VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Thủ thuật chụp ảnh cơ bản khi sử dụng DSLR

Đăng lúc: . Đã xem 11321 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
Thủ thuật chụp ảnh cơ bản khi sử dụng DSLR

Thủ thuật chụp ảnh cơ bản khi sử dụng DSLR

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên cơ bản để hoàn toàn kiểm soát chiếc máy ảnh của mình.

1. Đối tượng chụp ảnh

 
Xác định đối tượng có lẽ kĩ thuật nhiếp ảnh quan trọng nhất khi nó là tiêu chí đầu tiên làm nên một bức ảnh đẹp và quay phim. Đối tượng trung tâm cần được sắp xếp sao cho cân bằng với các đối tượng khác, với hình dạng bức ảnh và tỉ lệ cắt hình. Rất đơn giản phải không? Tuy nhiên, bạn cần phải thử nghiệm khá nhiều lần trước khi có được một bức ảnh đẹp và vừa ý mình.
 
7-thu-thuat-co-ban-khi-su-dung-DSLR-1
 

 

2. Độ sâu trường ảnh

 
Độ sâu trường ảnh là khoảng cách tương đối giữa tiền cảnh và phần nền của bức ánh. Kỹ thuật này được tạo ra bằng cách các thiết lập khẩu độ của máy ảnh phim, độ dài tiêu cự và khoảng cách đến đối tượng. Một cách đơn giản, độ sâu trường ảnh là khả năng bạn tách đối tượng trung tâm của chủ đề và làm nổi bật chúng lên các khu vực ngoại biên. Thông thường, một bức ảnh có độ sâu lớn sẽ đi cùng với một góc máy rộng. Điều này sẽ làm cho bức ảnh có nhiều thể hiện được nhiều nội dung hơn.
 
7-thu-thuat-co-ban-khi-su-dung-DSLR-2
 

 

3. Chụp ảnh chuyển động

 
Để chụp ảnh một vật thể đang chuyển động, bạn có thể sử dụng nhiều thiết lập khác nhau mà đơn giản nhất là thay đổi tốc độ màn trập. Ví dụ, bạn muốn chụp với bông hoa chuyển động, bạn cần đặt màn trập  đóng với tốc độ cao chơn tốc độ chuyển động của bông hoa. Nếu không, bức ảnh sẽ trở nên nhòe, mất hết độ nét. Tuy nhiên, bạn lại cần thiết lập một tốc độ màn trập chậm hơn nếu bạn cần một bức ảnh với những vệt mờ đánh dấu chuyển động  -  một bức ảnh khá phù hợp để thể hiện một quá trình chuyển động.
 
7-thu-thuat-co-ban-khi-su-dung-DSLR-3
 
 

4. Chụp ảnh ban đêm

 
Chụp ảnh ban đêm đòi hỏi phải tiếp xúc lâu dài và sự kiên nhẫn nhiều hơn. Đây cũng là một trong những kỹ thuật nhiếp ảnh khó khi cần nhiều thời gian để tìm ra các thiết lập thích hợp của tốc độ màn trập và khẩu độ phù hợp. Hầu hết các máy ảnh không có một đồng hồ ánh sáng để biết chính xác ánh sáng cần thiết là bao nhiêu. Vậy nên bạn cần có một đồng hồ ánh sáng cầm tay bên mình.
 
7-thu-thuat-co-ban-khi-su-dung-DSLR-4
 
 

5. Chụp ảnh phong cảnh

 
Để chụp ảnh phong cảnh với các chi tiết sắc net, bạn cần thiết lập máy ảnh với khẩu độ nhỏ và tốc độ màn trập chậm. Hầu hết các nhiếp ảnh gia thích một bức ánh phong cảnh với bố cục đơn giản gồm một tiền cảnh, một đối tượng và một hậu cảnh, thường là cảnh chân trờ, tuy nhiên, khả năng sáng tạo trong trường hợp này là vô tận. Một nhiếp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp sẽ được sẵn sàng đi bộ đến các địa điểm khác nhau và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi có ánh nắng hoàng hôn mùa thu tại hiện trường.
 
7-thu-thuat-co-ban-khi-su-dung-DSLR-5
 
 

6. Chụp ảnh động vật hoang dã

 
Tương tự như chụp ảnh chuyển động, bạn cần sử dụng những ống kính có tốc độ màn trập và có thể cầm được trong tay để tiện di chuyển. Một ống kính máy ảnh dài cũng là cần thiết để có được những hình ảnh cận cảnh của động vật hoang dã mà không cần tới quá gần để chúng giật mình hay gây hại. Một ống kính zoom cũng sẽ rất thuận lợi khi chụp ảnh chim vì chúng thường bay rất cao với bạn. Đồng thời bạn cần rất nhiều sự kiên nhẫn và phản xạ nhanh chóng để có thể thu được những bức ảnh thành công.
 
7-thu-thuat-co-ban-khi-su-dung-DSLR-6
 
 

7. Chụp ảnh mùa đông

 
Không gian toàn tuyết trắng của mùa đông sẽ gây ra một vài rắc rối cho bất kỳ nhiếp ảnh gia nào. Về cơ bản, máy ảnh của bạn sẽ đo ánh sáng tự nhiên rồi làm cho màu trắng của tuyết sẽ trở nên tối đen và những vật thể xung quanh sẽ toàn một mùa xám. Lúc này, bạn cần phải thiết lập máy ảnh sao cho thừa sáng để mang lại màu trắng của tuyết. Tất nhiên, các lớp khác nhau của tuyết sẽ có những thay đổi khác nhau nhưng đây là một thử thách cho sự hiểu biết của bạn về nghệ thuật chụp hình.
 
7-thu-thuat-co-ban-khi-su-dung-DSLR-7

 



Nguồn tin: GUIDETOFILMPHOTOGRAPHY/VIET NGOC/DESIGN.VN
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close