng mà thôi .

Còn chụp ảnh được hiểu là sự tổng hợp của các biện pháp về hoá học, vật lý, quang học, thẩm mỹ, tâm lý.. kết hợp lại với nhau để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Máy ảnh và mắt chúng ta đều có sự hoạt động tương đồng. Chủ đề cần chụp nhờ ánh sáng phản chiếu qua hệ thống dẫn sáng (ống kính, đối với mắt đó là thuỷ tinh thể), lượng ánh sáng vào nhiều hay ít được điều khiến bởi khẩu độ (như chấm đen con ngươi trên mắt người). Qua màn chập (cửa chớp) để điều khiển tốc độ vào của ánh sáng nhanh hay chậm (đối với mắt đó là bờ mi nó chỉ khác máy ảnh là nó lại nằm ngoài). Cuối cùng hiện lên phim (lấy nét sai thì hình ảnh sẽ hiện đằng trước hoặc sau phim, đôí với mắt đó chính là võng mạc). Mắt chung ta tự điều tiết được con máy ảnh thì không... Ba yếu tố độ nhậy (Iso), khẩu độ (f) , tốc độ (s) là ba yếu tố quan trọng bậc nhất để quyết định tính chất kỹ thuật của ảnh. Các yếu tố khác như đo sáng, cân bằng trắng... cần nắm vững để phục vụ, phối hợp tốt cho 3 yếu tố đầu tiên...

- Cảnh vật nhìn được là do chúng phản chiếu ánh sáng.
- ống kính để truyền ánh sáng.
- Khẩu độ điều khiển khiển về lượng của ánh sáng.
- Màn chập để điều khiển thời gian vào của ánh sáng.
- Phim (cảm biến) là nơi tiếp nhận ánh sáng.

Trước khi xác định các chỉ số máy ảnh những động tác sau đây cũng rất cần lưu ý:

2.1. Cầm máy:

Đối với cách cầm dọc hay ngang thì động tác truyền thống vẫn là một tay đỡ ống kính một tay cầm máy. Chỉ lưu ý đừng che các "Mắt thần" của máy.
Bác nào cho em cái ảnh minh hoạ nhé vì không tự chụp mình được Nhưng cũng rất cần chắc chắn vì nó không chỉ là tài sản lớn mà là đồ nghề yêu quý.

- Đeo dây vào cổ hoặc tay nếu có thể.
- Tránh để va chạm hay bụi đầu ống kính

2.2. Lấy nét:

Riêng lấy nét phải đọc kỹ hướng dẫn của từng máy. Chỉ lưu ý là có loại ống kính zoom lệch nét. Nghĩa là nếu ta đã lấy nét ở 35mm khi zoom lê 70mm nó bị lêch nét phải lấy lại chứ không khoá lấy nét được.

Đối với trường hợp thao tác bằng tay (M). Chỉ áp dụng cho Ống kính không có Af (lấy nét tự động) hoặc có cả Af và M. Chụp theo cách này phụ thuộc vào dự đoán của bạn về khoảng cách đến đối tượng chụp. Tuy nhiên cần lưu ý:

- Khi đã lấy nét đối tượng chụp cần kiểm tra lại bằng cách lấy nét quá (thấy đối tượng chụp hơi mờ) rồi lại vặn trở lại.

- Ống kính có cả Af thì khi sử dụng chế độ này xong hãy chuyển ngay về chế độ Af và phải kiểm tra lại trước khi chụp tiếp, không có thể cả bộ ảnh của bạn sẽ tan theo mây khói.

Vậy phải kiểm tra mọi thông số của máy trước khi chụp

Các máy đều cho phép ta lấy nét và khoá bằng cách bấm nhẹ vào nút chụp. Nên đừng bấm một cách vội vàng nhất là đối với chân dung và Macro..

[​IMG]
Nên dùng chân nếu có thể3.Khẩu độ và xác định khẩu độ:

3.1. Khẩu độ (Aperture):

Cái van điều tiết lượng sáng vào máy ảnh này dược gọi là cửa điều sáng, độ mở ống kính và giá trị đo nó được gọi là khẩu độ. Ánh sáng cũng như thời gian nó hình như "vô hình" với con người. Nên đôi khi chúng ta quên nó, không hình dung rõ về nó. Vì vậy để minh hoạ tôi cứ ví như cái vòi nước.

Cửa thoát nước cấu tạo như cửa điều sáng (f nhỏ (1;1.4;2 là cửa mở to và ngược lại f22, f16 là cửa mở bé). Chúng ta mở to của thoát nước, nước sẽ vào nhiều (tương đương f nhỏ (1.4;2.0; 2.8 thì ánh sáng vào nhiều) nhưng lại nước chảy ngay trước vòi (tương đương với Dof ngắn). Còn để lỗ nhỏ nước vào ít (f lớn (16;22) ánh sáng vào ít) nhưng sẽ bắn ra xa hơn (tương đương Dof dài), đây chính là cách để hình dung trực quan nhất về Vùng ảnh rõ (dof)

Khẩu độ ống kính tức là độ mở tương đối của cửa điều sáng.Theo quy ước của hội nghị Nhiếp ảnh quốc tế năm 1909 thì khẩu độ cho máy ảnh từ mở hết cỡ đến đóng hết cỡ như sau:

f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32.

Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại cửa điều tiết ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.

Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho ánh sáng đi qua. Hoạt động bóp nhỏ/mở rộng khẩu độ khẩu độ của ống kính giống như sự điều tiết của con ngươi mắt. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ cho ánh sáng đi vào phim nhiều hay ít. Trị số khẩu độ được sắp xếp theo chuỗi lớn dần gọi là f-number.

Công thức tính:

f-number = độ dài tiêu cự ống kính (focal length) / đường kính lỗ xuyên sáng (đường kính lỗ xuyên sáng do các lá thép mở ra.).

Focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim của nó

1-----1.4-----2.0-----2.8-----4.0-----5.6-----8.0-----11-----16-----22
---1.2-----1.8----2.5----3.5------4.5-----6.7-----9.1----13-----19

Trên cùng một dãy ngang, các trị số liền kề chênh lệch nhau một khẩu (f-stop). Ví dụ từ 1.4 sang 2.0 hay 2.5 sang 3.5 (hàng dưới).

Xoay sang trái là mở mọt khẩu, xoay sang phải là đóng một khẩu. Ví dụ Xoay vòng chỉnh từ 2.8 sang 4.0 là đóng một khẩu, về giá trị 2.0 là mở một khẩu.

Theo chiều từ trái qua phải, trên một hàng ngang, lượng ánh sáng đi qua mỗi khẩu độ sẽ giảm còn một nửa.

Hàng số bên dưới hiển thị các giá trị lệch nửa khẩu so với hàng trên. Ví dụ: từ 2.5 sang 2,8 là đóng hẹp lại nửa khẩu, nhưng khi chuyển từ 2,5 sang 3,5 tức là đóng một khẩu.

Lưu ý:

- Tuy chức năng chính của cơ cấu chỉnh khẩu độ là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phim, nó còn có tác dụng chi phối độ nét sâu (depth of field) trên hình ảnh cuối cùng ghi vào phim . Độ mở càng nhỏ thì ảnh càng nét sâu, độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn (như hình dung về vòi nước đã nêu trên).

- Những máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cửa điều sáng luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước.

Điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.

Nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ(depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim. Chụp macro không nên bỏ qua nút này

3.2. Tác dụng của Khẩu độ:

Việc đóng hẹp hay mở rộng khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới độ sáng của vật chụp và độ nét sâu (hay còn gọi là chiều sâu rõ nét của ảnh trường) theo các quy luật sau:

- Càng đóng nhỏ khẩu độ (trị số f càng lớn f16, f22) càng làm giảm độ sáng của vật chụp.

- Khẩu độ càng đóng hẹp (f11, f16, f22 ) thì vùng ảnh rõ càng dài.

Các Nhiếp ảnh gia thường điều chỉnh khẩu độ để phục vụ cho độ nét nông hay sâu của ảnh.

Các bạn có thể xem hai ảnh dưới đây, thông qua độ rõ nét của hàng ghế để thấy sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ nét nông hay sâu.

[​IMG]
f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8...

[​IMG]
Chụp với f2.8 ghế đầu rõ ghế sau mờ

[​IMG]
Chụp với f22 ghế đầu rõ ghế sau cũng rõ
5.Vùng ảnh rõ (Depth of field).

5.1.Khái niệm:

Khi chúng ta nhìn xung quanh- quyển sách cầm ở trên tay, cái ghế trong phòng hay bất cứ vật thể nào đều sắc nét. Chúng ta có được khả năng này do mắt người luôn tự động chỉnh tiêu cự (điều chỉnh thấu kính trong mắt) mỗi khi chúng ta “nhìn” làm ảnh của chủ đề luôn hiện lên võng mạc.

Tuy nhiên hình ảnh chúng ta thu được khi chụp không phải lúc nào cũng giống với hình ảnh chúng ta nhìn thấy. Để hiểu rõ điều này chúng ta cần hiểu về hệ thống canh nét của máy ảnh và khái niệm vùng ảnh rõ. Khi chụp ảnh bạn đã xác định chủ đề cần chụp (Chẳng hạn như anh chàng bán xăng ), sau đó điều chỉnh lấy nét (canh nét) - đây lại là yếu tố sống còn quyết định vùng nào trên hình ảnh sẽ sắc nét nhất- vùng này thường được gọi là mặt phẳng rõ nét (plane of critical focus) - thực chất là điều chỉnh thấu kính trong ống kính để chủ đề hiện lên mặt film mà thôi.

Vật thể nào nằm trên mặt phẳng rõ nét sẽ có hình ảnh sắc nét nhất khi được chụp. Đối với máy ảnh canh nét tự động, mặt phẳng rõ nét này sẽ di chuyển ra xa hoặc vào gần mỗi khi hướng máy ảnh vào chủ thể ở xa hoặc ở gần hơn.

Về mặt lý thuyết chỉ có các vật, chủ thể nằm trên mặt phẳng rõ nét là có hình ảnh rõ nét nhất bởi được hội tụ chính xác trên mặt phẳng tiêu cự, nhưng trên thực tế sẽ dễ dàng nhận thấy có một khoảng không gian nhất định vẫn có hình ảnh rõ nét ở mức chấp nhận được, vùng này được gọi là vùng ảnh rõ (depth of field). Chủ thể nằm trong vùng ảnh rõ luôn có hình ảnh sắc nét tuy nhiên nếu càng ở xa mặt phẳng rõ nét thì mức độ sắc nét càng giảm.

