VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Cẩm nang sử dụng filter trong nhiếp ảnh p2

Đăng lúc: . Đã xem 20264 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Cẩm nang sử dụng filter trong nhiếp ảnh p2

Cẩm nang sử dụng filter trong nhiếp ảnh p2

vuanhiepanhcom Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản chiếu mà không dùng Polarizers Filter, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn.
 Có rất nhiều loại filter, xin được nêu ra một vài filter thông dụng như sau:
1. UV Filter
2. ND Filters, GND Filter, Graduated Filter
3. Polarizers Filter
4. Color Correction Filter 
5. Black & White filter (for monochrome films filter)
6. Infrared filter
7. Close-up Filter ( Close-Up Lens, Macro Filter )
8. Effect filter - Kính lọc hiệu ứng
Ngoài giới thiệu tính năng của filter các loại, trong bài viết còn đề cập tới các vấn đề liên quan đến filter như:
9. Cấu trúc, vật liệu và các phụ kiện cho filter
10. Tip, mẹo và các lưu ý khi sử dụng filter


 

III. Polarizers Filter:




Ánh sáng di chuyển theo dạng sóng, tất cả các vật thể đều phản xạ ánh sáng và ống kính ghi nhận tất cả các loại sóng ánh sáng phản xạ đó . Trong quá trình phản xạ, các sóng ánh sáng phản chiếu này có thể cộng hưởng hoặc gây nhiễu động sóng ánh sáng kia gây ra loá sáng và bóng ảnh. Bằng cách xác lập trục truyền ( xoay filter ), Polarizers Filter sẽ cản những tia sáng do phản chiếu (unpolarized ) bằng cách đẩy ra ngoài , chỉ cho phép những tia sáng có phương vuông góc ( perpendicular ) tia sáng phản chiếu đi vào ống kính (P-Polarized ), hạn chế các sóng ánh sáng phản chiếu lung tung "free to move”. Do đó sóng ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface) phân cực đi vào ống kính đã được lọc bỏ đi sự nhiễu động do sự phản chiếu từ vật thể khác. Ví dụ như chủ thể đang ở vùng mặt nước ( hoặc trước mặt kính ) Polarizers Filter sẽ loại bỏ sự ám ( veil ) bên ngoài tạo cho ánh sáng truyền từ chủ thể vào ống kính một cách trung thực, màu sắc và độ nét được bảo toàn phần nào. 





Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản chiếu mà không dùng Polarizers Filter, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn. Rất hiệu quả nếu ta dùng filter này để chụp ảnh các vật thể trước gương hoặc mặt nước kể cả dưới bầu trời sáng chói, Polarizer Filter sẽ loại bỏ những ánh sáng do phản xạ mà có, giữ lại ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface) 





Linear Polarizers Filter:



Đây là loại filter có lớp film với những lưới dây song song – wire grid ( B+W ) nó sẽ cản và phản chiếu ngược ra ngoài những tia sáng lộn xộn – ramdomly polarized / unpolarized, nếu đặt nằm ngang nó sẽ cho phép chỉ những tia sáng phân cực đứng ( vertically polarized beam light ) đi qua, tương tự với đặt theo phương đứng, hoặc nếu đặt theo phương 45 độ thì nó chỉ cho những tia phân cực 135 độ đi qua.





Filter này có công dụng chính là cản những tia sáng phản xạ, tăng độ tương phản, tăng độ bảo hoà màu. Bởi vì filter này cản sáng theo kiểu “ cut off “ nên sẽ gây nên hiện tượng đo sáng và lấy nét sai trên máy ảnh điện tử . Do đó , filter này không thích hợp khi bạn sử dụng các máy ảnh điện tử với chế độ lấy nét tự động ( AF ). Nhiều hãng chế tạo filter khuyến cáo không nên sử dụng Linear Polarizer Filter trong các chế độ lấy nét tự động AF và đo sáng TTL Meter ( nên chuyển về chế độ lấy nét tay MF )

Circular Polarizer Filter - CPL:





Filter này là loại cải tiến từ Linear Polarizer, nó bao gồm 2 “element”, thành phần thứ nhất phía trước là Linear Polarizers Filter, thành phần thứ 2 phía sau được gọi là Quarter Wave Plate ( Quarter là góc một phần tư, cũng có hãng gọi là half-wave Plate ), các tia Polarizer đi qua thành phần thứ nhất và di chuyển qua thành phần thứ 2 theo đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ vào phía trong. Hiện tại, các hãng sx Filter lớn và nổi tiếng không còn dùng lớp plastic cho Linear Polarizer Filter mà thay vào đó là lớp thuỷ tinh mỏng gọi là glass-to-air hay foil-to air surface do đó theo khuyến cáo không được để bề mặt của CPL nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), do vậy những đèn flash gắn lên phía trước ống kính ( flash dành chụp macro ) không nên sử dụng đi cùng với CPL.



