Phần 1 Chọn Máy và Thiết bị Phù hợp với Phong cách Chụp của Bạn
-
Cân nhắc phong cách và mục đích sử dụng của bạn.
Khi chọn mua máy ảnh, có thể bạn sẽ choáng ngợp với vô số tùy chọn và nhãn hiệu có mặt trên thị trường. Máy ảnh có quá nhiều tùy chọn và chức năng để liệt kê trong một bài viết. Hãy thử dùng những mẹo dưới đây.- Nếu sống ở khu vực không an ninh, đừng đi loanh quanh với một chiếc máy ảnh cao cấp có vẻ ngoài đắt tiền. Rất nhiều máy trông rất bình thường dù tốt và được trang bị chức năng vượt trội. Máy ảnh nhỏ cũng là lựa chọn không tồi trong trường hợp này.
- Tránh bị chi phối bởi màu sắc. Màu sáng nổi bật quá mức và đồng thời, khi cố chụp động vật hay ở những tình huống chụp "lén lút" khác, đối tượng có thể trở nên xấu tính và chạy mất.
- Kích thước, công nghệ và giá cả chưa hẳn đã là vấn đề. Không phải mọi máy ảnh rẻ tiền đều dở và cũng không hẳn mắc tiền đã là tốt. Một chiếc DLSR cỡ lớn có thể quá to và cồng kềnh cho người chụp thông thường và ngược lại, máy ảnh rẻ với chất lượng thấp sẽ chỉ cho người đó những tấm hình không rõ nét.
- Mỗi máy có ưu và nhược điểm riêng. Một số quá phức tạp với nhiều chức năng bạn có thể không bao giờ dùng đến. Nếu đã có GPS ở điện thoại, bạn sẽ không cần đến hệ thống này trên máy. Nếu đã có Phần mền Chỉnh sửa Ảnh tại nhà, có thể bạn sẽ không bao giờ dùng đến bất kỳ màn che (ứng dụng hình có trên máy ảnh) nào. Hầu hết máy ảnh đều không chống nước, chống lạnh hay rơi rớt, là những điều cần cân nhắc nếu bạn thích mạo hiểm hoặc không cẩn thận.
-
Chọn máy ảnh có thể lấy nét dễ dàng với tỉ lệ zoom (phóng to) quang học cao, tốc độ đóng màn trập lớn, ISO (độ nhạy sáng) tốt và nhiều "chế độ" ảnh.
Đừng quá lo lắng về độ phân giải MegaPixel (mp) của máy. Máy chất lượng thấp với MP cao không thể cho được tấm ảnh chất lượng như của máy chất lượng cao và MP thấp. Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có được những tác phẩm xuất sắc chỉ với dòng máy cũ. 10MP trở lên là đủ để có sản phẩm chất lượng.- Chỉ quan tâm đến zoom quang học. Zoom, độ gần của vật thể trong máy, cực kỳ quan trọng trong việc ghi được hình ảnh động vật ở sở thú hay những tình huống trong thể thao. Zoom quang học duy trì độ nét của vật thể bất kể zoom gần đến mức nào. Zoom kỹ thuật số và những chức năng zoom khác làm mất sự rõ nét và làm hình bị mờ khi zoom gần.
- Tốc độ đóng màn trập giới hạn khả năng bắt động (cảnh hành động). Tốc độ càng cao sẽ càng tốt cho chụp chuyển động. Tuy nhiên, với máy quay phim HD, bạn luôn có thể "lừa dối", quay và chụp lại bằng cách sử dụng phần mềm chụp màn hình và dừng phim.
- Độ nhạy sáng (ISO) cao tốt cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu và cảnh hành động. Không có ISO tốt, hình sẽ bị nhiễu với nhiều hột khi thiếu sáng. Có bao giờ bạn nhận được một mớ hỗn độn màu sắc khi zoom bức hình tuyệt đẹp trên mạng chưa? Đó là nhiễu. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn biết điều tiết vừa đủ sự nhiễu này để duy trì độ sắc nét trong tác phẩm.
