Ngàm F nguyên thủy , hay còn gọi là non-AI , NAI hay Pre-AI
Là thế hệ ống kính Nikkor ngàm F đầu tiên , các ống kính non-AI được sản xuất từ năm 1959 cho đến năm 1977 . Đặc điểm dễ nhận biết nhất của các ống non-AI là chúng chỉ có 1 hàng hiển thị khẩu độ ( so với 2 hàng với các ống AI , AI-S ) cùng với 1 đôi “tai thỏ” không có lỗ . Những ống kính ban đầu có sơn hàng chữ “Nippon Kogaku Japan” và có tiêu cự thể hiện bằng cm . Đến năm 1965 , thể hiện tiêu cự được thay bằng mm và đến năm 1971 thì “Nippon Kogaku Japan” được thay thế bằng “Nikon” . Năm 1974 , một thế hệ ống kính Nikkor có tên là đời K , vẫn là ngàm non-AI , nhưng có ngoại hình thay đổi với vòng lấy nét được bọc vỏ cao su . Lưu ý : nhiều thân máy Nikon đời sau không gắn được ống kính Non-AI . Nếu vẫn cố gắng gắn vào sẽ gây hư hỏng vĩnh viễn cho thân máy .
Ngàm AI và AI modified / AI’d
Ra mắt năm 1977 , ống kính AI ( viết tắt của Aperture Indexing - chỉ số khẩu độ ) được Nikon bổ sung một cái lằn trên vòng khẩu độ để thông báo khẩu độ đang dùng , cùng một cái ngạnh sau đuôi ống kính để thông báo khẩu độ lớn nhất cho bộ phận đo sáng trong thân máy . Ngoài ra, các ống kính AI còn có thêm một hàng hiển thị khẩu độ nhỏ , nằm sát đuôi ống kính , bên cạnh hàng hiển thị khẩu độ lớn thông thường , tổng cộng là 2 hàng hiển thị khẩu độ Đôi tai thỏ cũng được đục lỗ để lấy ánh sáng vào hàng hiển thị khẩu độ thứ 2 . Một số ống kính non AI được chính hãng Nikon hoặc người dùng thông thường chuyển đổi sang ngàm AI . Những ống kính này được gọi là AI modifiled hay AI’d , khác biệt với ống AI nguyên bản ở chỗ nó không có cái ngạnh báo khẩu độ lớn nhất sau đuôi ống kính .
Ngàm AI-S và AI-P
Ra mắt năm 1981 , ống kính AI-S ( Aperture Indexing - Shutter ) cũng tương tự như các ống AI nhưng được Nikon bổ sung thêm một cái chỗ khuyết ( “móng ngựa” ) sau vành đuôi lens và có khẩu nhỏ nhất được sơn màu cam . Nikon gọi cái chỗ khuyết này là “ dấu hiệu nhận biết loại ống kính “ . Ống kính AI-S chỉ khác ống kính AI ở chỗ là nó có thao tác khép khẩu được tiêu chuẩn hóa , giúp cho tốc độ màn trập nhảy chính xác hơn trong chế độ chụp ưu tiên tốc độ hay chế độ Program . Một điều thú vị là , những ống kính Series E giá rẻ của Nikon ra đời đầu tiên năm 1979 cũng chính là những ống AI-S , chỉ khác chỗ là nó không có đôi tai thỏ . Những ống kính AI-S đời sau này cũng được Nikon loại bỏ luôn đôi tai thỏ . Một số ít ống kính AI-S , bao gồm 45mm 2.8P , 500mm 4.0P và 1200-1700mm 5.6-8.0P , được tích hợp CPU để có thể giao tiếp điện tử với thân máy , được gọi là ống AI-P . Các ống kính Zeiss ZF.2 và Voigtlander SL II cũng là ống kính AI-P . Ngoài ra , tất cả các ống kính Nikon AF ( lấy nét tự động ) đều là ống kính AI-S .
Tổng kết
Nhìn chung , các ống kính AI , AI’d , AI-S , Series E , AF đều có thể gắn và sử dụng bình thường với hầu hết các thân máy Nikon , film cũng như số . Các ống kính Non AI chỉ gắn và sử dụng tốt với các máy ảnh Nikon từ F3 ( 1980 ) trở về trước , với F4 ( 1988 ) và F5 ( 1996 - cần nâng cấp ) là ngoại lệ . Các thân máy Nikon số không có động cơ lấy nét tích hợp trong thân máy như D40/D40x/D60/D3x00/D5x00 có thể gắn được các ống kính Non AI , nhưng sẽ không có đo sáng .
Những ống Non AI và Series E đa số là single-coat ( chỉ có 1 lớp tráng phủ chống phản xạ ) . Một số ống non AI được sản xuất từ đầu những năm 70 , có ghi chữ C ( coat ) trong tên gọi , là multi-coat ( tráng phủ nhiều lớp ) . Các ống AI trở đi đều là Multi-coat . Theo thời gian , các ống kính Nikon đời càng mới có thiết kế vỏ ( build ) càng gọn nhẹ và tiện dụng , nhưng cũng kém bền và cho cảm giác sử dụng chán hơn .