[​IMG]

[​IMG]
Khoảng không gian từ A đến C được gọi là vùng ảnh rõ, B là mặt phẳng rõ nét.
5.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ:

5.2.1. Độ mở ống kính (Aperture):

Nếu như muốn tăng thêm khoảng không gian sẽ hiện ra rõ nét trên bức ảnh người chụp chỉ việc tăng vùng ảnh rõ thông qua việc giảm độ mở ống kính.

Nếu như muốn giảm khoảng không gian sẽ hiện ra rõ nét trên bức ảnh thì chỉ cần giảm vùng ảnh rõ thông qua việc tăng độ mở ống kính (thường áp dụng khi chụp chân dung hay những trường hợp muốn làm nổi bật chụp đề chụp hạn chế yếu tố gây mất tập trung được tạo ra bởi hình ảnh của các chủ thể xung quanh).

Mà độ mở ống kính được chúng ta biết đến thông qua khẩu độ (f 2.8, f5.6, f11, f16...) nên từ nay để thống nhất tôi sẽ chỉ nói về khẩu độ. Vậy bạn hãy nhớ nguyên tắc:

- Giá trị khẩu độ càng nhỏ (giá trị f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn (small f-numbers = less depth of field).

- Giá trị khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nhiều (big f-numbers = more depth of field.)

Mẹo nhỏ:
- Để kiểm soát vùng ảnh rõ chỉ cần chuyển máy sang chế độ chụp ưu tiên độ mở ống kính (Aperture priority- trên máy ảnh chế độ chụp này thường có ký hiệu là Av...) sau đó tăng hoặc giảm độ mở ống kính để giảm hoặc tăng vùng ảnh rõ, tốc độ trập tương ứng sẽ do máy ảnh tự tính toán lựa chọn giúp người chụp.

Khi nắm vững cách thức điều khiển vùng ảnh rõ, người chụp sẽ hoàn toàn thoải mái tự tin trong việc quyết định vùng không gian nào sẽ hiện rõ trên bức ảnh và vùng nào sẽ không hiện rõ.

[​IMG]
- Giá trị khẩu độ càng nhỏ (giá trị f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn (small f-numbers = less depth of field).
- Giá trị khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nhiều (big f-numbers = more depth of field.)
5.2.2.Tiêu cự của ống kính (focal length):

Tiêu cự ống kín là khoảng cách từ tâm của ống kín đến mặt phim (hoặc mặt phẳng có chứa cảm biến (sensor) đối với máy ảnh số (Focal Plane)) khi ống kính canh nét tại vô cực

Hình 1
[​IMG]
Khoảng cách này được tính bằng mm. Bạn sẽ thấy có ống kính chỉ ghi 35mm, 50mm hoặc lại ghi 24-85mm, 80-200mm. Đó chính là hai loại ống kính, một là loại có tiêu cự cố định, hai là loại có zoom.

Hình 2
[​IMG]
Ví dụ ống kính 70-300mm của Nikon

Tiêu cự của ống kính ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ theo quy luật:

- Tiêu cự càng bé thì vùng ảnh rõ càng sâu.
- Tiêu cự càng lớn thì vùng ảnh rõ càng nông.

Nếu như zoom ra xa (zoom out) thì độ sâu của vùng ảnh rõ sẽ tăng lên. nếu như zoom lại gần (zoom in) thì vùng ảnh rõ sẽ cạn đi. Hạn chế sử dụng zoom ở mức tối đa bởi chất lượng của hình ảnh thường bị giảm do hạn chế về đặc tính kỹ thuật cũng như hiện tượng máy bị rung (rung tay) cũng sẽ tăng lên rõ rệt (do quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu nhé ).

Từ quy luật trên ta có thể rút ra một hệ quả là:

- Cùng một khẩu độ chụp với ống kính tiêu cự ngắn sẽ có độ nét sâu hơn ống kinh tiêu cự dài. Hệ quả này được minh họa như ảnh dưới đây:

Hình 3
[​IMG]

5.2.3. Khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp (distance to the subject):

- Khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp tỷ lệ nghịch với vùng ảnh rõ. Có nghĩa là:

Nếu như tăng khoảng cách từ máy ảnh tới chủ đề chụp thì vùng ảnh rõ càng “sâu”. Nếu như di chuyển càng gần tới chủ thể chụp thì vùng ảnh rõ sẽ “cạn” đi.

Di chuyển lại gần chủ đề chụp luôn là một cách hay giúp chủ đề chụp hiện rõ hơn trên bức ảnh, kích thước của hình ảnh chủ đề chụp càng lớn trên khung hình càng giúp người xem định hướng dễ dàng hơn cũng như thông điệp về chủ đề càng rõ ràng hơn.

Đến đây chắc nhiều bạn sẽ tự hỏi vậy nếu để f4 chụp cách 2m hay 4m thì vùng ảnh rõ nó sẽ chênh nhau là bao nhiêu? Hay cụ thể là có công thức tính độ dài của vùng ảnh rõ trong mỗi trường hợp tiêu cự, khẩu độ, khoảng cách tới vật chụp không?

Hay Dof còn phụ thuộc vào gì nữa không? Có bí mật gì lý thú thêm về Dof?

Tất cả sẽ được trình bày trong phần tiếp theo về Dof...
Vùng ảnh rõ (dof) còn phụ thuộc vào

5.2.4. Độ mở tương đối của ống kính:

Nó ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ theo quy luật: Độ mở tương đối (F) càng nhỏ, vùng ảnh rõ càng dài và ngược lại.