Sử dụng CPL rất hiệu quả khi chụp ảnh mà chủ đề phía trước mặt nước, kính, kim loại gây phản chiếu, ngoài ra nó còn giúp cho bức ảnh trong hơn, màu sắc đẹp hơn. Đa phần các sản phẩm CPL đều có màu xám trung tính ( Neutral ) tuy nhiên vẫn còn có nhiều loại khác, do vậy khi lựa chọn CPL nên chú ý thêm ký hiệu ghi trên filter. Ví dụ:






* B+W Linear & Circular Polarizers KR 1.5, đây là CPL cải thiện chi tiết vùng màu ấm và cho ra tone màu ấm. ( Tương tự KR 3, nó sẽ cho ra tone màu ấm mạnh hơn )

* B+W CPL Pro Redhancer : đây là CPL cải thiện chi tiết vùng màu nóng và cho ra tone màu nóng. Filter này rất thích hợp cho ảnh phong cảnh mùa thu ở vùng bắc bán bán cầu ( Châu Âu – Bắc Mỹ ), những rừng cây là phong sẽ đẹp hơn, màu “golden” sẽ tươi hơn … vv



Xin lưu ý đối với CPL là filter này sẽ có 2 vành, một vành sẽ khoá chặt vào ống kính như các loại filter bình thường khác, và vành còn lại để chỉnh hướng cản tia phản xạ. Và khi lưa chọn, nếu đang sử dụng các máy ảnh phim điện tử hoặc máy số digital nên coi kỹ ký hiệu trên vỏ hợp nếu đây là loại có khả năng dùng được với các loại máy kể trên ( filter B+W có ghi chữ Digital sẽ dùng được cho máy số ) .
 
 
 

IV. Color Correction Filter






Màu sắc thay đổi chuyển biến tuỳ vào nguồn sáng. Những nguồn sáng nhân tạo khác nhau, đèn như đèn tungsten, đèn halogen, nến … vv sẽ gây ra những ám màu khác nhau, “ nhiệt độ màu “ trong ngày ngày cũng thay đổi tuỳ theo thời điểm, bình minh, giữa trưa, chiều và hoàng hôn. Color Correction Filter có tác dụng bù trừ màu và tạo ra sự cân bằng về màu sắc ( Color Balancing ). Filter loại này được sản xuất đầu tiên bởi hảng Tiffen, các số hiệu màu được lấy theo số hiệu màu Mired – Micro Reciprocal Degrees trên phim do các kỹ sư của hãng Kodak xuất bản năm 1912, phim kiểu “daylight” được dùng để chụp cho bao cảnh có nhiệt độ màu 5600K, phim Tungsten được sử dụng dưới nguồn sáng khoảng 3200K. Tuy nhiên, nhiệt độ màu thay đổi rất thường xuyên do vậy các filter này rất hữu ích khi sử dụng với các loại phim nói trên để tạo ra ảnh có sắc màu tự nhiên.





Chụp ảnh với nguồn sáng đèn trong nhà ( household Bulbs ) và sử dụng daylight film thường cho ảnh ám đỏ. Dùng các loại filter trong trường hợp này có thể điều chỉnh và đưa nhiệt độ màu lên 3200K ( đ/v filter 80A ) tới 3400K ( đ/v filter 80B ) …vv 





Chụp ảnh trong ngày nhiều mây, trong bóng râm có thể gây ra ảnh ám xanh hoặc bị thiếu vàng, sử dụng các loại filter 81A / B có thể điều chỉnh và đưa nhiệt độ màu lên đến 6000k …








Chụp ảnh dưới đèn Flouressecent gây ra ảnh ám màu lục (green). Sử dụng các loại filter Marumi F-DL/F-TB, F-WL hoặc B+W 499 F-Day sẽ điều chỉnh và khử ám màu trong trường hợp này.

 
 
 

Tác giả bài viết:
Nguồn tin: B+W Filters Handbook , Cokin Creative system, Marumi Digital Pro General Filters và wikipedia .
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close