VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Lịch sử máy ảnhZenit (Zenith)

Đăng lúc: . Đã xem 10207 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Máy ảnh cơ (phim)
Lịch sử máy ảnhZenit (Zenith)

Lịch sử máy ảnhZenit (Zenith)

Tên gọi Zenit đôi khi được chuyển tự thành Zenith trong một số bản hướng dẫn sử dụng được nhà nhập khẩu Zenit tại Anh TOE phân phối
Zenit (Tiếng Nga: Зени́т) là thương hiệu máy ảnh của hãng KMZ có trụ sở tại thị trấn Krasnogorsk gần Moskva. Thương hiệu này có mặt từ năm 1952 tại Nga và sau đó BelOMO tại Belarus cũng sản xuất máy ảnh thương hiệu này từ những năm 1970. Thương hiệu Zenit được gắn liền với sản phẩm máy ảnh SLR (ống kính rời) 35mm. Trong những nắm 1960 và 1970, Zenit được Mashpriborintorg xuất khẩu đến 74 quốc gia trên thế giới.

Tên gọi Zenit đôi khi được chuyển tự thành Zenith trong một số bản hướng dẫn sử dụng được nhà nhập khẩu Zenit tại Anh TOE phân phối. Tuy nhiên, trước nắm 1963 thì thương hiệu Zenit là của máy ảnh Zeint, còn Zenith lại được sử dụng cho dòng máy Zorki.

Thời kỳ đầu
 
Zenit (Zenit-1) - Nguồn ảnh: collection-appareils.fr

Những chiếc Zenit đầu tiên được chế tạo dựa vào thiết kế của dòng máy Zorki (bản sao của Leica II). Thiết kế lại máy để biến Zorki từ mẫu máy kiểu rangefinder (lấy nét theo khoảng cách) sang SLR (máy ảnh ống kính rời). Khe cắm kính ngắm phía trên được loại bỏ, thay vào đó là khe ngắm (thường thấy trên máy ảnh) và cục gù, một gương lật nằm phía dưới với hệ thống dây-ròng rọc cùng ngàm M39×1.

Trong những năm đầu tiên, Zenit được phát triển song song với Zorki. Zenit-S có hệ thống đồng bộ dành cho Flash giống Zorki-S, và Zenit 3M là anh em sinh đôi với Zorki-6. Cục gù của Zenit cho hình ảnh nhỏ hơn so với khung hình tiêu chuẩn, chỉ vào khoảng 2/3 khung hình này. Mãi đến khi Zenit-E ra đời năm 1967, Zenit và Zorki mới chính thức “đường ai nấy đi”.

Zenit-E và những người kế nhiệm

Máy ảnh Zenit
Zenit-E với ống 50-2 50/3.5 - Nguồn: ebay

Từ năm 1967 đến năm 1969, KMZ bắt đầu sản xuất dòng máy tự động đại trà nhắm đến người dùng phổ thông. Các mẫu máy ảnh được trang bị ngàm lắp ống M42x1 (còn được biết đến với tên gọi ngàm Praktica). Ngôi sao của dòng sản phẩm này, Zenit-E và các phiên bản cải tiến được sản xuất rất nhiều, có đến hơn 12 triệu chiếc máy này được xuất xưởng. Zenit-E được sản xuất với tiêu chí đơn giản và tiết kiệm.

Khác với nhiều mẫu máy SLR khác với cấu trúc lò xo, dòng máy này sử dụng “nút” chụp gắn liền với gương lật với chức năng đẩy gương lên xuống. Cơ chế chụp độc lập với cơ chế lên phim khiến cho đôi khi người chụp làm “chồng ảnh” (chồng film), đôi khi những tấm ảnh này lại được đánh giá cao về mặt sáng tạo. Điều đó khiến cho việc chụp bằng máy khó, lâu, dễ bị rung đồng thời hiếm có dây nối phù hợp để chụp từ xa. Dòng sản phẩm này bao gồm các máy có ngàm M39×1 và M42×1 cùng các ống kính dành cho Zenit-E và Zenit-B.

máy ảnh zenit
Zenit-ET - Nguồn: t.hacquard.free.fr
Trong suốt giai đoạn của của thế kỷ 20, chính Zenit-E lại là trở ngại cho việc phát triển các dòng máy của Zenit mới. Chuẩn mực kỹ thuật của Zenit-E được áp dụng cho hầu hết các máy thuộc dòng bình dân với tiêu chí “méo mó có hơn không”.