F chính là tỷ lệ giữa tiêu cự chia cho đường kính lớn nhất của cửa điều sáng, túm lại nếu chụp ống kính 50mm f 1.4 thì vùng ảnh rõ sẽ ngắn hơn 50mm f1.8 với các yếu tố khác không đổi...

Ngoài ra các bác nhớ đến hệ quả:

Cùng một ống kính với chung độ mở và khoảng cách tới vật chụp, cho cùng khung ảnh. Máy ảnh nào có "film" (hay Sensor) bé hơn, thì vùng ảnh rõ sẽ ngắn hơn và ngược lại.Ví dụ như so con D70 với Canon 20D nếu cùng được các yếu tố kể trên thì vùng ảnh rõ của D70 dài hơn một tẹo, do kích thước Sensor của D70 lớn hơn.

Lưu ý: Thông thường AB < BC

[​IMG]
Lưu ý: Thông thường AB < BC, nên khi chụp duyệt binh chẳng hạn để lấy rõ cả hàng chúng ta lấy nét vào khoảng điểm ở vị trí 1/3 hay 2/5 của hàng gì đó
Đến đây chắc các bạn sẽ hỏi là có công thức, cách để tính Dof không nhỉ? Vâng câu trả lời là có, một số loại ống kính cũ là nó đã có sẵn ngay trên ống kính, người ta gọi là thước đo vùng ảnh rõ. Bây giờ vì đã có nút xem trước vùng ảnh rõ như tôi đã nêu trên hoặc có cả chế độ Depth Program, máy sẽ giúp ta tính toán khẩu độ khi canh nét vào điểm gần nhất và xa nhất cần lấy nét nên cũng rất tiện rồi.

Công thức tính kiểu biểu diễn bằng một hàm số nào đó thì tôi không có ở đây . Nhưng tôi để dưới đây đường dẫn vào một trang web có thể tính toán DOF trực tuyến, ngoài ra còn có thể tải phần mềm về máy hay các thiết bị cầm tay để chạy. Một công cụ thật tiện lợi: Thông số các bạn cần phải điền là loại film gì bạn đang sử dụng:từ APS, 35mm, 6x6, 6x7 hay cả D70, D100, Canon 20 D vân vân và vân vân, tiêu cự đang sử dụng là bao nhiêu mm, khẩu độ mở là bao nhiêu và cuối cùng là bạn đang đứng cách "con mồi" bao nhiêu (đơn vị do ta tuỳ chọn). Chương trình sẽ tự động tính toán cho chúng ta. Hãy tham khảo một trong hàng trăm trang có nhé .

http://www.dofmaster.com/dofjs.html
Online Depth of Field Calculator
DOFMASTER.COM


http://www.andrewmishura.com/special_projects/dof/avm_dof_calc20030309.xls

http://doug.kerr.home.att.net/pumpkin/DOF_calculator.xls

Việc quản lý các bảng tính hay sử dụng như thế nào phụ thuộc vào trí nhớ, kinh nghiệm, hay thiết bị cầm tay nếu bạn có. Nhưng cũng không nên quá cầu kỳ vào điều đó.

5.3. Vùng ảnh rõ cực đại:

Trong toán học đó là Min và Max, min của dof thì chẳng thấy ai quan tâm nhiều? Mà Max thì lại được quan tâm nhiều hơn, cách ứng dụng Max của vùng ảnh rõ chính là việc áp dụng các công thức trên kết hợp với mẹo lấy nét, cái này thường áp dụng cho ảnh phong cảnh.

Cái "lày" được sử dụng như sau: Khi ống kính hội tụ ở vô cực (tức là khi điều chỉnh bằng tay cho canh nét ở cái số 8 "đi ngủ" đấy). Ta sẽ có thông số về khoảng cách đếm mặt phẳng rõ nét gần nhất - được gọi là mặt phẳng vượt tiêu - Lúc này quay trở lại ta lại lấy nét đúng vào mặt phẳng vượt tiêu khi đó ta sẽ có Vùng ảnh rõ tối đa tại mỗi khẩu độ, một hiệu quả cũng khá bất ngờ

Ví dụ:

Nếu để ống kính hội tụ ở vô cực, lúc này vùng ảnh rõ từ cái cây thứ 3 (từ trái sang) đến vô cực.

Khi đó ta lấy nét tại đúng cái cây thứ ba đó, vùng ảnh rõ sẽ dài tối đa, mặt phẳng rõ nét sẽ bắt đầu từ cái cây thứ nhất

[​IMG]
6. Làm chủ tốc độ (Shutter Speed):

6.1. Khái niệm cơ bản:

Tốc độ là thời gian màn trập trong máy mở ra để ánh sáng lọt qua khẩu độ ống kính đến phim .

Tốc độ máy tính bằng giây và được ghi trên máy như sau: T-B-2-4-8-15-30-60-125-250 v.v...Nên nhớ các trị số trên thật ra là phân số : 1/8 giây - 1/30 giây .

- T (time) là tốc độ mở lâu . Khi bấm máy lần thứ nhất màn trập mở, bấm lần thứ hai màn trập đóng . (Một số máy không có tốc độ T).

- B (bulb) cũng là tốc độ mở lâu . Khi bấm và giữ nút bấm màn trập mở , khi buông tay màn trập đóng . (T, B nó ở máy cơ nhé)

- Hai tốc độ kế nhau, thí dụ 1/60 và 1/125: tốc độ 1/125 nhanh gấp 2 lần 1/60 và cho lượng ánh sánh đến phim chỉ bằng nửa tốc độ 1/60.

