VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Sử dụng ống kính tele

Đăng lúc: . Đã xem 23427 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Sử dụng ống kính tele

Sử dụng ống kính tele

vuanhiepanh.com Với ống kính tele, không có sự khác biệt về kích thước và khoảng cách giữa các đối tượng gần và xa, và có thể chụp được những bức ảnh có khoảng nét mỏng. Ống tele do đó mà không chỉ hữu ích khi chụp thế giới hoang dã, mà còn chụp phong cảnh tuyệt đẹp

Tổng quan


Một ống kính bình thường được xem là loại tele trung bình (medium telephoto) khi chiều dài tiêu cự lơn hơn 70mm (được tính trên máy full frame, tức là với máy CF 1.6 thì chiều dài tiêu cự của ống được gọi là tele trung bình là 112mm = 70 * 1.6). Tuy nhiên, nhiều người không gọi ống kính thực sự là tele (full tele) khi chiều dài nhỏ hơn 135mm. Điều này có nghĩa là góc nhìn rộng nhất của ống kính tele nhỏ hơn 15 độ.

Bất kể là gì, khái niệm then chốt là: chiều dài tiêu cự càng dài, chúng ta càng dễ nhận thấy hiệu ứng độc đáo của ống kính tele.

WL0.png
 
Tại sao phải dùng ống kính tele? Một quan niệm sai lầm phổ biến là ốn kính tele chỉ để chụp đối tượng ở xa. Trong khi điều này tuy vẫn đúng, nhưng còn có nhiều khả năng khác, vì thường với đối tượng ở xa chúng ta có thể chụp được những bức ảnh tốt hơn khi đến gần. Tất nhiên là không phải chúng ta áp dụng khi đi chụp thú dữ, nhưng với một con vật nuôi hoặc người, có khả năng chúng ta chụp gần sẽ tốt hơn chụp xa. Tại sao? Khoảng cách đến đối tượng thực sự ảnh hưởng đến góc nhìn của ảnh, ngay cả khi đối tượng được chụp ở cùng kích thước trên khung hình. Có vẻ nhầm lẫn? Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ngay tiếp theo đây...

Góc nhìn của ống kính tele


Một ống kính tele đặc biệt vì góc nhìn hẹp của nó, nhưng thực sự nó đặc biệt như thế nào? Một góc nhìn hẹp có nghĩa là cả kích thước tương đối và khoảng cách được chuẩn hoá lại khi so sánh các đối tượng xa và gần. Có nghĩa là các đối tượng gần có kích thước tương đương khi so sánh với các đối tượng ở xa, kể cả khi đối tượng gần thực sự lớn hơn. Nguyên nhân chính là do góc nhìn hẹp:

 wa_wide-angle-of-view.png
Ống kính góc rộng
 wa_narrow-angle-of-view.png










Ống kính góc hẹp



Với hai cột ở trên có cùng khoảng cách, nhưng kích thước tương đối của chúng rất khác nhau khi sử dụng ống kính góc rộng và ống kính tele (khi chụp khung hình với chiều cao của đối tượng gần nhất). Với ống kính góc hẹp, đối tượng ở xa chiếm một phần lớn hơn.

Một quan niệm sai lầm đó là do ảnh hưởng của góc nhìn, nhưng điều này không đúng sự thật. Góc nhìn chỉ ảnh hưởng bởi vị trí bạn chụp. Tuy nhiên, trong thực tế khi sử dụng ống kính tele có nghĩa là người chụp đứng xa hơn, do đó không bị ảnh hưởng của góc nhìn.

Đặc tính chuẩn hoá kích thước tương đối này có thể được sử dụng để mang lại một cảm giác phù hợp với quy mô của ảnh. Để phát huy tối đa đặc tính này, chúng ta sẽ di chuyển càng xa đối tượng gần nhất càng tốt (và phóng to nếu cần thiết).

telephoto_sense-of-scale.jpg
Chụp với ống 135mm
 
Trong ảnh chụp bằng ống kính tele ở trên, kích thước của người xuất hiện khá nhỏ so với toà nhà phía sau. Nếu sử dụng một ống kính bình thường, thì kích thước của người sẽ tương đối lớn hơn so với kích thước của toà nhà.

Tuy nhiên, đặc tính chuẩn hoá kích thước tương đối có thể làm cho cảnh trở nên tĩnh, flat và thiếu thú vị, do chúng ta thường mong chờ các đối tượng gần lớn hơn một chút. Chụp ảnh ai đó hoặc điều gì đó từ rất xa chỉ nên chụp khi thực sự cần thiết.

