Igor Sakharov được biết tới như một nhiếp ảnh gia quảng cáo nổi tiếng nhất ở Nga với vô số các giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế, thành viên của Hiệp hội nghệ sĩ Nga, người duy nhất và đầu tiên nhận được chứng nhận “Nhiếp ảnh gia tiêu chuẩn” của hội đồng nhiếp ảnh EU. Ông học tập ở Đức, lĩnh hội chuẩn mực mỹ thuật của thế giới ở môi trường này. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ảnh quảng cáo, ông được biết tới như một nhiếp ảnh gia có thể hoàn thành các tấm ảnh trong bất kì một điều kiện, hoàn cảnh nào, dù có phức tạp tới đâu.
Website chính thức: igorsakharov.com
Facebook fan page: Facebook page
Bài phỏng vấn sau đây chia sẻ một vài kinh nghiệm cũng như quan điểm của Igor về lĩnh vực Chụp ảnh sản phẩm.
——————————
Cố gắng đi vào studio, chụp ảnh với một ý tưởng trong đầu hoặc một bản vẽ nháp trên giấy. Nếu không có kết quả gì, đó là phí phạm thời gian. Chỉ bấm máy khi hình ảnh trong kính ngắm đã hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh trong ý tưởng. Đối với nhiếp ảnh studio, nhiếp ảnh gia cần phải suy nghĩ nhiều hơn là theo bản năng.
Khi chụp theo cách này, người xem có thế hiểu được nội dung của tấm hình, định hướng cho người xem một câu chuyện nhỏ nào đó đằng sau bức ảnh. Mở đầu, phát triển, mở rộng và kết luận không chỉ đúng với các lĩnh vực khác mà trong nhiếp ảnh cũng như vậy. Chúng ta phải luôn nhớ rằng hầu hết người xem sẽ luôn xem một bức ảnh từ trái qua phải và từ trên xuống dưới, y như lúc đọc hay viết vậy. Vì thế, chúng ta cũng phải sử dụng và bố trí ánh sáng, bố cục làm sao để cũng có thể hoàn thành một trải nghiệm tương tự khi người xem nhìn vào tấm hình – bên trái sáng hơn bên phải, trên sáng hơn ở dưới. Một điều nữa luôn phải nhớ rằng cơ chế tiếp nhận hình ảnh của mắt người là dễ bị cuốn hút vào những vùng sáng của ảnh. Như vậy, đối tượng chính và câu chuyện cần kể nên được đặt vào những vùng sáng.
Đừng nản lòng khi một vài người không thích những tấm ảnh của bạn. Trong nghệ thuật, không có cái gì là đúng và sai hoàn toàn, không có một tấm ảnh nào được ưa thích 100% và cũng không có tấm ảnh nào bị cho là xấu 100%. Mỗi tấm ảnh đều có khán giả của nó.
Bắt đầu một chút với trang sức, chúng ta đều biết rằng ảnh được tạo thành bởi highlight và shadow, đường nét và hình khối. Làm việc với back backround nói chung thì đơn giản hơn là làm việc với nền sáng bởi một phần chúng ta có thể lợi dụng nền tối để che đi các khuyết điểm hoặc các điều ko mong muốn – cái không thể làm với nền sáng.
Nói chung, với ảnh trang sức, sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta làm việc trên black background bởi vì lúc này, sản phẩm sẽ được vẽ nên bởi ánh sáng, và nó không bị ánh sáng của môi trường hay background làm xao nhãng. Có một luật bất thành văn trong nhiếp ảnh trang sức:”Vật chụp càng xa xỉ đắt tiền, nền càng tối”. Màu tối là hiện thân của sự xa xỉ và một chút huyền bí, và chụp vật đen trên nền đen luôn luôn là thách thức lớn trong chụp ảnh sản phẩm.
Đừng bó buộc với bất kì 1 luật nào, sử dụng các texture khác nhau sẽ tạo ra điều thú vị cho bức ảnh, giúp sản phẩm nổi bật hơn.
