Đến năm 1965 , hãng Canon cũng cho ra mắt chiếc SLR 35mm đầu tiên của mình có tích hợp đo sáng TTL , đó chính là chiếc Canon Pellix . Không giống như các hãng khác , công nghệ đo sáng TTL của Canon rất độc đáo và có phần thô thiển . Canon dùng một cảm biến CdS cổ lỗ sĩ , đặt ngay phía sau gương phản xạ để đo sáng , và điểm độc đáo nhất của chiếc Canon Pellix chính là gương phản xạ của nó được gắn cố định , thay vì lật lên khi phơi sáng . Điều này sẽ cho phép Canon Pellix có đo sáng TTL , cũng như là khung ngắm của nó không bao giờ bị che khuất khi gương phản xạ lật lên trong quá trình phơi sáng .
Tuy nhiên , gương phản xạ của Canon Pellix thuộc loại gương Pellicle bán phản xạ ( hay còn gọi nôm na là gương mờ ) , cái tên Pellix cũng từ chữ Pellicle mà ra . Chiếc gương Pellicle này sẽ chỉ phản xạ 1/3 lượng ánh sáng lên khung ngắm và 2/3 lượng ánh sáng vào film . Và do gương luôn được gắn cố định , nên Canon Pellix có 2 nhược điểm rất lớn .
Đầu tiên là khung ngắm của nó rất tối , tối hơn khung ngắm máy SLR thông thường gần 2 stop , khi gắn ống kính độ mở nhỏ ( < 5.6 ) , gần như người chụp không thể nhìn thấy gì do khung ngắm tối thui . Thứ hai là lượng ánh sáng đến film cũng bị giảm 2/3 stop so với máy SLR thông thường , đòi hỏi khi chụp phải mở khẩu nhiều hơn hoặc dùng tốc độ chậm hơn . Ngoài ra , chất lượng của gương Pellicle cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh , nhất là theo thời gian , chiếc gương này bị cũ đi , trầy xước , bám bụi ... Tất cả những nhược điểm trên mang đến khá nhiều phiền phức cho người sử dụng .
Chính vì vậy , chiếc Canon Pellix không được thành công lắm về mặt thương mại . Mặc dù vậy , hãng Canon vẫn tiếp tục phát triển công nghệ gương mờ cố định này và còn áp dụng nó vào một số dòng máy SLR đời sau cần tốc độ lên film cao như chiếc F1 high speed ( 1972 ) , New F1 high speed ( 1981 ) , EOS RT( 1989 ) và EOS 1n RS ( 1995 ) .
Năm 2010 , hãng Sony lần đầu tiên ra áp dụng công nghệ gương mờ cố định tương tự trên những chiếc DSLR và họ gọi công nghệ này là SLT - Single Lens Translucent , mặc dù nó vẫn phản xạ ( Reflect ) một phần lượng ánh sáng đi vào đến bộ phận lấy nét tự động . Đến nay , chỉ có Sony là hãng duy nhất sử dụng công nghệ gương mờ cố định trên các máy ảnh DSLR .
Đầu tiên là khung ngắm của nó rất tối , tối hơn khung ngắm máy SLR thông thường gần 2 stop , khi gắn ống kính độ mở nhỏ ( < 5.6 ) , gần như người chụp không thể nhìn thấy gì do khung ngắm tối thui . Thứ hai là lượng ánh sáng đến film cũng bị giảm 2/3 stop so với máy SLR thông thường , đòi hỏi khi chụp phải mở khẩu nhiều hơn hoặc dùng tốc độ chậm hơn . Ngoài ra , chất lượng của gương Pellicle cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh , nhất là theo thời gian , chiếc gương này bị cũ đi , trầy xước , bám bụi ... Tất cả những nhược điểm trên mang đến khá nhiều phiền phức cho người sử dụng .
Chính vì vậy , chiếc Canon Pellix không được thành công lắm về mặt thương mại . Mặc dù vậy , hãng Canon vẫn tiếp tục phát triển công nghệ gương mờ cố định này và còn áp dụng nó vào một số dòng máy SLR đời sau cần tốc độ lên film cao như chiếc F1 high speed ( 1972 ) , New F1 high speed ( 1981 ) , EOS RT( 1989 ) và EOS 1n RS ( 1995 ) .
Năm 2010 , hãng Sony lần đầu tiên ra áp dụng công nghệ gương mờ cố định tương tự trên những chiếc DSLR và họ gọi công nghệ này là SLT - Single Lens Translucent , mặc dù nó vẫn phản xạ ( Reflect ) một phần lượng ánh sáng đi vào đến bộ phận lấy nét tự động . Đến nay , chỉ có Sony là hãng duy nhất sử dụng công nghệ gương mờ cố định trên các máy ảnh DSLR .
Ý kiến bạn đọc