VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Tìm hiểu các ký hiệu sử dụng trên ống kính Canon

Đăng lúc: . Đã xem 11875 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Tìm hiểu các ký hiệu sử dụng trên ống kính Canon

Tìm hiểu các ký hiệu sử dụng trên ống kính Canon

Để hiểu hết các ký hiệu trên ống kính Canon, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Ký hiệu của các loại ống kính khác nhau

  • EF: đây là ngàm điện tử được Canon giới thiệu vào năm 1987. Tất cả các ống kính có ký hiệu EF có thể sử dụng với tất cả các máy ảnh EOS, máy số và máy phim và được thiết kế để sử dụng trên các cảm biến full frame.
  • EF-S: Điểm khác biệt duy nhất giữa EF và EF-S chính là EF-S là các ống kính được thiết kế riêng biệt cho dòng máy sử dụng cảm biến crop như Canon 60D, 700D. Đối với các ống kính EF-S, bạn không nên sử dụng trên các máy có cảm biến full frame do gương lật lớn sử dụng trong máy ảnh. Khi sử dụng, h lật có thể chạm vào đuôi ống kính khi lật lên khiến gương bị xước, hỏng.

Ngàm EF và EF-S
  • EF-M: cũng tương tự như EF-S, EF-M là dòng ống kính chuyên dùng cho dòng máy ảnh Mirrorless.
  • FD: Đây là dòng ống kính lấy nét bằng tay được sản xuất vào trước năm 1987. Bây giờ các ống kính FD không còn được sản xuất nhưng vẫn được một số nhiếp ảnh gia sử dụng và sưu tầm. Các ống kính FD có thể sử dụng trên các máy ảnh EOS bằng cách sử dụng adapter.

Các ống kính FD của Canon
  • FDn: giống như dòng FD nhưng không được trang bị lớp phủ ở thấu kính trước.
  • FL: Cũng giống như dòng FD như không thể đo sáng khi mở khẩu tối đa.

Ký hiệu và công nghệ sử dụng trên từng dòng ống kính 

  • L: L là viết tắt của Luxury nghĩa là cao cấp. Viền đỏ và chữ L nổi bật đã trở thành thương hiệu của Canon trên dòng ống kính cao cấp. Đây là các ống kính được trang bị các công nghệ tráng phủ trên ống kính mới nhất, cao cấp và hệ thống thấu kính có cấu trúc tốt nhất. Một số ống kính cũng được thiết kế để có thể chống chọi được với thời tiết khăc nghiệt.

  • SSC: Đây là công nghệ tráng phủ quang phổ được phát hiện bởi Lord Rayleigh vào năm 1886 và phát triển bởi Carl Zeiss. Các ống kính sử dụng công nghệ tráng phủ này mang hiệu quả tuyệt vời lúc bấy giờ. Bây giờ mặc dù công nghệ đã mới hơn nên các ống kính không chỉ sử dụng duy nhất công nghệ SSC. Về cơ bản, SSC giúp giảm tối đa hiện tượng khúc xạ và tăng độ tương phản cho ống kính.
  • I,II,III: Chỉ đời của ống kính. Ví dụ ống kính đời I, tiếp đến là ống kính đời II. Các ống kính đời sau có công nghệ mới hơn và một số cải tiến so với ống kính đời cũ.
  • USM: các ống kính có hiệu này được trang bị motor lấy nét cao cấp nhất của Canon. Tốc độ lấy nét nhanh, êm ái, chính xác, nhẹ và có thể sử dụng lấy nét thủ công và tự động cùng lúc chính là những ưu điểm. Công nghệ này được sử dụng hầu hết trên các ống kính Canon mới từ ống kính có mức giá thấp đến ống kính dòng L.
  • Micro USM: công nghệ này sử dụng một motor lấy nét nhỏ hơn và đơn giản hơn so với USM. Motor này nhỏ hơn và đơn giản giúp bạn lấy nét nhanh và gây tiếng ồn cực thấp. Thông thường dòng motor này không thể giúp người dùng lấy nét bằng tay và tự động cùng lúc. Tuy nhiên vẫn có một số ống kính ngoại lệ.

Bên trái là motor USM, còn bên phải là Micro USM II
  • STM: Công nghệ này giúp ống kính giảm tối đa hiện tượng rung và noise trong khi quay video bằng cách sử dụng một motor bước. Ống kính đầu tiên sử dụng công nghệ này là Canon EF-M 22mm f/2 STM.
  • IS: công nghệ ổn định hình ảnh của Canon. Tương tự như Nikon, công nghệ này sẽ di chuyển các thấu kính bên trong để chống lại chuyển động của chủ thể giúp hiện tượng rung được giảm tối đa.
  • AFD: dòng motor lấy nét tự động đầu tiên được sử dụng trên các ống kính Canon. Dòng motor này cho tiếng ồn lớn hơn và có tốc độ lấy nét chậm hơn hẳn và cho tốc độ chậm hơn rõ ràng khi lấy nét các chủ thể đang chuyển động.
  • MM: MM là viết tắt của Micro Motor, đây là motor được sử dụng trên các ống kính rẻ nhất của Canon, ví dụ như Canon EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS II. Motor lấy nét này không cho phép người dùng lấy nét tự động và thủ công đồng thời mà phải chuyển chế độ.
  • PZ: viết tắt của Power Zoom và sử dụng một motor để thay đổi tiêu cự ống kính chứ không dùng cơ như các ống kính khác. Điển hình của dòng ống kính này có thể kể đến 35-80mm f/4.5-5.6 PZ.

Một số ký hiệu cho ống kính đặc biệt


Một ống kính TS-E
  • Macro: các ống kính được thiết kế để chụp với khoảng cách rất gần cho tỉ lệ phóng đại 1:1.
  • Compact Macro: cũng tương tự như các ống kính macro, dòng ống kính này cho phép chụp với khoảng cách rất gần, ví dụ như ống EF 50mm f/2.5 Compact Macro.
  • TS-E: dành cho các ống kính tilt/shift sử dụng hiệu quả trong ảnh chân dung, phong cảnh, macro và kiến trúc.
  • DO: sử dụng các thấu kính quang học đặc biệt cho phép ánh sáng vào nhiều hơn so với thông thường. Điều này giúp các ống kính có kích thước nhỏ gọn hơn, ví dụ như ống kính EF 400mm F/4 DO IS USM.
  • Softfocus: đúng như tên gọi, đây là các ống kính khi chụp ảnh sẽ bị soft để tạo hiệu ứng “thơ mộng” cho bức ảnh cảu bạn. Ngày nay thì các ống kính này đã không còn phổ biến vì người dùng có thể dễ dàng tạo hiệu ứng với các phần mềm chỉnh sửa ảnh.

Nguồn tin: Photographylife
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close