VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Nhiếp ảnh gia của những sự thật khủng khiếp

Đăng lúc: . Đã xem 4734 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Nhiếp ảnh truyền thông
Nhiếp ảnh gia của những sự thật khủng khiếp

Nhiếp ảnh gia của những sự thật khủng khiếp

Philip Jones Griffiths - một trong những phóng viên ảnh chiến tranh tại Việt Nam trải lòng với những su thật khủng khiếp
Philip Jones Griffiths - một trong những phóng viên ảnh chiến tranh vĩ đại nhất của thế hệ mình, hầu như gắn bó cả đời mình với Việt Nam - kể "Trường hợp làm tôi xúc động nhất là bức ảnh em Lê Thị Đạt ở Quảng Trị, tôi chụp năm 1998, lúc em 13 tuổi. Người ta nói em bé này không biết gì cả vì não đã “chết” mất rồi. Nhưng riêng tôi thì có cảm giác em còn biết..."


khung khiep
Nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths

Ông là người đã có mặt ở Việt Nam cả trong chiến tranh ác liệt, những năm tháng hòa bình và cả trong cuộc chiến công lý mang lại quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam. Ống kính của lương tri 

Philip Jones Griffiths là nhiếp ảnh gia đầu tiên đã đưa những hình ảnh của chiến tranh, hậu quả của chất độc da cam ở Việt Nam đến với thế giới. Những bức ảnh đã giúp cho thế giới hiểu về một tội ác mà người Mỹ đã cố gắng quên đi. 

Vietnam Inc (xuất bản năm 1971, tái bản năm 2001) là cuốn sách ảnh về chiến trường Đông Dương mà Griffiths ghi được từ năm 1966 đến 1971. Vietnam Inc đã tạo ra một cú sốc lớn đối với người Mỹ về cuộc chiến khủng khiếp nơi đây. 

khung khiep
Griffiths trong những ngày tháng ở VN

Những bức ảnh mô tả cảnh lính Mỹ vật lộn trên chiến trường, cảnh tang tóc do bom Mỹ gây ra với dân thường Việt Nam, cảnh những bệnh viện quá tải... Tác phẩm của ông khiến nhà ngôn ngữ học, triết gia, chính trị gia Noam Chomsky nhận xét: “Nếu bất cứ ai trong Nhà trắng đã từng đọc cuốn sách này, chắc chắn rằng sẽ không diễn ra hai cuộc chiến tranh ở Iraq hay Afghanistan nữa”.

Ông còn cho xuất bản thêm 2 cuốn sách khác về Việt Nam, gồm: Agent Orange - Colleteral Damage in Vietnam (tạm dịch: Chất độc da cam - những tổn thất gây ra tại Việt Nam) nói về những tác động khủng khiếp của chất độc da cam đối với con người mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. 

“Nếu bất cứ ai trong Nhà trắng từng đọc sách ảnh của Griffiths, chắc chắn rằng sẽ không diễn ra hai cuộc chiến tranh ở Iraq hay Afghanistan nữa” (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Cuốn sách dày 178 trang với gần 100 bức ảnh, phần lớn là đặc tả các nạn nhân dị tật do chất độc da cam, hình ảnh những bà mẹ với những nỗi đau chết lặng... Vietnam at peace (tạm dịch: Việt Nam thời bình) là biên niên sử về Việt Nam sau cuộc chiến. Đó là một công trình nghiên cứu dài 25 năm, ghi lại những hậu quả lâu dài của cuộc chiến tại đất nước này, những khó khăn về vật chất và tinh thần mà dân tộc Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt là hậu quả nặng nề do lệnh cấm vận của Mỹ. 

Những thông điệp về tội ác của chiến tranh

Trong cuốn về chất độc da cam, ông viết lời mở đầu: “Một số bức hình vượt quá sức chịu đựng của chúng ta, nhưng ngoảnh mặt đi và từ chối nhìn cũng sẽ là một tội lỗi”. Ông thành lập website: http://agentorangevietnam.net để làm cầu nối đưa những trái tim nhân hậu về với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. 


khung khiep
Ở miền Trung, có những thôn mà trẻ em bị dị tật lên tới quá bán (Ảnh:Philip Jones Griffiths)

Ống kính của Philip Jones Griffiths đã phản ánh một sự thật: 6% trẻ em trong các trường học ở Việt Nam mang dị tật bẩm sinh, 4% thai nhi bị chết do bào thai tan thành nước hay sảy thai, và một số nhiều khác bị sinh ra trong hình thù quái dị. 

Tại những vùng bị nhiễm chất độc hóa học trong thời chiến, trẻ em ra đời với những bệnh như nứt đốt sống, ung thư gan, chậm phát triển cơ thể và trí tuệ. Nhiều bé em sinh ra không có mắt, không chân tay, thậm chí dính liền vào nhau, phải sống đời sống thực vật...

