VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Các thao tác cầm máy ảnh kỹ thuật số

Đăng lúc: . Đã xem 10633 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
Các thao tác cầm máy ảnh kỹ thuật số

Các thao tác cầm máy ảnh kỹ thuật số

Vậy làm thế nào để có kỹ thuật cầm máy chính xác, điều đó còn phù thuộc vào loại máy mà bạn đang sử dụng cũng như sở thích khác nhau của mỗi người. Không có cách nào thực sự đúng hay thực sự sai, nhưng sau đây là những kỹ thuật cầm máy thường được sử dụng :
Một trong những vấn đề phổ biến mà nhiều nhiếp ảnh gia luôn gặp phải khi sử dụng máy ảnh hay máy quay phim kỹ thuật số đó là rung máy, nó thường làm cho hình ảnh ta chụp bị mờ đi. Nguyên nhân của vấn đề trên chủ yếu là do máy ảnh đã bị dịch chuyển hay không được giữ im trong quá trình ấn nút chụp ( cửa chập đang mở). Điều này đặc biệt phổ biến trong các bức ảnh chụp trong tình huống ánh sáng yếu mà màn trập lại được mở ra trong thời gian dài. Và ngay cả những chuyển động nhỏ nhất của máy ảnh cũng có thể gây ra rung máy và cách duy nhất để khắc phục tình trạng trên là sử dụng chân máy.

Một nguyên nhân khác khiến máy ảnh rung là do lỗi kỹ thuật cầm máy. Thường khi ta cầm máy với một tay và đưa máy ảnh ra xa, chúng ta sẽ có một khung ảnh khá ổn định, tuy nhiên chính kỹ thuật cầm máy này cũng khiến cho máy ảnh bị rung cũng như ảnh của bạn bị mờ đi.

Chân máy là công cụ tốt nhất để giữ máy ảnh không bị rung bởi vì chân máy có ba chân rất vững sẽ giúp cho máy ảnh của bạn ở yên vị trí khi bạn bấm máy, nhưng nếu bạn không có chân máy thì một cách đơn giản để giảm rung máy là giữ nó bằng cả hai tay. Tuy nhiên việc sử dụng hai tay cầm máy không đúng cách đôi khi cũng làm cho máý ảnh bị rung 



 

1. Sử dụng tay phải của bạn để giữ chặt phần đuôi phải của máy ảnh.

Ngón trỏ của bạn nên để hờ trên nút chụp, ba ngón tay ngoài uốn quanh mặt trước của máy ảnh, phải để ngón tay cái vào mặt sau của máy. Hầu hết các máy ngày nay một số loại có tay bám và thậm chí có cả hiển thị nơi ngón tay nên vì thế ta cảm thấy thoải mái hơn khi cầm máy chụp. Sử dụng lực của bàn tay phải để giữ chặt máy, nhưng đừng bám quá chặt quá mà không có một chút nghỉ ngơi bạn sẽ bị tê cứng bàn tay , điều này lại càng nguy hại hơn hoặc những lúc bạn dùng kỹ thuật lắc ống kính.
 

2. Vị trí của bàn tay trái của bạn sẽ phụ thuộc vào loại máy ảnh của bạn Bạn đang sử dụng, nhưng nói chung, bàn tay phải thường đỡ máy ảnh hoặc trong / xung quanh ống kính nếu bạn có một máy ảnh DSLR.

 

3. Nếu bạn chụp ảnh bằng cách sử dụng ống ngắm (view finder).

Bạn sẽ phải cần có thêm sự ổn định khi chụp bạn phải giữ chặt máy sát cơ thể bạn, nhưng nếu bạn đang sử dụng máy ảnh có màn hình LCD thì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không đưa máy ảnh quá xa tầm nhìn giống như những người chụp máy ảnh du lịch đưa máy thẳng tay!!
Bạn nên gập và giữ 2 khủy tay sát 2 bên sườn và đưa máy ảnh ra xa mặt của bạn một chút (khoảng 30cm). Thông thường người mới cầm máy ảnh số có màn hình LCD thì họ đều ngắm qua màn hình LCD hơn là qua ống ngắm.. điều này sẽ không có lợi khi bạn chon những chi tiết nhỏ để lấy nét . Nên làm quen với ống ngằm khi bạn mới bắt đầu .

 

4. Để tránh rung máy khi chụp hãy cố gắng tìm 1 điểm tựa,

chẳng hạn 1 bờ tường,1 gốc cây hay bạn ngồi hoặc quỳ xuống. Nếu bạn phải đứng mà không có điểm tựa thì bạn nên đứng chân rộng ngang vai để có một tư thế vững .

 

5. Một mẹo khác khi chụp ảnh đó là hơi thở của bạn,

Một là ta hít sâu vô rồi thở ra từ từ, ta bấm máy ở thời điểm đang thở ra. Hoặc thứ 2 là khi đã thở ra một nửa rồi, ta tạm ngưng thở một chút rồi bấm máy khi chụp ảnh bạn hãy hít mạnh vào thở ra. Và tùy theo ý thức mỗi người mà họ chọn cách hít thở khi chup ảnh.
Tất nhiên mỗi người sẽ có một số kỹ thuật riêng làm cho họ thấy thoải mái hơn và điều cuối cùng là bạn phải tìm ra một kỹ thuật cầm máy tốt nhất cho bạn. Nhưng, trong những ngày đầu làm quen với máy ảnh kỹ thuật số mới của bạn, việc xem xét ký thuật cầm máy rất cần thiết cho bạn.
Một lưu ý cuối cùng đó là cách cầm máy để không bị rung. Đó là phải nhận ra được vì sao ảnh của mình chụp lại bị mờ và mình sai ở những kỹ thuật nào từ đó khắc phục .
Tất nhiên có nhiều kỹ thuật khác để giảm rung máy vì vậy ta nên kết hợp các cách với nhau. Tốc độ chụp, các ống kính có chức năng chống rung và tất nhiên chân máy có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này một cách dễ dàng hơn. 




 

6. Chân máy vẫn là giải pháp tối ưu của một tấm ảnh NÉT 


 
Tác giả bài viết:
Nguồn tin: nikonvn.com, digital-photography-school
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close