Chuyển qua các ảnh về Rượu. Lại một lần nữa chúng ta nên thay đổi suy nghĩ, không cứ rượu là cứ phải có 1 cốc thủy tinh chứa rượu và 1 chai rượu để bên cạnh. Bức ảnh này được chụp cho một khách hàng Italy – một nhà sưu tập rượu. Không có sự xuất hiện của rượu nhưng chúng ta đều hiểu nội dung của tấm hình.
Cũng như vậy, tấm hình dưới đây được chụp để thể hiện một món đồ uống cho phụ nữ – sâm panh. Tấm hình được chụp bằng kĩ thuật mutiple exposure bằng cách đánh flash 2 lần, 1 lần là với ly rượu, lần thứ 2 là thay thế ly rượu bằng chùm hoa.
Tương tự với shot hình ở bên dưới, chúng ta sử dụng 2 stripbox ở 2 bên là 1 strip ở đằng trước. Riêng với ly rượu, chúng ta cần pha loãng nó ra vì rượu vang đỏ thường khá đậm đặc, ánh sáng ko thể xuyên qua nó.
Giờ chúng ta nói một chút về Trà. Nếu nhìn tấm hình ở dưới đây, chúng ta sẽ nghĩ đây là 1 ấm trà nhưng thực tế đó chỉ là do trí tưởng tượng của chúng ta. Không có một ít trà nào trong tấm hình này, hiệu ứng được tạo ra bởi ấm trà và màu của ánh sáng mà thôi.
Với thủy tinh và rượu, chúng ta có thể thấy ở tấm hình dưới đây có 3 cái ly và 1 chiếc lá. Thực chất chỉ có 2 chiếc ly mà thôi, cái ly thứ 2 chỉ là hình ảnh của cái ly thử 3 phản chiếu lên cái ly thứ nhất. Tôi đặt một chiếc lá khô vào chiếc ly thứ nhất để thêm trọng tâm cho tấm hình.
Trở lại với đồ uống, tôi muốn diễn tả 1 thứ đồ uống vừa tạo cảm giác nóng và lạnh – điều này là vô cùng khó vì xung đột ngay về ý tưởng. Sau nhiều ngày làm việc, tôi đã tìm ra cách để tạo ra nó. Tôi sử dụng cách chụp phơi sáng dài, front curtain sync và đốt 1 miếng giấy báo ở background. Ở front ground, tôi sử dụng 1 softbox và 1 honeycomb grid với gel xanh để tạo cảm giác lạnh của đá. Lửa ở đằng sau sẽ giúp tạo ra cảm giác nóng.
Ở tấm hình dưới, can nước được gắn chặt vào 1 tấm thủy tinh và đơn giản chỉ là đổ hỗn hợp nước và hoa quả lên. Tốc của flash ở tầm 1/7000s để freeze chuyển động của nước.
Đơn giản hơn, chúng ta thả hai quả ớt này vào bể nước, đổ soda vào và chụp
Ở tấm hình bên dưới, chúng tôi được yêu cầu chụp 1 dòng sản phẩm giày mới có thể chịu được các thời tiết và môi trường khắc nghiệt. Chúng tôi sử dụng 1 hỗn hợp glycerin, nước và dầu máy. Đôi giày được treo ở trên và đơn giản là chỉ nâng lên hạ xuống đôi giày để nó chạm vào mặt hỗn hợp này. Tuy nhiên chúng tôi để nghiêng đôi giày vì muốn show up cả phần đế – phần quan trọng của sản phẩm để chống chọi thời tiết.
Như vậy, trong nhiếp ảnh sản phẩm, điều đầu tiên cần phải suy nghĩ đó chính là Show up được toàn bộ các đặc điểm của sản phẩm, sau đó mới là các yếu tố sáng tạo khác.
Ý kiến bạn đọc