6.2. Yếu tố ảnh hưởng:

6.2.1. Hướng di chuyển của chủ đề:

Hãy ghi nhớ hình vẽ sau:

Hinh 1

Chủ thể chạy ngang song song với ống kính cần tốc độ lớn hơn chạy chéo với ống kính. Cụ thể:

- Chủ thể chạy ngang song song với ống kính nếu dùng được tốc độ 1/250.
- Thì cùng với tốc độ ấy của chủ thể hướng chạy chéo (góc chuẩn 45độ) chỉ cần dùng tốc độ 1/125.
- Cũng cùng với tốc độ ấy của chủ thể hướng chạy thẳng vào ống kính, chúng ta chỉ cần dùng tốc độ 1/60

[​IMG]
Hình 1: Chủ thể chạy ngang song song với ống kính cần tốc độ lớn hơn chạy chéo với ống kính
Để thấy rõ hơn chúng ta hãy xem các ảnh thử nghiệm dưới đây:

[​IMG]
Chạy chéo chụp Tốc độ 1/350

[​IMG]
Chạy chéo chụp Tốc độ 1/45

[​IMG]
Tốc độ 1/350

[​IMG]
Tốc độ 1/45

[​IMG]
Tốc độ 1/1000
6.2.2. Tiêu cự tại thời điểm chụp:

Cái này thì các bạn đã được biết qua "Quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu rồi", tôi chỉ xin nhắc lại một tẹo:

Trong trường hợp chụp chỉ cầm bằng tay, để đảm bảo cho hình ảnh rõ nét, tránh bị rung. Tốc độ được lựa chọn tối thiểu là nấc tốc độ nhanh hơn và gần với tiêu cự ống kính tại thời điểm chụp nhất. Tốc độ này được gọi là tốc độ an toàn. Tốc độ chụp thấp hơn, hình ảnh rõ nét bắt đầu phụ thuộc vào sự may rủi.

Vậy nếu cầm tay chụp mà muốn hình ảnh rõ nét hãy ghi nhớ:

- Tốc độ chụp là phân số bé hơn và gần phân số 1/tiêu cự nhất (tại thời điểm chụp) (use shutter speeds of at least 1/focal-length)

- Khi sử dụng ống kính tiêu chuẩn tốc độ chậm nhất cần dùng là 1/60

- Tốc độ 1/10 thường là tốc độ chậm nhất mà cái tay ta có thể cầm được .

[​IMG]
Đây là bức chụp với tốc độ 1/40 ở tiêu cự 50mm. Tôi chọn góc và thời điểm chụp để người đi đầu đang lao thẳng vào ống kính, người ngồi khoang thứ hai đang đi chéo ống kính, còn những người đi sau đang chạy gần như ngang ống kính. Và các bạn có thể thấy cùng một tốc độ của chủ thể và tốc độ chụp, hướng chạy nó ảnh hưởng ra làm sao nhé
6.2.3. Khoảng cách đến vật cần chụp:

Nó ảnh hưởng theo quy tắc: Cùng một chủ thể, khoảng cách tới máy ảnh càng xa thì tốc độ chụp có thể càng chậm.

Bởi hai lý do, thứ nhất đó là ở xa sự di động của vật sẽ ít bị ảnh hưởng hơn ở gần, nên chụp với tốc độ chậm hơn cũng có thể không bị mờ. Ví dụ nếu ở khán đài chụp xuống sân bóng (tiêu cự 200mm chẳng hạn), tốc độ chụp là 1/320. Người và bóng có thể không mờ nhoè, nhưng cùng hành động đó và cùng tiêu cự nếu chụp ở đường biên gần đối tượng hơn thì để hình không mờ nhoè như vậy, có thể ta phải dùng tốc độ 1/500. Ở đây các bạn có thể hình dung là súng của ta mà bắn với cùng tốc độ thì mục tiêu ở gần bị "Mai cơn tan nát" nhiều hơn là ở xa, thế thôi

Thứ hai, đó là độ phản quang của chủ thể càng bị giảm khi càng đứng xa ống kính nên về mặt nguyên lý thông thường càng xa chúng ta cũng phải chụp tốc chậm hơn với những yếu tố liên quan không đổi.

6.2.4. Tốc độ di chuyển của vật chụp:

Muốn bắt được chuyển động để đối tượng cần chụp đang di chuyển không bị mờ nhoè (như chụp thể thao, duyệt binh...) thì hãy nhớ quy tắc:

Tốc độ di chuyển của chủ thể càng nhanh, tốc độ trập của máy ảnh càng phải nhanh.

Xin gợi ý vài tình huống tham khảo:

- Đi bộ, tay chân chuyển động bình thường : trung bình 1/250
- Duyệt binh: trung bình 1/320
- Chạy bộ, trẻ còn đùa nghịch: khoảng 1/500
- Đá bóng, biễu diễn võ: Khoảng 1/500
- Xe ôtô, xe máy chạy trên đường: Khoảng 1/1250
- Giao bóng Tennis: khoảng 1/1500
- Đua xe, đua ngựa : 1/2000

Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào tình huống cụ thể lúc chụp, khoảng cách, ống kính sử dụng mà ta điều chỉnh cho hợp lý.

Lưu ý: Tốc độ gợi ý trên cho trường hợp chạy song song với ống kính, nếu chạy chéo tốc độ giảm một nửa, chạy thẳng với ống kính thì lại giảm thêm một nửa nữa.

