VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Khái niệm độ sâu trường ảnh

Đăng lúc: . Đã xem 20198 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Kỹ thuật lấy nét
Khái niệm độ sâu trường ảnh

Khái niệm độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh là thuật ngữ được dùng để diễn tả vùng rõ nét của ảnh. Viết tắt là DOF (Depth of field). Đối tượng nằm trong vùng này sẽ rõ nét và ngược lại đối tượng càng xa vùng này thì sẽ càng mờ đi. Kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh sẽ giúp bạn sáng tạo ra những bức ảnh tuyệt vời.
A. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh

1. Khẩu độ
Khẩu độ càng lớn (chỉ số f càng nhỏ) thì vùng rõ nét càng mỏng

Trường ảnh

Nếu bạn để khẩu độ quá nhỏ dẫn đến vùng rõ nét quá mỏng (vài milimet), thì chỉ cần bạn xê dịch hay rung tay cũng có thể làm trật vùng nét (out nét)

2. Tiêu cự
Khi bạn thay đổi tiêu cự ống kính từ ống góc rộng đến ống tele với cùng một khẩu độ, cùng góc chụp, cùng bối cảnh, chiều sâu của ảnh cũng thay đổi.

Trường ảnh


B. Điều chỉnh DOF

1. Khi nào nên sử dụng DOF mỏng
Sử dụng DOF mỏng là một cách tốt để làm cho chủ đề của bạn nổi bật so với hậu cảnh và rất phù hợp để chụp ảnh chân dung. DOF mỏng cũng hữu ích khi chụp động vật hoang dã, chụp vận động viên thể thao, khi mà bạn muốn chủ thể được phân biệt với môi trường xung quanh.
 
Trường ảnh
Chủ thể tách biệt với nền mờ phía sau

2. Khi nào nên sử dụng DOF dày
Trong chụp ảnh phong cảnh, điều quan trọng là càng có nhiều phần của cảnh được lấy nét càng tốt. Bằng cách sử dụng một ống kính góc rộng và khẩu độ nhỏ, bạn sẽ có thể tối đa hóa độ sâu trường ảnh để có được khung cảnh của bạn trong vùng lấy nét lớn.
 
Trường ảnh
Các đối tượng trong ảnh nét từ đầu tới cuối

3. Làm thế nào bạn có thể xác định DOF?
Có một số trang web trên mạng cung cấp cho bạn một biểu đồ các mức DOF cho máy ảnh và ống kính của bạn. Ngoài ra, có một số ứng dụng có sẵn cho người dùng điện thoại thông minh có thể tính toán DOF ngay khi bạn đang ở nơi chụp ảnh.

Nhưng bạn không cần quan tâm tới mấy trang web hay ứng dụng điện thoại tính toán sẵn đó. Giờ bạn đã biết nguyên lý hoạt động của nó rồi, chỉ cần mang máy ra chụp tới chụp lui càng nhiều càng tốt. Hãy chụp cho tới khi nó trở thành phản xạ và bạn chỉ việc đưa máy lên là có thể ước lượng được độ sâu trường ảnh (nếu tập luyện hằng ngày thì chỉ 1 tuần là bạn có thể nắm rõ).
 

Nguồn tin: EazyPhoto tổng hợp và biên soạn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.2/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close