VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Ống kính Tele xóa nhòa khoảng cách

Đăng lúc: . Đã xem 37140 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Ống kính Tele xóa nhòa khoảng cách

Ống kính Tele xóa nhòa khoảng cách

vuanhiepanh.com Ống kính tele là ống có chiều dài tiêu cự trên 50mm (theo hệ full-frame). Mục đích nổi bật của dòng ống này chính là việc phóng đại hình ảnh, giúp người sử dụng có thể chụp được những đối tượng từ khoảng cách xa, tạo nên những khuôn hình đặc sắc

 

 Phân loại tele

1/. Tele-Zoom

 Hay còn gọi là ống tele đa tiêu cự như các ống 70-200mm, 55-200mm, 70-300mm. Các ống này có thể có 1 khẩu độ cố định như 70-200mm f4, khẩu độ f4 duy trì trong cả dải tiêu cự. Bên cạnh đó, các ống tele-zoom đa khẩu độ như 55-200mm f4.5-5.6 sẽ mở tối đa f4.5 tại tiêu cự 55mm & f5.6 tại tiêu cự 200mm. Cũng như tất cả các ống đa tiêu khác, tele-zoom mang lại cho người chụp sự tiện lợi, đa dạng trong khuôn hình. Ngược lại, kích thước lớn, trọng lượng nặng & giá thành cao, đặc biệt là ống tele-zoom 1 khẩu độ như 70-200mm f2.8

2/. Tele Prime

Hay còn gọi là ống tele 1 tiêu cự, tiêu biểu như 85mm, 135mm, 200mm hoặc 300mm. Lợi thế của ống này là nhỏ gọn và giá thành củng rẻ hơn tele-zoom. Hơn nữa, chúng có thể được cấu tạo với khẩu độ lơn như 135mm f2. Ngược lại, việc zoom bằng... chân thì không tiện lợi

Tính chất đặc thù của ống Tele

1/. Ép hình

 Hay còn gọi là phóng đại background (phông). Tiêu cự càng dài thì phông càng lớn so với chủ thể. Điều này trái ngược hoàn toàn với ống góc rộng khi vật thề càng gần với ống kính góc rộng thì càng lớn, xa với ống kinh thì càng nhỏ.

2/. Trường ảnh nông:

Hay còn gọi là xóa phông. Ví dụ, tiêu cự 135mm f4 ta có thể hoàn toàn xóa phông hiệu quả.

Công dụng của ống Tele

Có thể nói ống tele cực kỳ phổ biến cho các chủ đề như chân dung, phóng sự & thậm chí phong cảnh. Hầu như các phóng viên, nhiếp ảnh gia đều sử dụng ít nhất 1 ống tele.

1/. Chân dung


Ai cũng công nhận chụp chân dung bằng tele ảnh trông nịnh mắt vô cùng. Ngoài việc xóa phông dễ dàng , khuôn mặt không bị biến dạng như khi sử dụng ống 50mm hay nhỏ hơn. Ngoài ra, ống tele tạo ra khoảng cách đáng kể giữa người chụp & chủ thể, giúp cho chủ thể được thoải mái & tự nhiên hơn. Ngoài những lợi ích kể trên, các nhiếp ảnh gia thời trang rất thích sử dụng tele khi cần để xóa phông toàn thân. Trên thực tế, ống 50mm f1.4 mở khẩu tối đa cũng có thể xóa phông rất mạnh, nhưng khi cần chụp toàn thân, nhiếp ảnh gia không thề đứng quá gần người mẫu nên hiệu ứng xóa phông không rõ rệt, hơn nữa hình ảnh không quá nét tại f1.4 hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, để xóa phông toàn thân nhiếp ảnh gia sẽ xóa phông bằng tiêu cự chứ không phải khẩu độ.

Để chụp chân dung  với tele, có những tiêu cự phổ biến như sau:
85mm: hầu hết các hãng ống kính đều sx ống này với các khẩu độ khác nhau như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2. Tiêu cự trên full-frame được coi là lý tưởng cho chân dung bán thân, thậm chí cho chân dung cận mặt. Khi chụp cận mặt với khẩu độ tối đa, trường ảnh sẽ rất nông, ta cần chú ý đến điểm lấy nét. Luôn luôn lấy nét vào đôi mắt vì nó là cử sổ tâm hồn, là điểm đầu tiên mà người xem sẽ nhìn tới đầu tiên của bức ảnh chân dung. Đặc biệt lưu ý, khi chụp chân dung nghiêng mặt, khi 2 mắt không cùng nằm trên mặt phẳng song song với máy ảnh, ta nên lấy nét ở con mắt gần nhất với máy ảnh.
100mm. 105mm, 135mm f2: đây cũng là dòng tiêu cực kinh điển cho chân dung, hiệu ứng "ép hình" tất nhiên rõ rệt hơn ống 85mm. Nhiếp ảnh gia rất thích tiêu cự này hơn 85mm trong việc chụp chân dung cận mặt với lý do 85mm vẫn gây méo hình biến dạng mặt khi chụp thẳng cận mặt.



2/. Phóng sự - Thời sự

Giới phóng viên không thể sống nếu không có ống tele. Yêu cầu nghề nghiệp của họ là phải có ảnh. Rất nhiều sự kiện diễn ra ở khoảng cách xa, thậm chí rất xa, không thể tiếp cận hoặc không được phép tiếp cận như chụp thể thao hay nguyên thủ quốc gia...họ chỉ có cách là dùng tele để bắn tỉa.
Đặc thù của việc làm phóng sự hay thời sự là tốc độ, qua rồi là không lấy lại được nên các PV ưu tiên sự đa năng & cơ động của thiết bị. Do đó, các ống tele-zoom là ưu tiên tuyệt đối & phổ biến nhất là ống 70-200mm. Có những diễn biến xảy ra nhanh họ không thể zoom bằng chân được, 70-200mm là thực sự phát huy hiệu quả.
Các PV thời sự & xã hội đều sử dụng 70-200mm vì nó có dãi tiêu cự rộng , rất tiện lợi & đa dụng. Các phóng viên thể thao có thể sử dụng thêm tiêu cự xa hơn như 300mm, 400mm thậm chí 500mm khi chụp ở các sân bóng lớn & các sân vận động khổng lồ.