Bức ảnh dưới tôi để tốc độ chậm dưới 1/6 nên nước sẽ trông "mềm mại" như vậy 
[​IMG]
7. Lia máy - kỹ thuật luôn ngắm trúng "con mồi":

Đây là kỹ thuật lia máy ảnh theo chủ thể làm sao luôn giữ đều chủ thể trong khung hình và đến thời điểm "tốt" thì bấm máy. Sử dụng tốc độ chậm hơn bình thường để làm nổi rõ chủ thể trong một hậu cảnh mờ.

7.1. Chọn tốc độ lia máy:

Như bài học ngay phần trên để bắt rõ các đối tượng chuyển động, tốc độ gợi ý trong trường hợp chạy song song với ống kính như sau:

- Đi bộ, tay chân chuyển động bình thường : trung bình 1/250
- Duyệt binh: trung bình 1/320
- Chạy bộ, trẻ còn đùa nghịch: khoảng 1/500
- Đá bóng, biễu diễn võ: Khoảng 1/500
- Xe ôtô, xe máy chạy trên đường: Khoảng 1/1250
- Giao bóng Tennis: khoảng 1/1500
- Đua xe, đua ngựa : 1/2000

Nguyên tác chung là chọn tốc độ Lia máy sẽ giảm ít nhất là một nửa, nghĩa là trong trường hợp chủ thể chạy song song với ống kính, tốc độ lia máy ít nhất phải là:

- Đi bộ, tay chân chuyển động bình thường : trung bình 1/125
- Duyệt binh: trung bình 1/160
- Chạy bộ, trẻ còn đùa nghịch: khoảng 1/250
- Đá bóng, biễu diễn võ: Khoảng 1/250
- Xe ôtô, xe máy chạy trên đường: Khoảng 1/640
- Giao bóng Tennis: khoảng 1/800
- Đua xe, đua ngựa : 1/1000

Đại ý là vậy, và sau đó chúng ta lại áp dụng quy tắc phụ thuộc của tốc độ vào khoảnh cách đến vật chụp hay tiêu cự ống kính lúc sử dụng hoặc hướng chạy của chủ thể theo phần 6.

7.2.Lưu ý:

- Trong mỗi loại máy ảnh tầm bán chuyên nghiệp đều có chức năng lấy nét theo chủ thể di chuyển. Đây là cách hay được áp dụng, còn trong trường hợp setup nếu đã có sẵn vị trí rồi tất nhiên là khoá cái lấy nét ở chỗ đó và cho mẫu tung tăng mà đi thôi .

- Chủ thể cần di chuyển "đều đặn", còn nếu chưa thì chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của cái tay cho khuân hinh luân "giống nhau" ở các thời điểm ngắm.

- Chụp đi xe đạp thông thường có thể dùng tốc độ từ 1/10 đến khoảng 1/30 để Lia máy.

- Chụp thấp hơn 1/10, là 1/8 hay 1/6 chủ thể sẽ không còn rõ như bình thường. Nhưng cũng là một hình thức thể hiện của người chụp.



[​IMG]
Mặt trời của mẹ
Bức này tôi lia máy với tốc độ 1/20, chụp 2 mẹ con người Bana ở Tây Nguyên
8. EV và các vấn đề liên quan:

8.1. Thời chụp:

Như trong những bài đầu tôi đã trình bày, thì ánh sáng "chảy" vào máy ảnh nó cũng như cái vòi nước. Nếu ta mở vòi to (khẩu độ mở lớn) thì nước chảy vào nhanh, còn nếu đóng vòi nhỏ giọt kiểu cà phê phin thì nước chảy vào lâu hơn nếu cùng đổ một bình nước cùng dung tích.

Và trong chụp ảnh đó chính là điều chỉnh tốc độ (giống như thời gian nước chảy) và khẩu độ (giống như mở to hay nhỏ vòi nước) để điều chỉnh lượng ánh sáng tác dụng vào film.

Cụ thể là tại một thời điểm cùng một cường độ sáng (tạm hiểu là buổi trưa ánh sáng mạnh hơn, và yếu dần vào sáng sớm hay cuối chiều, ở đây là tốc độ chảy của nước) chúng ta có thể cho cùng một lượng sáng nhất định vào film (một dung tích nước xác định m3 chẳng hạn). Bằng nhiều cách, mỗi cách là một cặp thông số Tốc độ (thời gian nước chảy) và Khẩu độ (Đổ mở rộng hay hẹp của vồi nước) khác nhau.

Ví dụ: Máy đo sáng cho ta biết cần chụp với tốc độ 1/250 và f5.6 khi đó để cho cùng lượng ánh sáng vào film, hay có nghĩa là để ảnh không bị tối quá vì thiếu sáng hoặc sáng quá vì thừa sáng. Chúng ta có thể mở lớn (đóng hẹp) thêm khẩu độ n nấc và đồng thời tăng (giảm) tốc độ lên n nấc. Ta sẽ có: 1/250,f5.6 ; 1/500,f4, 1/1000,f2.8 ; 1/125,f8 ; 1/60,f11 ; 1/30,f16 ... Mỗi cặp thông số khẩu độ và tốc độ như vậy được gọi là Thời chụp

Đây là là cái khái niệm cơ bản để chúng ta ứng dụng trong thực tế khi muốn chụp ảnh động (ưu tiên tốc độ) và ảnh chân dung (ưu tiên khẩu độ) mà vẫn đảm bảo lượng sáng vào film là giống nhau.