- Máy ảnh có độ nhạy cao cũng tốt cho việc chụp ảnh trong hoàn cảnh ánh sáng yếu và flash (đèn nháy) bị cấm hoặc không được khuyến khích sử dụng, chẳng hạn như ở bể cá công cộng, những nơi có cảnh nền phát sáng hoặc phản quang, cảnh đêm hay buổi hòa nhạc.
- Thận trọng khi chọn máy có chế độ lấy nét tự động! Là một trong những điều phiền muộn của máy ảnh chất lượng thấp, chức năng này có thể làm tốn nhiều thời gian và gây khó chịu khi khiến bạn bỏ lỡ một phô ảnh hoàn hảo hay làm cạn pin. Điều này có nghĩa là máy sẽ tự lấy nét, liên tục tự điều chỉnh khiến việc chụp cảnh động như đóa hoa đung đưa trong gió hay ánh sáng nhấp nháy trở nên khó khăn. Chức năng này nên có chất lượng càng cao càng tốt và luôn có thể tắt khi cần.
- Chế độ chụp của máy sẽ có ích nếu bạn chưa biết cách chỉnh để có phô ảnh hoàn hảo. Một số máy tự điều chỉnh được các thông số với Chế độ Chụp ảnh Thông minh. Bạn cũng có thể chọn lại từ màu sắc, độ nét, độ bão hòa, độ sáng đến những cảnh hành động trên Photoshop. Một khi đã quen, bạn luôn có thể tinh chỉnh theo ý muốn những chế độ chụp này.
- Kiếm chân máy! Nhờ đó, máy hoàn toàn vững! Ở một vài thiết lập, đôi khi rất khó chụp đẹp bởi máy trở nên quá nhạy cảm với mọi rung động dù là nhỏ nhất và cho ra sản phẩm đáng thất vọng. Với chân đỡ, máy ảnh chất lượng thấp vẫn có thể có được những khung hình tuyệt đẹp.
- Sắm phụ kiện khác như túi đựng, thẻ nhớ, pin hoặc sạc cũng như vỏ chống nước vừa vặn với máy ảnh cho những chuyến đi ẩm ướt. Đừng quên dụng cụ vệ sinh và nắp ống kính. Cũng đừng ngần ngại có nhiều hơn một máy cho mục đích sử dụng khác nhau.
- Dùng dung lượng thẻ nhớ cao nhất. Dung lượng thấp có thể dẫn đến chất lượng hình thấp.
- Bạn sẽ tự chịu rủi ro khi dùng máy ảnh của điện thoại/ máy tính bảng. Trừ khi ống kính trên thiết bị này có độ phân giải 10mp trở lên với khả năng zoom cao và độ nhạy sáng tốt, thường chỉ có ở những mẫu vô cùng mắc tiền trong hầu hết trường hợp, làm cách nào đi nữa cũng không thể chụp được sản phẩm chất lượng cao với điện thoại/ máy tính bảng.
Phần 2 Hiểu Máy ảnh của Bạn
-
Đọc hướng dẫn sử dụng.
Tìm hiểu chức năng của mỗi nút điều khiển, công tắc, nút bấm và từng mục trong trình đơn. Học cách sử dụng cơ bản như sử dụng flash (tắt, bật và tự động), phóng to và thu nhỏ, sử dụng nút chụp. Một số máy ảnh có sách hướng dẫn sử dụng cho người mới bắt đầu đi kèm và đồng thời cũng cung cấp hướng dẫn sâu hơn ở website của nhà sản xuất. Đừng lo nếu máy của bạn không có, tài liệu có thể được tìm thấy dễ dàng trên mạng.
Phần 3 Bắt đầu
-
1.Đặt độ phân giải ở mức cao nhất để có chất lượng hình cao.
Sản phẩm phân giải thấp gây khó khăn cho việc chỉnh sửa, bạn chẳng thể cắt chúng thoải mái như với phiên bản phân giải cao (và vẫn cho được kết quả in được). Nâng cấp thẻ nhớ. Nếu không muốn hoặc không thể mua thẻ nhớ mới, hãy chọn chế độ chất lượng hình "tốt" nếu có, với độ phân giải nhỏ hơn. -
2.Nếu có, hãy bắt đầu với một trong những chế độ tự động của máy.
