Mãi đến tận năm 1975 , Pentax mới cho ra mắt máy ảnh và ống kính ngàm K . Điều này đã khiến cho Pentax đánh mất một thị phần rất lớn vào tay các đối thủ , dù rằng trước đó , họ là vô địch về máy ảnh SLR cho người dùng phổ thông ( Canon AE-1 ra mắt năm 1976 là chiếc máy ảnh SLR đầu tiên trên thế giới vượt mốc 1.000.000 chiếc bán ra )
Để xoay chuyển tình thế , Pentax đã quyết định cho ra mắt một dàn ống kính vô cùng hùng hậu . Có đến 11 tiêu cự trong dải tiêu cự phổ biến từ 24mm đến 85mm được chọn để sản xuất ống kính , bao gồm 24 , 28 , 30 , 31 , 35 , 40 , 43 , 50 , 55 , 77 và 85 - trong đó có những tiêu cự độc đáo chỉ Pentax mới có như 30 , 31 , 43 , 77 . Điều này giúp người tiêu dùng sẽ có rất nhiều lựa chọn khi họ đến với Pentax .
Truyền thống này sau đó được tiếp tục trên những ống kính cho máy DSLR APS-C với dàn ống kính fix tiêu cự phong phú như 14 , 15 , 21 , 35 , 40 , 50 , 55 , 70 - một đặc trưng mà không hãng khác nào có do đa phần những hãng này đều hướng đến chế tạo ống kính zoom cho máy kỹ thuật số cảm biến nhỏ .
Mặc dù độc đáo , thú vị là thế , nhưng cuối cùng , số lượng ống kính fix đông đảo cũng không thể giúp được Pentax tránh khỏi định mệnh khắc nghiệt - họ đã phá sản và bị bán qua bán lại nhiều lần , đến nỗi cái thương hiệu Pentax cũng dần không còn tồn tại nữa .
Truyền thống này sau đó được tiếp tục trên những ống kính cho máy DSLR APS-C với dàn ống kính fix tiêu cự phong phú như 14 , 15 , 21 , 35 , 40 , 50 , 55 , 70 - một đặc trưng mà không hãng khác nào có do đa phần những hãng này đều hướng đến chế tạo ống kính zoom cho máy kỹ thuật số cảm biến nhỏ .
Mặc dù độc đáo , thú vị là thế , nhưng cuối cùng , số lượng ống kính fix đông đảo cũng không thể giúp được Pentax tránh khỏi định mệnh khắc nghiệt - họ đã phá sản và bị bán qua bán lại nhiều lần , đến nỗi cái thương hiệu Pentax cũng dần không còn tồn tại nữa .
Ý kiến bạn đọc