Nhưng chính cái đơn vị để tính thời chụp hay cách xác định thời chụp của máy ảnh chúng ta hoạt động như thế nào. Các bạn hãy theo dõi tiếp ở phần sau...

Lưu ý: "Nấc" với khẩu độ là một khẩu (f-stop) như đã nói ở bài trước. Máy ảnh số nó có những tốc độ hay khẩu độ "lỡ cỡ" kiểu f7,1 f4,5, f11 hay 1/40, 1/160, 1/320... cũng điều chỉnh tương tự

Hình minh họa dưới thể hiện với một bức ảnh đúng sáng có nhiều thời chụp khác nhau theo cái bập bênh giữa "tốc độ" và "khẩu độ"

[​IMG]
Viết nhiều bài về kỹ thuật nên xin chuyển sang chủ đề ứng dụng cho đổi không khí :D

Bóng đổ được hiểu là bóng của một vật thể, nó chính là bóng đen theo hình dáng, kích thước của vật thể được nguồn sáng chính (lưu ý là nguồn sáng chính) hắt ra theo hướng chiếu của nguồn sáng. Trong toán học người ta gọi là "hình chiếu", thông thường chúng ta chỉ học hình chiếu vuông góc (góc chiếu bằng 90 độ) mà thôi. Trong khi đó thực tế lại là một số hoàn toàn không biết trước. Bóng đổ đôi khi cũng được gọi là "Bóng ngả".

Cái hay của "bóng đổ" là hình dáng của chúng phụ thuộc vào bề mặt nơi bóng xuất hiện, để đơn giản tôi tạm gọi là "mặt đổ bóng: MĐB. MĐB càng phẳng (mặt có thể nằm hoặc đứng (như bức tường)) thì bóng đen càng in rõ lên MĐB, nhưng nếu MĐB ghồ ghề, lồi lõm (sa mạc, bãi cát chính là nơi lý tưởng) thì bóng sẽ thành đường uốn khúc, cong keo theo MĐB. Chúng ta hay lưu ý là MĐB không chỉ cố định mà nó có thể thay đổi như mặt nước lúc gợn sóng, có lúc chúng ta pahỉ cố tình tạo sự gợn sóng này, cảnh sắc trở nên đẹp và có hồn hơn.

Ngoài ra bóng đổ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Cường độ ánh sáng và khoảng cách của nguồn sáng chính: Cường độ càng mạnh, khoảng cách càng gần bóng càng sẫm, càng sắc cạnh nhưng chi tiết càng kém rõ. Tuy nhiên, lúc đó tương phản đen trắng càng cao, cảm giác chói trang càng lớn.

Ngược lại bóng càng mờ nhạt càng cho cảm giác dịu mát.

- Hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng càng nằm ngang (nguồn sáng chính là mặt trời thì đó là thời điểm càng gần mặt trời mọc và lặn), bóng đổ càng dài. Nó sẽ mất khi mà chiếu chủ thể vuông góc với mặt đổ bóng (chiếu đúng đỉnh đầu)

Bóng đổ thường giúp ích cho việc tôn thêm vẻ đẹp, ý nghĩa của chủ thể bằng hình dáng và sự tương phản của nó. Có thể nó cũng chính là đối tượng chụp, để nói lên chủ thể người ta thường gọi là "chủ thể gián tiếp"

Nhiều nhiếp ảnh gia (nhất là phương Tây) rất ưu thích lấy bóng đổ làm chủ đề gián tiếp, nhưng trong thực tế của bất kỳ ai cầm máy, việc loại bỏ bóng đổ cũng không kém phần quan trọng . Các bác nào rình hoa quỳnh nở chắc biết rồi, ngoài nguồn sáng chính chúng ta phải dùng các nguồn sáng phụ chiếu vào bóng để loại bỏ bóng đổ.

Thông thường cách để loại bỏ bóng đổ là:

- Dùng nguồn sáng mạnh chiếu vào bóng để xoá đi.
- CHọn vị trí để đẩy lùi hậu cảnh vào bóng tối
- Hậu cảnh xa chủ thể cũng làm cho bóng đổ không rõ nét...

[​IMG]
Chiếc Cup
Bóng đối xứng chính là kết quả của hiện tượng phản xa ánh sáng xảy ra trong thiên nhiên - còn được gọi là bóng chiếu hay bóng nước.

Điều kiện để vật thể có bóng chiếu hoàn toàn đối xứng là: mặt nước phải thật phẳng, thật lặng sóng và phản xạ nhiều ánh sáng . Chỉ có gương soi mới thỏa mản được các điều kiện đó, còn mặt nước, mặt sàn, mặt đường... phản xạ yếu hơn nên chỉ đảm bảo sự đối xứng về hình chứ không phả ảnh đúng sắc độ và độ rõ nét của vật. Chưa kể trường hợp mặt nước bị xao động..

Muốn chụp buổi chiều đối xứng cho đẹp và sinh động, người chụp cần chú ý:
- Vị trí quan sát và đặt máy bao giừo cũng cao hơn mặt nước.
- Điều thú vì là có những chi tiết ta nhìn thấy ở vật nhưng không thấy ở ảnh, trái lại qua ảnh ta lại thấy những phần khuất của vật soi bóng.
- Nên sử dụng kính phân cực (Polarize filter).