Ngoài kích thước tương đối, một ống kính tele cũng làm khoảng cách giữa các đối tượng bị nén lại (bị giảm đi). Điều này có thể có lợi khi người chụp muốn nhấn mạnh vào số lượng đối tượng hoặc làm tăng cường sự xuất hiện trong ảnh:

telephoto_busy2.jpg
Chụp với ống 135 mm
 telephoto_compress1.jpg
Chụp ống tele, phóng đại mật độ hoa


Trong ví dụ trên, những chiếc thuyền xuất hiện ngay cạnh nhau và càng xuất hiện càng nhiều. Số bông hoa và cây xuất hiện xếp chồng lên nhau... thực tế cảnh này kéo dài khoảng 100m.

Mang những đối tượng ở xa lại gần


bw_colorparrot.jpg
Chụp với ống 320mm

Có lẽ cách dùng ống kính tele phổ biến nhất là mang các đối tượng nhỏ và xa lại gần, chẳng hạn như chụp động vật hoang dã. Điều này cho phép chụp được những bức ảnh từ một vị trí thuận lợi mà nếu không thì không thể chụp được. Tuy nhiên, vì thế phải chú ý cẩn thận đến từng chi tiết ở xa và bố cục.
telephoto_sunset2.jpg
Hơn nữa, ngay cả khi người chụp có thể đến đối tượng gần hơn, thì nhiều khi lại bất lợi bởi vì vị trí gần hơn có thể ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng. Điều này đặc biệt đúng khi cố gắng chụp nét tự nhiên của người, tin hay không thì nói chung con người thường sẽ hành động khác khi họ biết răng có ai đó đang chụp ảnh họ.

Cuối cùng, hãy xem xét điều này: ống kính tele mang lại một góc nhìn hẹp, người chụp phải chọn lọc hơn những gì xuất hiện trên khung hình. Bạn có thể chọn chụp một khoảng trời xung quanh mặt trời lặn, người lướt sóng trên ngọn sóng đang lướt, hoặc một khu vực nhỏ quanh khuôn mặt của ai đó khiến thú vị. Những chọn lọc này có thể làm đơn giản và tập trung hơn khi chọn khung hình và chụp.

Phong cảnh và tạo lớp ảnh


Trong dạy và học nhiếp ảnh bình thường thì chúng ta thường được biết rằng "ống kính góc rộng chụp phong cảnh" và "ống kính tele thì được chụp cuộc sống hoang dã". Thực ra là vô nghĩa! :) Khả năng sáng tác và hiệu quả mang lại trong bức ảnh có thể được thực hiện khi dùng ống kính không phù hợp.

Tuy vậy, những tuyên bố như thế không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Ống kính tele có thể nén được chiều sâu của ảnh, trong khi ống kính góc rộng phóng đại được chiều sâu. Và do cảm giác rộng rãi là một yếu tố quan trọng trong chất lượng của nhiều ảnh phong cảnh, do đó mà lý do tại sao ống kính góc rộng phù hợp hơn.

telephoto_layering2.jpg
Chụp bằng ống 130mm
 
Nhưng, ảnh phong cảnh chụp bằng ống kính tele lại yêu cầu một kỹ thuật khác. Nếu ta muốn cải thiện về cảm giác độ sâu ảnh, một kỹ thuật phổ biến với ống kính tele là khi chụp làm sao bao gồm được các tầng lớp đối tượng ở những khoảng cách khác biệt rõ ràng. Ví dụ, các lớp gần nhất ở tiền cảnh là cây, các lớp tiếp theo có thể là sườn đồi, và các lớp xa nhất là bầu rời, biển, và/hoặc tất cả các đối tượng nền.

telephoto_layering1.jpg
Chụp bằng ống 165mm 
 
Ở ví dụ trên, hình ảnh tạo cảm giác ba chiều mặc dù không có tiền cảnh là cây trên đồi. Tương tự như vậy, các lớp cây, mây, và núi ở hậu cảnh cũng làm cho ảnh có độ sâu hơn. Một ống kính tele cũng có thể chụp những cảnh sương mù, mây mù, tạo hiệu ứng thật hơn, khi mà với ống kính này khoảng cách các đối tượng xuất hiện gần hơn.