3/. Phong cảnh

Đứng trước cảnh đẹp, ta thường rút ống góc rộng để thu tóm tất cả. Bên cạnh đó, ta vẫn nên tạo sức mạnh cho bộ ảnh bằng cách sử dụng ống tele để chọn ra điểm sáng trong khung cảnh rộng lớn, có thể là hàng cây, con suối, 1 đỉnh núi hay những chi tiết được lập đi lập lại
Chồng lớp (layers stracking) cũng là phương pháp làm cho bức ảnh phong cảnh trở nên dày dặn hơn về mặt mỹ thuật cũng như nội dung & các ống tele làm rất tốt việc này với hiệu ứng "ép hình", phóng to hậy cảnh, kéo sát hậu cảnh với tiền cảnh & trung cảnh.
Các nhiếp ảnh gia sử dụng đa dạng các ống tele như 28-300mm hay 70-300mm hoặc 70-200mm f4, thậm chí 18-200. Nhiều người không quá chú trong đến khẩu độ, không nhất thiết phải sử dụng f2,8 vì khi chụp họ thường khép khẩu f11, f16 & luôn mang theo chân máy.

4/. Thiên nhiên hoang dã

Đây là chủ đề hấp dẫn đối với các nhà khoa học & nhiếp ảnh gia về thiên nhiên hoang dã. Do động vật hoang dã là chủ đề chính, nhiếp ảnh gia phải chụp từ xa nên ống tele & siêu tele là điều bắt buộc.
Tùy loài động vật nào mà ta chọn ống có tiêu cự phù hợp. Ví dụ, 1 đàn chim bay hay loài chim có kích thước lớn & sống gần người như chim nhạn biển, ống 70-300mm f4.5-f5.6 là có thể đáp ứng trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Chỉ trên dưới 15 triệu đồng ta có được tiêu cự 300mm.
Để chọn loài chim nhỏ hơn hay thú dữ, ta phải dùng các tiêu cự xa hơn như 400mm thậm chí 600mm. Đối với ống siêu tele như vậy, ta phải dùng tripod vì tay ta có to như Lý Đức hay Phạm Văn Mách cũng không thể cầm chắc được. Thiên nhiên hoang dã là đề tài kén người chơi bởi vì nó đòi hỏi tiền bạc, công sức và trình am hiểu thế giới động vật cảu người cầm máy. Tiền bạc ở đây bao gồm chi phí nghiên cứu, đi lại và ống đắt tiền.

 

Ống tele & việc chống rung, nhòe

Sử dụng ống tele gây hứng thú tột độ vì nó giúp cho ta nhìn được những thứ ở rất xa. Tuy nhiên, ta phải chú ý đến tốc độ màn chập vì tiêu cự càng dài thì ống càng rung mạnh & khả năng ảnh mờ nhòe càng cao. Phương pháp phổ biến & khá hữu hiệu để tính tốc độ màn chập an toàn như sau:
Tốc độ màn chập = 1/ tiêu cự
Ví dụ, chụp ở tiêu cự 200mm thì tốc độ màn chập tối thiểu là 1/200s, tất nhiên anh nào "cơ bắp" hơn thì có thể hạ xuống 1/160s hay 1/125s.
Nhiều ống tele có thiết kế chống rung, hiệu quả cho việc chụp tĩnh vật. Dòng 70-200mm của Canon có tới 4 ống, f2.8 và f4, mỗi dòng đều có loại chống rung & không chống rung. Sự đa dạng này đôi khi gây khó khăn trong việc chon lựa ống kính. Chống rung thật sự hiệu quả khi chụp tĩnh vật như sản phẩm & chân dung. Khi chụp hành động như thời sự hoặc thể thao thì chức năng chống rung không có tác dụng vì chúng ta phải đảm bảo tốc độ màn chập tối thiểu có thể bắt đứng khoảnh khắc. Các nhiếp ảnh gia phong cảnh cũng không đề cao chức năng này khi chân máy là vật không thể thiếu trong công việc của họ.

"Ống xịn" hay "ống for"

Ta có thể hoàn toàn tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng các ống tele của các hãng  như Tamron hay Sigma - thường được gọi là "ống for". Ống tele-zoom  phổ biến nhất hiện nay là 70-200mm. Và có 2 đại diện là:
Tamron 70-200mm: chất lượng hình ảnh được đánh giá rất tốt, không kém so với Canon & Nikon. Tuy nhiên, tốc độ lấy nét chậm hơn đáng kể. Phù hợp cho chân dung & phong cảnh khi tốc độ lấy nét không quan trọng
Tamron 70-200mm f2.8 Di LD Macro
Sigma APO 70-200mm: đây thực sự là ống kính được đánh giá rất cao và được nhiều nhiếp ảnh gia và PV sử dụng. Ngoài giá thành rẻ hơn, ống này có chất lượng quang học xuất sắc, tốc độ lấy nét rất nhanh. Có vẻ Sigma đang dần khắc phụ nhược điểm vỏ bọc ống kính của mình
Sigma 70-200mm f2.8 EX DG OS HSM

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 60 trong 15 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close