VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Kỹ thuật chụp ảnh sáng tạo với lăng kính thủy tinh

Đăng lúc: . Đã xem 9967 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
Kỹ thuật chụp ảnh sáng tạo với lăng kính thủy tinh

Kỹ thuật chụp ảnh sáng tạo với lăng kính thủy tinh

Hãy bỏ qua mọi quy tắc nhiếp ảnh nhàm chán bằng cách sử dụng một lăng kính thủy tinh thông thường để tạo nên các bức ảnh sáng tạo nhờ hiệu ứng khúc xạ ánh sáng.
Có một cách đơn giản để nêm nếm gia vị cho những bức hình chụp chân dung hoặc phong cảnh, đó là sử dụng một lăng kính thủy tinh.
Nhờ tính chất khúc xạ ánh sáng mà khi đặt một lăng kính ở phía trước của ống kính máy ảnh có thể mang đến hiệu ứng vô cùng độc đáo và sáng tạo.

Kỹ thuật chụp ảnh sáng tạo với lăng kính thủy tinh

Những gì bạn cần?

  • Một máy ảnh, tốt nhất nên là loại dSLR
  • Một lăng kính (tất nhiên rồi). Bạn có thể mua tại các cửa hàng bán đồ dùng học tập hoặc trên các trang web trực tuyến như AliExpress.

Bạn cần một máy ảnh dSLR và một lăng kính thủy tinh
Sam Hurd là một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh cưới, anh sống tại Washington. Anh đã giúp mở ra các kỹ thuật chụp ảnh với lăng kính, mang đến nhiều hình ảnh độc đáo bằng cách chụp ảnh qua lăng kính tam giác dài 15 cm.
Hurd khuyến cáo nên sử dụng ống kính một tiêu cự/tiêu cự cố định (prime len/fixed len) 24 mm hoặc 35 mm trên máy ảnh dSLR hoặc thậm chí là 50mm cũng khá ổn.

Một ví dụ về bẻ cong ánh sáng qua lăng kính

Cách chụp ảnh sáng tạo với lăng kính thủy tinh

Không có một quy tắc nhất định nào khi chụp ảnh với năng kính. Hãy thử nghiệm và sáng tạo ra bất cứ hình ảnh nào nếu bạn muốn.
Để chụp ảnh với lăng kính, hãy giữ lăng kính ở phía trước của ống kính máy ảnh. Mặc dù bạn có thể xem trước hình ảnh thông qua kính ngắm nhưng hãy chuyển sang sử dụng chức năng Live View (Xem trực tiếp) để cảm nhận được tốt hơn. Hãy đảm bảo rằng máy ảnh của bạn đã bật tính năng mô phỏng phơi sáng (exposure simulation) khi sử dụng Live View để bạn có thể thấy được ảnh chụp cuối cùng trông sẽ như thế nào.

Đối tượng của khung hình có thể được chụp từ một khoảng cách rất xa nhờ vào lăng kính thủy tinh
Bắt đầu bằng cách điều chỉnh khẩu độ rộng ra để thu được nhiều ánh sáng vào trong ống kính. Dừng lại ở khẩu độ hợp lý tùy thuộc vào môi trường xung quanh.
Vặn, xoay và trượt lăng kính lên, xuống ở trước ống kính cho tới khi thấy được hiệu ứng mà bạn mong muốn.
Tùy thuộc vào cách đặt lăng kính mà bạn sẽ thu được một số hiệu ứng như cầu vồng ở toàn bộ bức ảnh hay thậm chí là các đường cong.

Địa điểm

Lần đầu tiên thử nghiệm với lăng kính, bạn hãy chụp ảnh ở ngoài trời - nơi có nhiều ánh sáng chan hòa. Một số địa điểm phù hợp như: công viên - nơi có những tán cây cao có thể khuếch tán ánh sáng trực tiếp của mặt trời, trung tâm thành phố với các tòa nhà hoặc một số đối tượng có cấu trúc đặc biệt như hình dưới đây.

Một khi bạn có nhiều ý tưởng và đã quen với mức độ khúc xạ ánh sáng của lăng kính, hãy thử chụp trong nhà.
Một số địa điểm sẽ mang đến cho bạn rất nhiều thử nghiệm với các yếu tố đặc biệt giúp mang lại hiệu ứng hình ảnh thú vị, chẳng hạn như những hình dưới đây:

Bạn cũng có thể thử nghiệm với các lăng kính có kích thước khác nhau để chọn ra kích thước lăng kính cho hiệu quả tốt nhất. Hãy mang lăng kính bên mình mỗi khi bạn cầm theo máy ảnh để có thể thực hành mọi lúc mọi nơi.

Các vật dụng chụp ảnh sáng tạo khác

Ngoài lăng kính, bạn cũng có thể thử các kỹ thuật chụp ảnh sáng tạo nhờ vào hiện tượng khúc xạ ánh sáng với các vật dụng như một ly rượu, giấy gói bóng kính, thậm chí là cả màng bọc thực phẩm. Hurd cũng sử dụng một đạo cụ khác là thấu kính lồi và cho hiệu quả khá tuyệt.

Sử dụng ly rượu...

... hay giấy gói bóng kính để tạo hiệu ứng đặc biệt

Ảnh chụp sử dụng màng bọc thực phẩm

Ảnh chụp cực đẹp với thấu kính lồi

Một số ảnh chụp tuyệt đẹp sử dụng lăng kính thủy tinh:









Còn bạn thì sao? Bạn có thấy những mẹo chụp ảnh sáng tạo trên hữu ích không? Like và share bài viết của chúng tôi để chia sẻ với bạn bè nhé.
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.7/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close