Chế độ hữu ích nhất là "Chương trình" (Program) hay "P" ở máy SLR kỹ thuật số. Hãy bỏ qua gợi ý chỉnh tay hoàn toàn - sự phát triển của kỹ thuật lấy nét và đo sáng tự động trong năm mươi năm qua không diễn ra mà chẳng được gì. Nếu hình lấy nét hoặc phơi sáng kém, lúc này hãy bắt đầu chỉnh tay một số chức năng nhất định.
Phần 4 Tìm Cơ hội Chụp ảnh
-
1. Mang máy mọi nơi.
Với máy ảnh trong tay, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận thế giới một cách khác, luôn quan sát và tìm cơ hội để chụp những tấm ảnh tuyệt vời. Nhờ đó,chụp nhiều hơn và chụp càng nhiều, bạn càng tiến bộ. [1] Hơn nữa, khi thường xuyên chụp bạn bè và gia đình, họ sẽ làm quen với việc luôn có máy ảnh bên bạn, dần trở nên ít ngượng ngùng hơn khi được chụp. Hình của bạn sẽ tự nhiên, ít cảm giác "tạo dáng" hơn.- Nhớ mang pin dự phòng hoặc sạc nếu dùng máy kỹ thuật số.
-
2. Ra ngoài.
Khuyến khích bản thân ra ngoài và chụp hình dưới ánh sáng tự nhiên. Làm một vài tấm 'ngắm và chụp' thông thường để cảm nhận được độ sáng ở những thời điểm khác nhau của ngày và đêm. Dù nhiều người cảm thấy 'Giờ Vàng' (hai tiếng cuối trước khi trời tắt nắng) là thời điểm tốt nhất để chụp hình, không có nghĩa chụp hình vào giữa ngày là bất khả thi. Dưới ánh nắng rực rỡ, đôi khi không gian có bóng râm mở có thể tạo nên độ sáng mềm và thu hút (đặc biệt với đối tượng là con người). Hãy ra ngoài, nhất là vào những lúc hầu hết đều đang ăn, xem ti vi hay ngủ. Ánh nắng thường quá mức hoặc không quen với nhiều người thật sự chỉ vì họ chẳng bao giờ thấy chúng!
Phần 5 : Sử dụng Máy ảnh
-
1. Đừng để ống kính bị che bởi nắp, ngón tay, dây đeo hay bất kì vật cản nào.
Đúng vậy, đây là điều cơ bản, nhưng bất kỳ vật cản (thường không được để ý) nào này đều có thể phá hủy ảnh của bạn. Với máy kỹ thuật số được trang bị chế độ xem trước trực tiếp, đặc biệt là với máy ảnh SLR, lỗi này ít gặp hơn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn vấp phải, đặc biệt là khi vội vã bắt một khung hình. -
2. Cài đặt cân bằng trắng.
Nói một cách đơn giản, mắt người tự động điều chỉnh khi nhận sáng, gần như ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, trắng vẫn là trắng với chúng ta. Máy ảnh kỹ thuật số làm điều này bằng cách chuyển đổi màu theo một số cách thức nhất định.
Chẳng hạn như, dưới ánh đèn von-fram (ánh đèn dây tóc), sắc xanh được thêm để bù cho sắc đỏ trong ánh sáng. Trái lại, với ánh sáng lạnh như đèn huỳnh quang, máy ảnh sẽ chỉnh sang đỏ để bù cho màu xanh. Một số máy thậm chí còn có đồng thời chế độ von-fram (cài đặt ánh sáng trắng thuần khiết) và ánh đèn dây tóc. Thử nghiệm với từng cài đặt để xem xét kết quả và học cách tận dụng lợi thế của chúng là điều bạn nên làm.Cân bằng trắng là một trong những cài đặt quan trọng và ít được quan tâm đúng mức nhất ở máy ảnh hiện đại. Hãy học cách điều chỉnh cũng như ý nghĩa của từng cài đặt. Dưới ánh sáng tự nhiên, "Bóng râm" (hay "Mây") là lựa chọn tốt trong hầu hết trường hợp và giúp tạo ra màu sắc ấm. Nếu kết quả quá đỏ, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa bằng phần mềm sau. "Tự động", chế độ được cài đặt mặc định ở hầu hết máy ảnh, đôi khi cho kết quả tốt nhưng đôi khi cũng cho màu hơi lạnh.[2]- Cài đặt này cũng có thể được biết đến với tên gọi nhiệt độ màu.