Điểm nét


Với một khoảng cách xác định đến đối tượng, ống kính tele bắt được khung ảnh có khoảng nét mỏng hơn các ống kính khác. Các đối tượng ở ngoài khoảng nét này cũng được làm to hơn, và nó độ mờ của chúng cũng lớn hơn. Do đó, người chụp cần lấy điểm nét chính xác vào đối tượng cần chụp.

telephoto_focus-location.jpg
Chụp bằng ống 320mm
 
Trong ví dụ trên, hàng rào phía trước dưới chân con mèo xuất hiện ở ngoài khoảng nét do khoảng nét mỏng. Chỉ cần mất điểm nét vài cm có thể khiến cho mắt mèo bị mờ đi rất nhiều, và do đó ảnh chụp được sẽ không đạt được mục đích.

May mắn thay, các ống kính tele hiếm khi bị lỗi mất tập trung vào điểm nét như ở các ống kính có chiều dài tiêu cự ngắn hơn, lý do chính là do khoảng cách xa từ máy ảnh đến đối tượng chụp. Điều này có nghĩa là khi người chụp sử dụng điểm lấy nét tự động ở giữa để khoá đối tượng chụp, và rồi chỉnh khung hình mà không lo lắng về việc thay đổi khoảng cách mà tại đó đối tượng đã được lấy nét nhất. Nên xem thêm về bài viết tự động lấy nét của máy ảnh số.

Giảm thiểu tối đa việc rung máy


Một ống kính tele có thể có tác động đáng kể về cách chụp ảnh khi giữ máy bằng tay. Với chiều dài tiêu cự dài hơn, đòi hỏi thời gian phơi sáng ngắn hơn để giảm thiểu nhoè ảnh do rung tay. Hãy nghĩ về điều này giống như chúng ta cầm đèn laser và cố gắng chỉ vào một điểm cố định; khi chỉ vào một đối tượng gần đó điểm sáng sẽ nhảy quanh điểm trỏ trong pham vị gần hơn.

 tripod_focal-length.png



Giảm rung bằng cách chụp ở tốc độ nhanh hơn và giữ máy ảnh ổn định hơn hoặc kết hợp cả hai.

Để đạt được tốc độ chụp cao hơn, người chụp cần sử dụng khẩu độ lớn hơn (đi từ f/8.0 đến f/2.8) và/hoặc tăng ISO. Tuy nhiên, cả hai tuỳ chọn này có những nhược điểm, do khẩu độ càng lớn thì càng giảm khoảng nét, và tốc độ ISO càng lớn thì tăng nhiễu.

Để giữ máy ảnh ổn định hơn, chúng ta có thể (i) dùng tay giữ ống kính để ổn định ống kính, (ii) cố gắng chụp ảnh trong khi cúi, hoặc (iii) tựa người hoặc ống kính lên một vật cứng khác. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng tripod hoặc monopodlà cách duy nhất thực sự phù hợp để giảm rung máy.

Ống kính tele và khoảng nét

Lưu ý rằng trong bài viết này đã cân nhắc cẩn thận khi nói rằng ống kính tele chỉ làm giảm khoảng nét đối với một khoảng cách nhất định đến đối tượng. Một ống kính tele không có chiều sâu trường ảnh (khoảng nét). Đây cũng là một quan niệm sai lầm khá phổ biến. Nếu chúng ta phóng đại đối tượng chụp lên cùng kích thước khung hình khi sử dụng ống kính khác, thì độ sâu trường ảnh của ống kính tele là tương đương.

Lưu ý kỹ thuật: trong trường hợp phóng đại cực lớn, độ sâu trường ảnh có thể có sai khác đôi chút. Tuy nhiên, đây là trong trường hợp cực đoan và không thảo luận trong bài này.

Lý do mà ống kính tele lại có tiếng trong việc giảm khoảng nét không phải bởi vì cấu tạo của ống kính. Mà bởi vì chúng thường được dùng như thế nào. Người chụp thường phóng đại đối tượng chính nhiều hơn với ống kính tele so với ống kính góc rộng. Nói cách khác người chụp thường tập trung vào đối tượng, khiến đối tượng chiếm nhiều hơn trong khung hình, và độ phóng đại đó khiến độ sâu trường ảnh mỏng hơn.
telephoto_bokeh2.jpg
Tuy nhiên, một ống kính tele phóng đại các khu vực ngoài khoảng nét (gọi là "bokeh"), do nó phong đại hậu cảnh tương đối với tiền cảnh. Điều này cũng có thể khiến độ sâu trường ảnh cũng mỏng hơn.

Do đó, cần chú ý là hậu cảnh sẽ như thế nào và vị trí ra sau khi chúng ngoài khoảng nét. Ví dụ như ảnh con vẹt trên, vị trí kém nổi bật có thể khiến đối tượng phía trước bị mất tập trung.

Nguồn tin: handheld.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 42 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.2/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close