VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Chụp ảnh đẹp hơn với thủ thuật đơn giản

Đăng lúc: . Đã xem 24716 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
Chụp ảnh đẹp hơn với thủ thuật đơn giản

Chụp ảnh đẹp hơn với thủ thuật đơn giản

bạn đã bắt đầu chụp ảnh nhưng dường như không thể lên tầm cao mới, và không thể chụp được ảnh đẹp nếu không có con mắt nhiếp ảnh. Tuy nhiên, trước khi bạn từ bỏ, hãy đảm bảo thử áp dụng 3 thủ thuật sau đây mà chúng tôi giới thiệu trong bài này, chúng tôi hứa bạn thậm chí sẽ không phải lo về số f hay tốc độ cửa trập.

Điểm 1: Lập một bộ sưu tập những ảnh bạn thích


Trước khi bắt đầu, hãy nghĩ đến và xác định chính xác yếu tố gì giúp cho ảnh "đẹp." Nếu bạn bắt đầu chụp mà không có một ý tưởng rõ ràng, bạn sẽ không có mục tiêu để phấn đấu.

Bước 1: Tập hợp một bộ sưu tập những ảnh bạn thích

 
Tập hợp những tấm ảnh của các nhiếp ảnh gia bạn thích, hoặc thậm chí ảnh từ các tạp chí hoặc các trang web bắt mắt. Để bắt đầu, hãy nhắm đến mục tiêu sưu tập khoảng 50 ảnh.
Một khi bạn đã sưu tập 50 ảnh, hãy lưu ý các bước sau đây. Tiếp tục tìm thêm ảnh, và thay các ảnh trong 50 ảnh ban đầu bằng những ảnh mới tìm thấy. Khi làm như thế, 50 ảnh bạn thích sẽ dần phản ánh sở thích của bạn, và những gì trước đây là một khái niệm mơ hồ về ảnh "đẹp" sẽ bắt đầu định hình.

Bước 2: Tập hợp 50 ảnh của chính bạn

 
Tiếp theo, hãy chọn ra 50 tấm ảnh bạn thích từ những ảnh bạn đã chụp. Ở Bước 1, một khi bạn đã chọn 50 ảnh, hãy thay những ảnh cũ bằng ảnh mới.
Bây giờ bạn sẽ có hai nhóm ảnh: một gồm có những ảnh phản ánh ý tưởng của bạn về tấm ảnh lý tưởng và nhóm kia gồm có những ảnh phản ánh vị trí của bạn về kỹ năng nhiếp ảnh. Như thế này, bạn sẽ có thể thấy được những khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm. Bạn cũng sẽ có thể dễ dàng xác định những lĩnh vực mình cần cải thiện.
Một khi thực hiện bước này, tiếp tục thay thế 50 ảnh của bạn bằng những ảnh bạn mới chụp từ lúc này trở đi. Bằng cách tiếp tục như thế, bạn sẽ có thể cải thiện và đến gần hơn với 50 ảnh lý tưởng mà bạn chọn ban đầu.

Điểm 2: Nghĩ đến đối tượng và môi trường xung quanh như một thể thống nhất

Lần đầu khi bạn bắt đầu chụp ảnh, rất dễ chú trọng lấy nét ở đối tượng, và bỏ qua môi trường xung quanh. Tuy nhiên, một tấm ảnh không chỉ là về bản thân đối tượng. Bạn cũng phải cân nhắc đối tượng tương quan với môi trường của đối tượng.
Một khi bạn tìm được một đối tượng, hãy dành ra một chút thời gian kiểm tra khu vực xung quanh và quyết định xem đối tượng sẽ được chụp với cái gì, hoặc liệu có những gì cần loại ra hay không. Lưu ý điều này, bạn sẽ có thể chụp được nhiều loại ảnh hơn.
Vì có rất nhiều tình huống chụp khác nhau, tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp thực tiễn để bạn bắt đầu.

*Quy Tắc Phần Ba + Đường Chéo

 
Một khi bạn đã tìm được đối tượng chính (những gì bạn muốn chụp nhất), hãy cố sắp xếp bố cục của bạn theo cách sao cho đối tượng phụ (những gì bạn muốn chụp chung đối tượng chính) tạo thành một đường chéo với nó. Hãy nghĩ đến việc đặt các đối tượng ở các góc chéo đối diện dùng Quy Tắc Phần Ba.

Con cá kình (đối tượng chính) được xếp nằm chéo với bóng của phụ huynh và đứa con (đối tượng phụ).

Vì cái dĩa ở góc dưới bên trái có hình dạng dài và nông, tôi cũng đặt nó nằm chéo trong khi cố bố trí nó theo một đường chéo bằng tách trà.

*Tạo ra các đường chéo bằng cảnh xung quanh

 
Nếu chỉ có một đối tượng, bạn cũng có thể tạo ra các đường chéo bằng cảnh xung quanh nó.