-
3. Đặt tốc độ ISO chậm nếu điều kiện cho phép.
Máy ảnh kỹ thuật số SLR thường không có vấn đề gì với điều này nhưng nó lại đặc biệt quan trọng khi sử dụng máy kỹ thuật số compact (chúng thường có cảm biến nhỏ và vì vậy, dễ bị nhiễu). Tốc độ ISO chậm hơn (số nhỏ hơn) giúp hình bớt nhiễu nhưng đồng thời, cũng khiến bạn phải để màn trập đóng mở chậm hơn, dẫn đến một số bất lợi, chẳng hạn như khả năng chụp cảnh động hạn chế. Với cảnh tĩnh và ánh sáng tốt (hoặc chủ thể đứng yên và ánh sáng yếu với sự hỗ trợ của chân máy và điều khiển từ xa), sử dụng tốc độ ISO chậm nhất mà bạn có.
Phần 6 : Chụp những Tấm hình Đẹp
-
1. Bố trí ảnh chụp một cách cẩn thận.
Đóng khung bức ảnh trong tâm trí trước khi làm với kính ngắm. Hãy xem xét những quy tắc dưới đây, đặc biệt là quy tắc cuối cùng:- Sử dụng Quy tắc Một phần ba, theo đó điểm nhấn trong bức ảnh nằm dọc đường "thứ ba". Cố đừng để bất kỳ đường ngang hay đường nào khác "chia đôi tấm ảnh".[3]
- Loại bỏ cảnh nền gây xao nhãng hay lộn xộn. Khi có cây, di chuyển để không có cảm giác cây mọc lên từ đầu. Thay đổi góc chụp để cửa sổ không nhìn ra từ phía bên kia đường. Nếu chụp kỳ nghỉ, hãy dành ít thời gian để mọi thành viên trong gia đình cất hết những thứ lỉnh kỉnh trên người, ba lô và túi xách. Giữ đống hỗn độn ấy xa khỏi tấm hình và bạn sẽ có sản phẩm đẹp và ít rối hơn. Nếu có thể làm mờ phông nền trong ảnh chân dung, hãy làm vậy và tương tự.
-
2.Phớt lờ lời khuyên trên.
Xem đó là luật, điều đem hiệu quả trong hầu hết trường hợp khi được hiểu đúng — và không xem đó là quy tắc tuyệt đối. Tuân thủ quá nguyên tắc có thể cho bạn những tấm hình nhàm chán. Chẳng hạn như, sự lộn xộn và lấy nét cảnh nền có thể thêm nội dung, sự tương phản và màu sắc cũng như tính cân xứng tuyệt đối có thể tạo nên sự kịch tính,… Đôi khi, mọi quy tắc có thể và nên được phá bỏ để đem lại hiệu ứng nghệ thuật. Đó là cách vô số tác phẩm xuất chúng ra đời. -
3.Lấp đầy khung hình với chủ thể của bạn.
Đừng ngần ngại tiến lại gần. Nếu sử dụng máy ảnh kỹ thuật số với vô số megapixel, bạn luôn có thể dùng phần mềm cắt và chỉnh sửa sau. -
4Thử góc chụp thú vị.
Thay vì chụp thẳng, hãy thử chụp từ trên xuống hay cúi người chụp lên. Chọn góc chụp giúp tối đa màu sắc và tối thiểu bóng râm. Góc chụp thấp giúp đối tượng trông dài hoặc cao hơn. Bạn cũng có thể khiến chủ thể trong nhỏ hơn hoặc trông như thể bạn đang bay lơ lửng phía trên bằng cách đặt máy ở phía trên chủ thể. Một góc chụp lạ cho bạn bức ảnh thú vị hơn. -
5. Lấy nét.
Lấy nét tệ là một trong những cách phổ biến nhất để phá hư cả tấm hình. Nếu có, hãy sử dụng lấy nét tự động trên máy. Thông thường, bạn có thể làm điều này bằng cách nhấn một nửa nút chụp. Dùng chế độ "cận cảnh" để chụp gần. Đừng lấy nét bằng tay trừ khi có vấn đề trong lấy nét tự động bởi thông thường, máy có khả năng tự lấy nét và đo sáng tốt hơn nhiều so với bạn tự làm.6. Cân bằng ISO, tốc độ đóng màn trập và khẩu độ.