Những dòng máy hiện đại

KMZ bắt đầu nghiên cứu chế tạo dòng máy ảnh chuyên nghiệp cao cấp với mẫu máy Start vào năm 1958. Mẫu máy này có đầy đủ các tốc độ màn trập từ 1 đến 1/1000 giây, ống kính với khẩu tự động sử dụng ngàm đặc biệt, cũng như trang bị tính năng cắt film. Người sử dụng có thể ngắm qua khe ngắm hoặc sử dụng thước đo khoảng cách gắn ngoài. Vấn đề ở chỗ dòng máy Start rất ít lens, chỉ có duy nhất mẫu Helios-44 f2/58 được chế tạo.

Với thành công của Zeiss-Ikon Contaflex vào giữa những năm 1950 cùng người kế nhiệm Bessamatic, Retina- và Paxette-reflex, Zenit tiếp tục cho ra mắt các dòng sản phẩm kế tiếp như Zenit-4 (1964), -5 và -6. Những mẫu máy này sử dụng ngàm của Voigtländer (Bessamatic-type) với màn trập nằm gần lens. Tuy nhiên, thiết kế này không bền, giá thành cao trái ngược với thiết kế truyền thống của Zenit buộc KMZ phải có điều chỉnh lại. Mẫu máy Zenit-5 là mẫu SLR đầu tiên của Liên Xô có môtơ điều khiển và mẫu lens zoom đầu tiên của Liên Xô (Rubin-1c 2.8/37–80, dựa trên thiết kế của Voigtländer Zoomar) được trang bị cho Zenit-6.

Sau đó, hai mẫu máy cao cấp khác được ra mắt với tên gọi Zenit-7 (1968) và Zenit-D (1969). Cả hai mẫu máy này đều sử dụng cấu trúc màn trập thép mới. Zenit-D còn được trang bị cơ chế hẹn giờ. Mỗi chiếc máy này đều có cơ chề ngàm riêng (“mount 7” và “mount D). Những mẫu máy này sớm bị ngừng sản xuất và chỉ có duy nhất một lens dành cho mỗi dòng được xuất xưởng. Điều thú vị là Start, Zenit-7 và Zenit-D sử dụng cùng ống kính - Helios-44 2/58. Zenit-D là dòng máy hiếm nhất với chỉ 63 chiếc được xuất xưởng.

Sau khi mẫu máy Zenit-16 không thành công và được sản xuất với số lượng nhỏ, nắm 1979 mẫu máy Zenit-19 bắt đầu ra mắt. Đây là mẫu máy sử dụng cơ chế kéo màn trập nam châm điện đầu tiên với ngàm M42 và tốc độ màn trập từ 1-1/1000 giây. Máy chỉ có duy nhất hai chế độ chụp tay. Zenit-19 được đánh giá là mẫu máy đỉnh cao của dòng máy sử dụng ngàm M42 do Liên Xô sản xuất.

Dòng máy ngàm Pentax-K

máy ảnh zenit
 Zenit-Automat và Zenit-AM2 - Nguồn:

Năm 1984, Zenit-Automat bắt đầu được sản xuất. Những mẫu máy này được trang bị ngàm Pentax-K, sử dụng màn trập kim loại. Năm 1988, mẫu máy này được chỉnh lại thiết kế với màn trập kim loại FZL-84 và mang tên gọi Zenit-AM. Phiên bản Zenit-AM2 có giá rẻ hơn AM và không có chế độ chụp tự động.

Sản phẩm tiếp theo của dòng này là Zenit-APK. Người ta thay đổi một chút màn trập cho chiếc máy này.
máy ảnh zenit

Mẫu máy mới nhất của Zenit là Zenit-KM được sản xuất năm 2001. Đây là mẫu máy thứ hai sử dụng vi xử lý điều khiển, và là mẫu máy thứ 2 được trang bị môtơ điều khiển sau Zenit-5. Tốc độ màn trập từ 1 đến 1/2000 giây. Năm 2004, KM được cải tiến và mang tên gọi Zenit-KM plus
máy ảnh Zenit
Zenit-KM plus là mẫu máy cuối cùng của thương hiệu Zenit. Sau năm 2005, KMZ ngừng sản xuất máy ảnh. Tuy nhiên, với gần 50 năm thương hiệu, Zenit để lại nhiều ấn tượng với thị trường các nước khối XHCN và cả các quốc gia khác trên thế giới.