Là thế hệ ống kính Nikkor ngàm F đầu tiên , các ống kính non-AI được sản xuất từ năm 1959 cho đến năm 1977 . Đặc điểm dễ nhận biết nhất của các ống non-AI là chúng chỉ có 1 hàng hiển thị khẩu độ ( so với 2 hàng với các ống AI , AI-S ) cùng với 1 đôi “tai thỏ” không có lỗ . Những ống kính ban đầu có sơn hàng chữ “Nippon Kogaku Japan” và có tiêu cự thể hiện bằng cm . Đến năm 1965 , thể hiện tiêu cự được thay bằng mm và đến năm 1971 thì “Nippon Kogaku Japan” được thay thế bằng “Nikon” . Năm 1974 , một thế hệ ống kính Nikkor có tên là đời K , vẫn là ngàm non-AI , nhưng có ngoại hình thay đổi với vòng lấy nét được bọc vỏ cao su . Lưu ý : nhiều thân máy Nikon đời sau không gắn được ống kính Non-AI . Nếu vẫn cố gắng gắn vào sẽ gây hư hỏng vĩnh viễn cho thân máy .
Ngàm AI và AI modified / AI’d
Ra mắt năm 1977 , ống kính AI ( viết tắt của Aperture Indexing - chỉ số khẩu độ ) được Nikon bổ sung một cái lằn trên vòng khẩu độ để thông báo khẩu độ đang dùng , cùng một cái ngạnh sau đuôi ống kính để thông báo khẩu độ lớn nhất cho bộ phận đo sáng trong thân máy . Ngoài ra, các ống kính AI còn có thêm một hàng hiển thị khẩu độ nhỏ , nằm sát đuôi ống kính , bên cạnh hàng hiển thị khẩu độ lớn thông thường , tổng cộng là 2 hàng hiển thị khẩu độ Đôi tai thỏ cũng được đục lỗ để lấy ánh sáng vào hàng hiển thị khẩu độ thứ 2 . Một số ống kính non AI được chính hãng Nikon hoặc người dùng thông thường chuyển đổi sang ngàm AI . Những ống kính này được gọi là AI modifiled hay AI’d , khác biệt với ống AI nguyên bản ở chỗ nó không có cái ngạnh báo khẩu độ lớn nhất sau đuôi ống kính .
Ngàm AI-S và AI-P
Ra mắt năm 1981 , ống kính AI-S ( Aperture Indexing - Shutter ) cũng tương tự như các ống AI nhưng được Nikon bổ sung thêm một cái chỗ khuyết ( “móng ngựa” ) sau vành đuôi lens và có khẩu nhỏ nhất được sơn màu cam . Nikon gọi cái chỗ khuyết này là “ dấu hiệu nhận biết loại ống kính “ . Ống kính AI-S chỉ khác ống kính AI ở chỗ là nó có thao tác khép khẩu được tiêu chuẩn hóa , giúp cho tốc độ màn trập nhảy chính xác hơn trong chế độ chụp ưu tiên tốc độ hay chế độ Program . Một điều thú vị là , những ống kính Series E giá rẻ của Nikon ra đời đầu tiên năm 1979 cũng chính là những ống AI-S , chỉ khác chỗ là nó không có đôi tai thỏ . Những ống kính AI-S đời sau này cũng được Nikon loại bỏ luôn đôi tai thỏ . Một số ít ống kính AI-S , bao gồm 45mm 2.8P , 500mm 4.0P và 1200-1700mm 5.6-8.0P , được tích hợp CPU để có thể giao tiếp điện tử với thân máy , được gọi là ống AI-P . Các ống kính Zeiss ZF.2 và Voigtlander SL II cũng là ống kính AI-P . Ngoài ra , tất cả các ống kính Nikon AF ( lấy nét tự động ) đều là ống kính AI-S .
Tổng kết
Nhìn chung , các ống kính AI , AI’d , AI-S , Series E , AF đều có thể gắn và sử dụng bình thường với hầu hết các thân máy Nikon , film cũng như số . Các ống kính Non AI chỉ gắn và sử dụng tốt với các máy ảnh Nikon từ F3 ( 1980 ) trở về trước , với F4 ( 1988 ) và F5 ( 1996 - cần nâng cấp ) là ngoại lệ . Các thân máy Nikon số không có động cơ lấy nét tích hợp trong thân máy như D40/D40x/D60/D3x00/D5x00 có thể gắn được các ống kính Non AI , nhưng sẽ không có đo sáng .
Những ống Non AI và Series E đa số là single-coat ( chỉ có 1 lớp tráng phủ chống phản xạ ) . Một số ống non AI được sản xuất từ đầu những năm 70 , có ghi chữ C ( coat ) trong tên gọi , là multi-coat ( tráng phủ nhiều lớp ) . Các ống AI trở đi đều là Multi-coat . Theo thời gian , các ống kính Nikon đời càng mới có thiết kế vỏ ( build ) càng gọn nhẹ và tiện dụng , nhưng cũng kém bền và cho cảm giác sử dụng chán hơn .
Ý kiến bạn đọc