VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Mẹo Xoá phông, Làm mờ hậu cảnh (background)

Đăng lúc: . Đã xem 20020 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
Mẹo Xoá phông, Làm mờ hậu cảnh (background)

Mẹo Xoá phông, Làm mờ hậu cảnh (background)

Nên nhớ: cái máy chụp hình và ống kính tốt nhất là máy hình và những ống kính bạn đang có trong tay.
Trước khi viết bài: Xin nói trước tui không phải là thợ chụp hình, lại càng không phải là nhiếp ảnh gia, tui chỉ là người thích chụp hình cho vui và xả stress mà thôi, tuy nhiên một người không phải là dân chụp hình chuyên nghiệp thí dụ như tui không có nghĩa là không biết được một số vấn đề căn bản chụp hình, từ đó mình mới có thể chụp hình theo ý muốn của mình, tui biết có nhiều người hiểu lầm là một máy chụp hình và ống kính đắt tiền mới cho ra một tấm hình đẹp.... hoàn toài sai, bức hình đẹp được tạo ra bởi người đứng đảng sau ống kính, máy móc chỉ là phụ thuộc mà thôi.


Tui cố gắng viết tất cả bằng tiếng Việt và sẽ dùng những chữ thay thế như sau:

**Hậu cảnh: Background.
**Tiền cảnh: Foreground
**Tiêu cự: Focal length.
**Độ sâu trường ảnh: Depth of field.
Độ sâu trường ảnh là khoảng cách giữa điểm gần và xa nhất mà chủ thể nằm trong khoảng cách nầy sẽ thấy rõ nét độ sâu trường ảnh ngắn hay sâu tùy thuộc vào tiêu cự và khẩu độ ống kính.
lam-mo-hau-canh-anh
Nếu cùng tiêu cự, khẩu độ càng nhỏ ( số F stop càng lớn cho độ sâu trường ảnh nhiều hơn)
Nếu cùng khẩu độ, tiêu cự càng ngắn ( góc nhìn càng rộng) sẽ cho độ sâu trường ành nhiều hơn.
lam-mo-hau-canh-anh

**Khẩu độ ( độ mở lớn, nhỏ của ống kính): F stop, Aperture.
lam-mo-hau-canh-anh

**Zoom lens: ống kính chụp đa tiêu cự.
**Fix, prime lens: ống kính chụp 1 tiêu cự.....

Để có một tấm hình có chủ thể nổi bật trước hậu cảnh ( hai cả hai hậu và tiền cảnh) mơ huyền.....mờ , chúng ta cần phải biết rõ những tác động nào làm xoá phông mờ trong ảnh chụp.
Theo tui có 3 yếu tố chánh và 1 yếu tố phụ có khả năng làm xoá phông mờ tiền cảnh và hậu cảnh trong hình.

Ba yếu tố chánh cho xoa phông hình là:
1. Khoảng cách.
2. Tiêu cự.
3. Khẩu độ.

Một yếu tố phụ là:

Cảm biến ( sensor), cảm biến càng lớn thì độ xoá phông càng mờ hơn cảm biến nhỏ hơn, thí dụ máy full frame , cảm biến= 36x24mm sẽ xoá phông tốt hơn máy crop APS-C, cảm biến 24x16mm nếu so sánh chụp cùng tiêu cự và khẩu độ....

Khoảng cách:

Có hai cách để xoá phông (chúng ta có thể kết hợp cả hai một lúc để xoá phông nhiều hơn)

1- Hậu cảnh càng xa chủ thể, hình xoá phông càng tốt hơn.
2- khoảng cách từ ống kính càng gần chủ thể, hình càng xoá phông nhiều hơn, nếu ta tiên gần chủ thể đến mức ống kính cho phép để chụp chỉ một phần chủ thể thì hình sẽ xoá phông rất đẹp.

Tiêu cự:
Tiêu cự là khoảng cách từ điểm giữa của ống kính đến cảm biến của máy hình, thí dụ trong ống kính đa tiêu cự 24-70mm có nghĩa là ống kính nầy có thể chụp những tiêu cự khác nhau từ 24mm đến 70mm.
lam-mo-hau-canh-anh


*** Cùng một khoảng cách trước ống kính đến chủ thể, tiêu cự càng dài hình càng xoá phông nhiều hơn.
Thí dụ: tiêu cự 100mm xoá phong tốt hơn tiệu cự 50mm rất nhiều ( so sánh cả hai cùng một khẩu độ).

Khẩu độ:

*** Khẩu độ càng lớn ( số F càng nhỏ thì hình sẽ xoá phông càng tốt hơn, thí dụ như: F1>>F1.4>>F1.8>> F2....
lam-mo-hau-canh-anh


*** khẩu độ nhỏ như F32, F22, F16 gầnn như không xóa phông vì có độ sâu trường ảnh quá cao.( rất tốt khi chụp phong cảnh )

Tóm lại:

A- Xóa phông bằng khẩu độ là an toàn nhất vì khi khẩu độ to, tốc độ màn trập sẽ nhanh, từ đó tránh bị run tay, hình sẽ rất rõ nét hơn.
B- Xoa phông bằng tiêu cự có hậu cảnh đẹp vì hình sẽ cho nhiều boken tròn trịa và vật thể nổi lên giồng như hình 3D rất đẹp.
C- Xoá phông kết hợp chung giữ khẩu độ là cách xoa phông hoa hảo nhưng hình chủ thể rất dễ bị mất nét vì độ sâu trường ảnh rất mỏng.

Điều sau cùng tôi muốn viết, với một cái len kit rẻ tiền đa tiêu cự 18-55 mm, F3.5~5.6 dùng cho máy hình APS-C, chúng ta vẫn có thể chụp các tấm hình xóa phông đẹp nếu chúng ta biết khai thác hết các chức năng tối đa có thể được của nó như sau:

*** Xài tiêu cự dài nhất (55mm)
*** Xài khẩu độ mở lớn nhất của nó ở tiêu cự 55mm ( F5.6).
*** Cho ống kính tiến gần chủ thể nhất trong độ cho phép của nó ( thí dụ: 0.35 mét).
*** Để chủ thể càng xa hậu cảnh càng tốt.


Nguồn tin: batkhuat.net/
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.8/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close