Chính sách xuất khẩu của Liên Xô

Tại các quốc gia phương Tây, thương hiệu Zenith đạt được những thành công nhất định. Điều này nhờ vào nhà nhập khẩu TOE với chất lượng dịch vụ tốt, cũng như chính sách thuế khá nặng của Anh nhắm vào các dòng máy ảnh. Mặc dù gặp khó khăn do các nhà cung cấp của Liên Xô không chịu bán những dòng ống kính chất lượng cao, TOE chọn lựa giải pháp đặt hàng các mẫu ống kính từ Nhật dưới thương hiệu “Helios”.
máy ảnh zenit

Tên gọi Zenit

Mặc dù Zenit là thương hiệu được đăng ký của nhà máy KMZ, song nhà máy này lại thuộc sở hữu của Bộ Công nghiệp Quốc phòng Liên Xô nên thương hiệu này còn được sử dụng cho nhiều mẫu máy ảnh được chế tạo do các nhà máy khác thuộc sở hữu của bộ này. 

Một trong những chiếc máy được mang thương hiệu này là dòng Salut được chế tạo tại Kiev với tên gọi Zenith-80 (chú ý chữ “h” ở tên gọi). Sau đó một số mẫu máy LOMO-compact được xuất khẩu với tên gọi Zenit LC-A.

Nhà máy BELOMO Belarus sản xuất hàng triệu chiếc máy ảnh Zenit, tuy nhiên sau năm 1991 hãng này không còn quyền sử dụng thương hiệu Zenit. Tuy nhiên một số mẫu máy (tính đến tháng 3/2006) vẫn còn mang logo của Zenit.

Các dòng máy của Zenit

Các dòng máy đời đầu:
  • Zenit (1953–56)
  • Zenit-S (S là ký hiệu cho khả năng đánh đồng bộ với đèn Flash, 1955–61)
  • Zenit-3 (1960–62)
  • Kristall/Crystal (1961–62)
  • Zenit-3M (1962–70)
Dòng Zenit-4 bán tự động
  • Zenit-4
  • Zenit-5
  • Zenit-6
Dòng Zenit-E với đo sáng Selenium
  • Zenit-E
  • Zenit-V, còn được biết đến với tên gọi Zenit-B (giống E nhưng không có đo sáng)
  • Zenit-EM
  • Zenit-VM, còn được biết đến với tên gọi Zenit-BM (giống EM nhưng không có đo sáng)
  • Zenit-ET
  • Zenit-10
  • Zenit-11


Dòng Zenit-E với đo sáng TTL và ngàm M42
  • Zenit-TTL
  •  Máy ảnh Zenit
  • Zenit-12
  • máy ảnh zenit
  • Zenit-12xp, Zenit-12sd
  • máy ảnh zenitmáy ảnh zenit
  • Zenit-122
  • Máy ảnh Zenit
  • Zenit-122V, còn được biết đến với tên gọi Zenit-122B
  • Zenit-312m
  • máy ảnh zenit
  • Zenit-412DX
  • máy ảnh zenit
  • Zenit-412LS
  • máy ảnh zenit
Dòng Zenit-E với đo sáng TTL và ngàm Pentax-K
  • Zenit-122K
  • máy ảnh zenit
  • Zenit-212K
  • máy ảnh zenit
Máy không có ngàm tiêu chuẩn
  • Start
  • Zenit-7
  • Zenit-D
Máy bán tự động ngàm M42
  • Zenit-16
  • Zenit-19
  • Zenit-18
  • Zenit-MT-1 Surprise (mẫu Zenit-19 nửa khung hình)
Dòng Zenit-Ax (Ngàm Pentax-K)
  • Zenit-Automat, còn được biết đến với tên gọi Zenit-Auto
  • Zenit-AM
  • Zenit-AM2
  • Zenit-APM
  • Zenit-APK
  • Zenit-KM
  • Zenit-KM plus
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close