ISO thể hiện độ nhạy sáng của máy, tốc độ đóng màn trập cho biết máy cần bao nhiêu thời gian để chụp một tấm (điều chỉnh lượng sáng nhận vào của máy) và khẩu độ là độ mở ống kính. Bằng cách cân bằng và giữ chúng gần mức trung bình hết mức có thể, bạn có thể tránh nhiễu gây ra bởi ISO cao, độ mờ đến từ tốc độ đóng màn trập thấp và tác dụng phụ trường ảnh với khẩu độ thấp. Tùy vào ý đồ chụp, bạn nên điều chỉnh những cài đặt này để đủ sáng và vẫn giữ được hiệu ứng mong muốn. Chẳng hạn như, nếu muốn chụp cảnh chú chim lao khỏi mặt nước, bạn cần tốc độ đóng màn trập cao để lấy nét và đồng thời bạn cũng cần khẩu độ thấp hay ISO cao để bù sáng. ISO cao làm nhiễu hình nhưng khẩu độ thấp sẽ hoàn hảo bởi nó có thể tạo hiệu ứng mất phông và thu hút chú ý vào chủ thể. Bằng cách cân bằng những yếu tố này, bạn sẽ có tấm hình đẹp nhất
Phần 7 : Tránh Chụp Mờ
-
1. Giữ máy vững.
Nhiều người bất ngờ với độ mờ của hình khi phóng to hoặc chụp từ xa. Để giảm thiểu mờ: Nếu sử dụng máy ảnh full-size (máy sử dụng cảm biến ảnh có cùng kích cỡ với khung hình phim chuẩn) với ống kính zoom, giữ thân máy (ngón tay đặt trên nút chụp) bằng một tay và dùng tay kia đỡ phía dưới để cố định ống kính. Đặt khuỷu tay sát người và dùng tư thế này giữ người được vững. Nếu có, hãy bật chế độ chống rung trên máy hoặc ống kính (IS ở dòng Canon gear và VR - Vibration Reduction (Giảm Rung) ở sản phẩm Nikon). -
2. Cân nhắc sử dụng chân máy.
Nếu bị rung tay tự nhiên, nếu đang sử dụng ống kính tele lớn (và chậm), nếu đang cố chụp hình ở điều kiện ánh sáng thấp, muốn chụp liên tiếp (chẳng hạn như chụp hình HDR (High Dynamic Range - Độ tương phản động mở rộng) hoặc chụp hình panoramic, chân máy sẽ có ích. Nếu phải phơi sáng lâu (hơn một giây), dây công tắc (cho máy đời cũ) và điều khiển từ xa là lựa chọn tốt dành cho bạn. Nếu không có, hãy dùng chế độ chụp tự động. -
3. Xem xét không dùng chân máy, đặc biệt là khi không có sẵn.
Nó làm hạn chế khả năng di chuyển và điều chỉnh khung hình của bạn. Đồng thời, nó cũng nặng hơn để mang theo và khiến bạn ngần ngại trong việc ra ngoài chụp hình.- Với tốc độ đóng màn trập và sự khác biệt giữa đóng nhanh và chậm, bạn chỉ cần chân máy khi tốc độ này bằng hoặc chậm hơn nghịch đảo độ dài tiêu cự.[4]Chẳng hạn, nếu có ống kính 300mm, tốc độ đóng màn trập của bạn nên nhanh hơn 1/300 giây. Nếu không thể tránh dùng chân máy bằng cách dùng tốc độ ISO cao hơn (dẫn đến màn trập đóng nhanh hơn), bằng cách sử dụng chức năng chống rung trên máy hay đơn giản là di chuyển đến nơi có ánh sáng tốt hơn, hãy dùng nó.
-
-
4. Nếu ở tình huống không phù hợp để dùng chân máy, hoặc không có chân máy vào thời điểm đó, hãy thử một hay một vài cách giảm rung dưới đây:
- Bật chế độ chống rung trên máy (chỉ một số máy kỹ thuật số có chức năng này) hoặc trên ống kính (nhìn chung chỉ có ở một vài ống kính đắt tiền).