Đó là những bằng chứng sống cho tội ác của chiến tranh. Là những vết thương nhức nhối bao nhiêu năm vẫn không thể lành...

khung khiep
Lê Thị Hoa và bàn tay ngón ngắn (Ảnh: Philip Jones Griffiths)

Griffiths là con người của nhân loại yêu chuộng hòa bình. Ông có một lý tưởng nghề nghiệp quyết đeo đuổi tới cùng: hướng ống kính về phía nhân loại lớn, những con người nghèo khổ, nạn nhân của chiến tranh, hướng ống kính về phía nhân dân. Ông chủ tịch hãng ảnh thông tấn Magnum nhận xét: “Griffiths làm giàu cho cuộc sống chúng ta bằng lòng dũng cảm, sự thấu hiểu, đam mê và từng trải.... Với nhiều người, ông đã đem đến cho báo chí một tâm hồn đạo đức”.

Điều đặc biệt nhất giữa Griffiths và các phóng viên ảnh thời ấy là ông bị mắc bệnh giảm thị lực. Hai mươi năm lăn lộn nơi chiến trường đã phá hỏng đôi mắt của ông. Nhưng Philip Jones Griffiths đã có những khoảnh khắc của cuộc chiến chính bằng tâm hồn và trái tim mình.


khung khiep khung khiep
Ảnh trái: Chị Trương Thị Thuỳ và con là Trần Thị Kiều, 4 tuổi. Kiều sinh ra không có mắt và bị câm - Ảnh phải: Kim Thoa, 16 tuổi, bị chứng kiến dạng da. Mặt và cơ thể em có nhiều vết vảy cá màu đen (Ảnh: Philip Jones Griffiths)

Rất lâu trước khi máy ảnh kỹ thuật số và mạng Internet ra đời, Philip Jones Griffiths đã có những bức ảnh đẹp bằng nỗ lực của riêng mình. Ông kiểm tra độ tương phản bằng cách: mắt trái cho ông cái nhìn sắc bén, mắt phải mang lại nguồn ánh sáng dịu dàng. Không có ống kính zoom, ông buộc phải đặt bốn máy ảnh, hai cái Leica, hai cái Nikon ở bốn góc, để thu được những bức hình đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. 

Có một điều kỳ lạ, là ông nhận được những sự giúp đỡ tận tâm của lính Mỹ, những người có khao khát cháy bỏng là cuộc chiến tranh vô nghĩa sớm chấm dứt. Bởi chính họ cũng căm ghét những điều họ đang phải làm.

Còn đó hình bóng người bạn lớn của Việt Nam...

Griffiths mang vào những bức ảnh của mình tâm hồn nghệ thuật và trái tim đạo đức. Chất nhân văn bao trùm tác phẩm của ông. 


khung khiep
Em Lê Thị Đạt phải sống đời sống thực vật (Ảnh: Philip Jones Griffiths)

“Trường hợp em bé làm tôi xúc động nhất là Lê Thị Đạt ở Quảng Trị. Đây là bức ảnh tôi chụp năm 1998, lúc em 13 tuổi. Người ta nói em bé này không biết gì cả vì não đã “chết” mất rồi. Nhưng riêng tôi thì có cảm giác em còn biết. Hôm ấy em nằm trên giường, tôi chụp rất nhiều ảnh và cứ ngồi nhìn em mãi, đến khi tôi bước đi thì em hướng tới để nắm lấy tay tôi...”, Griffiths nói. 

Chất độc da cam làm cho lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, người ta không chỉ bị chết hoặc tàn tật ngay trong chiến tranh, mà sau đó tiếp tục bị tàn phế do di truyền rất khủng khiếp. Philip Jones Griffiths đã thực hiện những hành trình thật gian nan để ghi lại những hình ảnh xúc động về nạn nhân dioxin ở nhiều vùng miền Việt Nam. 

khung khiep khung khiep
Trong con mắt nhiếp ảnh gia Griffiths luôn có hình bóng một VN của riêng mình

26 lần đến Việt Nam, đến bao nhiêu thôn làng và hàng chục nghìn lần bấm máy... . Philip Jones Griffiths nói rằng: “Tôi vẫn tiếp tục đi tìm hình ảnh về đề tài này, về nỗi đau trong ánh mắt... tôi cũng tiếp tục thu thập bằng chứng để giúp những nạn nhân chất độc da cam đang đâm đơn khởi kiện các công ty hóa chất Mỹ. Tôi muốn chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về những điều họ làm”.

Vậy mà Philip Jones Griffiths đã qua đời ngày 18/3/2008 vì căn bệnh ung thư.... Ông mất đi khi những con người Việt Nam ông yêu mến vẫn đang phải tiếp tục cuộc hành trình đòi lại công lý. 

Nguồn tin: vietnamnet
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Close