[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Bóng đè không phải là quả bóng đè cũng chả phải là chuyện gì đó cùng tên. Trong trường hợp này là tôi muốn nói tới máy đo sáng bị "bóng đè" (hỏng) :) hay chụp chế độ M , ta có thể áp dụng quy tắc f/16 để chụp ảnh:

Quy tắc f/16

Quy tắc này được áp dụng như sau:

Với ánh sáng thuận của một ngày nắng ráo, trong khoảng thời gian 1h sau khi mặt trời mọc và trước 1h khi mặt trời lặn. Đồng thời chủ đề có độ tương phản trung bình thì khẩu độ chuẩn luôn là f/16, tốc độ chụp tương đương với ISO đang sử dụng.

( tốc độ chụp tương đương với ISO đang sử dụng: ví dụ ISO 400 thì tốc độ là 1/500, ISO là 200 tốc độ là 1/200, cũng giống như quy tắc về tốc độ an toàn tối thiểu).

Khẩu độ sẽ điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể

- Trời nắng rực không mây, bóng đổ đen xậm sử dụng f/16.
- Trời nhiều mây, bóng đổ dịu sử dung f/11.
- Trời sáng nhưng mây mù, không có bóng đổ sử dụng f/8.
- Trời mây mù âm u hay có sương mù hoặc mưa phùn sử dụng f/5.6
- Trong bóng râm dười trời nắng sử dụng f/5.6
- Trời mù mịt, sương mù dày đặc, mưa dầm, trời tối sầm sử dụng f/4
...

Tham khảo:
+ Nếu ánh sáng tạt ngang mở thêm 1 khẩu độ.
+ Với ánh sáng ngược, mở lớn thêm 2 khẩu độ
+ Nếu muốn giữ đổ bóng đen (bài trước) thì giữ nguyên

[​IMG]
Hải Phòng - Đà Nẵng 2009
Xin được nói đại ý cái quy tắc tốc độ an toàn tối thiểu (nói chính xác hơn là quy tắc tốc độ an toàn) được phát biểu như sau:

Trong trường hợp chụp chỉ cầm bằng tay, để đảm bảo cho hình ảnh rõ nét, tránh bị rung. Tốc độ được lựa chọn tối thiểu là nấc tốc độ nhanh hơn và gần với tiêu cự ống kính tại thời điểm chụp nhất. Tốc độ này được gọi là tốc độ an toàn. Tốc độ chụp thấp hơn, hình ảnh rõ nét bắt đầu phụ thuộc vào sự may rủi. Có nghĩ là chụp ở tiêu cự Xmm thì tốc độ phải từ 1/X đổ lên mới chắc chắn đỡ bị rung, nhoè...

Ví dụ: Nếu 35mm thì 1/40; 50mm thì chọn 1/60; 105mm -135mm thì chọn 1/125; 135mm thì chọn 1/160; 300mm thì chọn 1/320; 400mm - 500mm thì chọn 1/500...

Chính vì vậy mà ống kính góc rộng cầm tay chụp đỡ bị nhòe hình nhất. Nhưng dù sao chụp dưới 1/15 cũng phải bấm nhiều phát mới chắc ăn được.

Cũng xin nói thêm, các bác nào "tay to" do luyện tập nhiều có thể chụp tốc độ dưới tốc độ an toàn tối thiểu mà hình ảnh như người thường chụp ở tốc độ an toàn tối thiểu

Chú ý:
- Quy tắc này áp dụng cho các ống kính không chống rung (VR ở Nikon, IS ở Canon), khi ống kính có chống rung chúng ta cũng chụp được tốc độ thấp hơn. Ví dụ Dùng D700 với 70-200 VR chụp ở 200mm thì tốc độ an toàn là 1/200 nhưng vì ống có VR nên tac có thể chụp ở 1/60 hay 1/40 mà ảnh vẫn không bị mờ nhoè. Ống 70-200 Nano mới ra công nghệ chống rung thế hệ 2 thì có lẽ chụp ở 1/20 hay 1/15 cũng vần ok.
- Khi bấm chụp nên nín thở sẽ tránh bị rung

Ví dụ bức ảnh dưới tôi chụp ở tiêu cự 400mm nên tốc độ trên may tôi để 1/500 cho an toàn (ISO lúc đó là 400)

[​IMG]
Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng)

- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh.
- Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.

Lưu ý:
- Vùng bao phủ "loanh quanh" gần những điểm mạnh gọi là vùng mạnh, thưởng là vùng nối hai điểm mạnh.
- Đường thẳng hay cong xuất phát từ đỉnh, cạnh đến cạnh đối diện nếu đi qua điểm mạnh hoặc chia cạnh ở vị trí 1/3 gọi là đường mạnh, như mấy cái đường thẳng ở dưới
- Đây là nguyên tắc từ hội hoạ áp dụng sang, tuy nhiên không nhất thiết chúng ta phải đi theo, miễn sao thấy đẹp mắt là được. Học "chiêu thức" để biết mà vận dụng nhưng khi "oánh" nhau "quên" chiêu thức mà vận dụng mới giỏi :D Ví dụ nhiều khi để chủ thể chính giữa bức ảnh lại hay hơn rất nhiều

[​IMG]
4 điểm mạnh trong khuân hình thông thường

[​IMG]
Người và thuyền ở 1 điểm mạnh (lúc này ta gọi đó là Vùng mạnh)



[​IMG]
Bức này tôi thích phá cách

[​IMG]
Bắc Hà (Đường cong, người và trâu ở vùng mạnh)

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close