- Phóng to (hoặc thay thế bằng ống kính rộng hơn) và đến gần. Nhờ đó, giảm ảnh hưởng của những thay đổi nhỏ đến máy và tăng khẩu độ cực đại để có thời gian phơi sáng ngắn hơn.
- Giữ máy ảnh ở hai vị trí cách xa trung tâm, chẳng hạn như gần nút chụp và ở phía đối diện hay phía cuối ống kính (đừng che ống kính, đừng cản trở hoạt động của bộ phận tự điều chỉnh như vòng lấy nét hay cầm ống kính nếu đó là bộ phận mỏng manh như ở máy compact). Điều này sẽ làm giảm độ rung tương ứng của máy khi tay di chuyển.
- Nhấn nút chụp chậm, chắc tay và nhẹ nhàng. Chỉ thả tay khi hình đã được chụp xong một lúc. Đặt ngón trỏ lên phía trên của máy. Nhấn chụp bằng đốt ngón tay thứ hai để giữ nút được vững. Dù sao, bạn đã phải cầm máy cả thời gian dài.
- Tìm điểm tựa cho máy (hoặc tay nếu sợ xước máy) và/hoặc dựa tay vào người hoặc ngồi xuống và chống tay lên gối.
- Kê máy lên vật gì đó (có thể là túi đựng máy hoặc dây đeo) và dùng chế độ chụp tự động để giảm rung từ việc nhấn nút nếu vật kê mềm. Trong trường hợp này, có khả năng nhỏ máy sẽ bị ngã. Vì vậy, hãy kiểm tra và chắc chắn nếu xảy ra, đó không là cú ngã mạnh. Đừng áp dụng với máy ảnh đắt tiền hoặc máy có phụ kiện dễ rơi vỡ như đèn flash. Nếu định làm vậy thường xuyên, hãy cân nhắc mang theo túi đậu, vật dụng rất có ích trong trường hợp này. Có nhiều "túi đậu" chuyên dụng trên thị trườing với giá phải chăng. Khi cũ, túi có thể nâng cấp hoặc ăn.
5.Thoải mái khi nhấn nút chụp. Đồng thời, cố đừng nâng máy quá lâu khiến tay run. Tập nâng máy ngang tầm mắt, lấy nét và đo sáng, chụp một cách gọn ghẽ và trơn tru
-
-
Phần 8 : Dùng Flash
-
1.Tránh mắt đỏ.
Hiện tượng mắt đỏ xuất hiện bởi sự giãn của mắt dưới điều kiện thiếu sáng. Khi đồng tử đang lớn, đèn flash làm sáng mạch máu nằm ở thành trong của nhãn cầu và khiến mắt có màu đỏ. Nếu buộc phải dùng flash trong điều kiện thiếu sáng, đừng để người được chụp nhìn thẳng vào máy ảnh hoặc thử dùng "flash phản xạ". Hướng đèn lên phía trên chủ thể, đặc biệt khi có tường sáng màu bao quanh, sẽ tránh được mắt đỏ. Nếu không có đèn rời để điều chỉnh như cách ở trên, hãy sử dụng tính năng giảm mắt đỏ trong máy nếu có. Tính năng này chiếu sáng một vài lần trước khi mở màn trập, và nhờ đó nhãn cầu co lại và làm giảm thiểu mắt đỏ. Tuy vậy, tốt nhất bạn đừng nên chụp hình trong điều kiện cần đến flash mà hãy tìm nơi nào khác có ánh sáng tốt hơn. -
2.Sử dụng flash một cách hợp lý, đừng dùng khi không thật sự cần thiết.