Bằng cách đặt đoạn đường dẫn được gọi là "điểm triệt tiêu" ở giao điểm của các đường khung lưới trong Quy Tắc Phần Ba, có vẻ như cảnh xung quanh được thu về điểm đó. Hãy cố chụp ở một góc rộng càng nhiều càng tốt để có ảnh đẹp.

Dùng bóng để tạo ra các đường chéo cũng là một ý hay!

Điểm 3: Bước lại gần hơn

Khi bạn bắt đầu chụp lần đầu, đôi khi bạn có thể không thực sự nắm bắt được cảm giác khoảng cách giữa máy ảnh (độ dài tiêu cự của ống kính) và đối tượng, hay bạn nên đứng xa bao nhiêu khi chụp.

*Đến thật gần và chụp khi bước lùi lại

Trừ phi bạn chụp một đối tượng cách bạn vài trăm mét, chỉ cần bước đến gần hơn một bước cũng có thể làm thay đổi ấn tượng của ảnh khi chụp một đối tượng có vẻ cách xa vài mét. Một ví dụ như thế là khi bạn chụp một cái cây. Ảnh mang lại một ấn tượng hoàn toàn khác khi bạn đến thật gần và chụp từ khoảng cách 20cm, so với khi bạn chụp từ khoảng cách 1m từ gốc cây.
Ảnh chụp ở khoảng cách 20cm từ gốc cây.
Ảnh chụp ở khoảng cách 100cm từ gốc cây.
 
 
Hãy xem một tấm ảnh có thể thay đổi đến mức nào chỉ bằng cách đến gần đối tượng hơn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không đến gần thế này. Họ sẽ không đến gần trừ phi họ quen với thao tác đó.
Dựa trên kinh nghiệm tôi biết rằng hầu hết mọi người sẽ không đến thật gần khi bạn yêu cầu họ đến gần hơn để chụp, do đó tôi đề nghị cách này: hãy cố đến gần đối tượng thực sự làm nó ra khỏi khung hình, và chụp ảnh khi bạn bước lùi lại.

*Cố định chức năng zoom

 
Một đề nghị khác là cố định chức năng zoom. Nếu bạn có ống kính một tiêu cự, bạn có thể sử dụng nó.
Mặc dù bạn có thể cho rằng có một ống kính zoom là một cách hay để chụp được nhiều ảnh khác nhau, nó cũng có một "tác dụng phụ" lớn. Bạn sẽ có xu hướng phóng to để chụp cận cảnh, thay vì bước đến gần hơn một bước.
Tuy nhiên, bước tới gần hơn một bước để chụp cận cảnh đối tượng mà không zoom (ống kính vẫn ở đầu góc rộng) sẽ khác với phóng to (ống kính zoom từ góc rộng đến góc tele) để phóng to và chụp đối tượng. Nói chung, một tấm ảnh có xu hướng có vẻ ấn tượng hơn khi chụp gần ở góc rộng.
Ngoài ra, khi điều chỉnh kích thước bằng chức năng zoom, bạn có xu hướng không di chuyển từ vị trí mình đứng. Tuy nhiên, nếu bạn cố định chức năng zoom, tự nhiên bạn phải di chuyển, không chỉ tới lui, mà còn sang trái và sang phải.
Trở lại Điểm 2, bạn cũng sẽ dễ lập bố cục hơn vì bạn có thể điều chỉnh quan hệ vị trí của hai đối tượng chỉ bằng cách di chuyển sang trái và phải.
Vì lý do này, tôi khuyên những ai sử dụng ống kính zoom nên thực hành chụp ảnh khi cố định vòng zoom bằng băng.

Sử dụng băng để cố định ống kính ở vị trí 50mm.
Bằng cách cố tình vô hiệu chức năng zoom, bạn sẽ bắt đầu sử dụng ống kính zoom theo cách giống ống kính một tiêu cự, và bạn sẽ có thể nắm bắt cảm giác khoảng cách giữa bạn và đối tượng. Bạn cũng sẽ phát triển thói quen bố lập bố cục bằng cách di chuyển. Một ống kính theo bộ phổ thông có tầm zoom 18-55mm và bằng phương pháp này, bạn có thể cố định độ dài tiêu cự ở ba giá trị điển hình là 24mm, 35mm và 50mm bằng một ống kính duy nhất. Ai biết? Bạn có thể thấy mình sẽ thích chụp ở 50mm. Trong trường hợp đó, bạn nên mua một chiếc ống kính một tiêu cự 50mm.

Tóm tắt: Thử chụp từ những góc khác với các góc quen thuộc

 
Đối với những ai nghĩ rằng bạn khó thay đổi phong cách chụp ảnh, bằng việc xem những tấm ảnh khác nhau, chụp bằng những góc khác nhau hoặc thậm chí sử dụng các phương pháp chụp khác nhau cũng có thể giúp nâng cao kỹ năng và giúp bạn vượt ra khỏi thói quen đó.

Nguồn tin: studio9
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 46 trong 11 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.2/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close