Dùng flash trong điều kiện ánh sáng kém thường cho hình ảnh không đẹp, hoặc khiến chủ thể trong tấm hình trở nên "mệt mỏi", điều này đặc biệt đúng khi chụp người. Mặt khác, flash khá hữu dụng trong việc làm đầy bóng tối (nếu bạn có tốc độ flash đồng bộ[5] đủ nhanh). Đừng dùng flash nếu có thể tránh bằng cách ra ngoài hay giữ vững máy (cho phép bạn dùng tốc độ đóng màn trập chậm hơn nhưng không gây nhòe) hoặc cài đặt tốc độ ISO cao hơn (cho phép màn trập đóng nhanh hơn).- Nếu không có ý định dùng flash làm nguồn sáng chính, hãy cài đặt để có độ phơi sáng chính xác với khẩu độ được sử dụng (phù hợp với cường độ ánh sáng ở môi trường xung quanh và tốc độ màn trập - tốc độ này không được vượt quá tốc độ flash đồng bộ). Bạn có thể thực hiện bằng cách chọn bước nhất định cho khẩu độ với flash chỉnh tay hay đèn thyristor, hoặc bằng cách sử dụng "bù trừ công suất đánh đèn" có ở máy ảnh đời mới tốt.
-
Phần 9 : Quản lý và Tích lũy Kinh nghiệm
-
1. Xem lại ảnh chụp và tìm những tấm đẹp nhất.
Xác định yếu tố giúp chúng trở thành những sản phẩm tốt nhất và tiếp tục phát huy. Đừng ngần ngại bỏ hay xóa hình. Hãy mạnh tay với chúng. Nếu không thể làm bạn hài lòng, hãy để chúng ra đi. Nếu sử dụng máy kỹ thuật số như hầu hết mọi người, bạn sẽ chẳng mất gì ngoài thời gian. Trước khi xóa bỏ, hãy nhớ rằng những tấm hình tồi tệ nhất cũng ẩn chứa nhiều bài học. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến chúng không đẹp và tránh lặp lại. -
Luyện tập, luyện tập và luyện tập.
Chụp nhiều hình – hướng đến mục tiêu làm đầy thẻ nhớ hoặc dùng hết lượng phim tối đa mà bạn mua được. Đừng dùng phim cho đến khi thường xuyên chụp tốt với máy kỹ thuật số đơn giản. Cho đến lúc đó, bạn cần học hỏi từ sai lầm. Không tốn kém khi mắc lỗi và có thể phát hiện tức thì (xác định được chính xác chỗ sai và tại sao dưới tình huống hiện tại điều đó là sai lầm) khiến mọi chuyện dễ dàng hơn. Chụp càng nhiều, bạn càng tiến bộ và tác phẩm của bạn càng được yêu thích (bởi bạn và tất cả mọi người).- Chụp từ góc chụp mới hay khác biệt, tìm chủ đề mới và kiên trì với nó. Nếu đủ sáng tạo, ngay cả những điều thường trực, nhàm chán nhất cũng có thể trở nên tuyệt vời dưới ống kính của bạn.
- Đồng thời, tìm hiểu giới hạn máy ảnh của bạn, nó hoạt động tốt thế nào ở những điều kiện ánh sáng khác nhau, khả năng lấy nét tự động thế nào khi thay đổi khoảng cách, khả năng xử lý chủ thể động ra sao…
-
Lời khuyên
- Nếu chụp bằng máy kỹ thuật số, chụp giảm sáng sẽ tốt hơn khi có thể dễ dàng điều chỉnh lại bằng phần mềm. Chi tiết tối có thể được khôi phục nhưng với vùng cháy sáng (khu vực trắng đơn thuần ở hình tăng sáng), điều đó là không thể. Với phim thì ngược lại, chi tiết tối thường tệ hơn so với máy kỹ thuật số, nhưng cháy sáng khó xảy ra, thậm chí khi tăng sáng nhiều.[6]
- Vấn để không nằm ở máy ảnh. Gần như mọi máy đều có thể cho được những tấm hình tốt ở đúng thời điểm. Thậm chí, một chiếc điện thoại hiện đại cũng đủ tốt cho mọi tấm hình.[7] Hãy tìm hiểu giới hạn máy của bạn và làm việc với chúng, đừng mua những thiết bị đắt tiền cho đến khi biết chính xác những giới hạn này là gì và chắc chắn rằng chúng đang cản đường bạn.
- Đừng ngại chụp quá nhiều hình. Hãy chụp cho đến khi ưng ý. Bức ảnh hoàn hảo thường cần thời gian, và chủ thể của bạn xứng đáng với thời gian đó. Một khi đã tìm thấy điều mình thích, hãy trân trọng và tập trung.
- Giữ một cuốn sổ tay và ghi chú những gì đem lại hiệu quả và những gì không. Thường xuyên xem lại ghi chú khi luyện tập.
- Cài và học cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh. Nó cho phép bạn sửa đúng cân bằng màu, điều chỉnh độ sáng, cắt và hơn thế nữa. Hầu hết máy ảnh đều đi kèm phần mềm để thực hiện những điều chỉnh đơn giản này. Để thao tác phức tạp hơn, hãy cân nhắc mua phần mềm Photoshop, tải và cài đặt chương trình chỉnh sửa ảnh miễn phí GIMP hoặc sử dụng Paint.NET (http://www.paint.net/), một chương trình chỉnh sửa ảnh nhẹ miễn phí dành cho người dùng Windows.
- Khi chụp trẻ em, cúi thấp để được ngang hàng với chúng! Hình chụp từ trên xuống đầu trẻ thường mang lại cảm giác không thỏa đáng.
- Để tìm được góc chụp thú vị tại địa điểm du lịch, quan sát vị trí những người khác chụp hình và sau đó thử ở vị trí khác. Bạn sẽ không muốn có những tấm hình giống của mọi người.
- Lấy hình ra khỏi thẻ nhớ càng sớm càng tốt. Sao lưu, tạo vài sao lưu nếu có thể. Người chụp hình cũng đã hoặc sẽ phải đau khổ vì mất một hay nhiều tấm hình quý giá nếu không xây dựng thói quen này. Sao lưu, sao lưu và sao lưu!
- Người phương tây thường thích chụp cận mặt, trong vòng 2m - Khách du lịch châu Á có xu hướng đứng cách máy khoảng 5m để trông nhỏ trong hình, đồng thời thể hiện nhiều về vị trí/cảnh nền - đó không phải về 'tôi' mà là về nơi tôi từng đặt chân.
- Đăng tải lên Flicker hoặc Wikimedia Commons (http://commons.wikimedia.org/) và có thể một ngày nào đó bạn sẽ thấy hình của mình được dùng trên wikiHow!
Cảnh báo
- Xin phép trước khi chụp hình ai đó, thú nuôi hay tài sản của họ. Tình huống duy nhất mà bạn rõ ràng không cần sự cho phép là lúc ghi lại tội phạm đang thực hiện hành vi phạm pháp. Hãy luôn hỏi một cách lịch sự.
- Ý thức được việc chụp hình tượng, tác phẩm nghệ thuật hay thậm chí công trình kiến trúc, kể cả nơi công cộng, trong nhiều trường hợp có thể bị xem là vi phạm luật chống bản quyền.[8]
Những thứ bạn cần
- Máy ảnh, bất kể loại nào mà bạn có hoặc có thể mượn cũng đủ tốt
- Thẻ nhớ với dung lượng lớn nhất mà bạn có được nếu bạn dùng máy kỹ thuật số và nhiều phim nhất mà bạn có thể mua nếu bạn không dùng.
Nguồn và Trích dẫn
- ↑ See 5 Reasons to Take Your Camera Everywhere in 2008, http://digital-photography-school.com/blog/5-reasons-to-take-your-camera-everywhere-in-2008/.
- ↑ For more on white balance, see How to Set White Balance,http://www.kenrockwell.com/tech/whitebalance.htm, by Ken Rockwell.
- ↑ See the Wikipedia article on the subject for a fuller explanation of this.
- ↑ http://www.slrphotographyguide.com/camera/settings/shutter-speed.shtml
- ↑ See Ken Rockwell's page on sync speed athttp://www.kenrockwell.com/tech/syncspeed.htm for more details on this.
- ↑ See Film vs. Digital, http://www.kenrockwell.com/tech/filmdig.htm for a more in-depth discussion.
- ↑ See Your Camera Doesn't Matter, http://www.kenrockwell.com/tech/notcamera.htmby Ken Rockwell.
- ↑ See the Wikimedia Commons for a country-by-country breakdown of local laws (http://commons.wikimedia.org/wiki/Commons:Freedom_of_panorama).
Ý kiến bạn đọc