VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Độ nét trong nhiếp ảnh - những điều cần biết

Đăng lúc: . Đã xem 19030 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Kỹ thuật lấy nét
Độ nét trong nhiếp ảnh - những điều cần biết

Độ nét trong nhiếp ảnh - những điều cần biết

vuanhiepanh.com Độ nét , tiếng Anh là “sharpness” , luôn là thứ làm người ta bận tâm nhiều nhất từ khi nhiếp ảnh ra đời đến giờ . Người ta luôn băn khoăn ống kính nào đấy chụp nét hay không nét . Người ta làm rất nhiều thử nghiệm , đánh giá , so sánh ống kính này với ống kinh kia . Người ta hăng hái thảo luận , tranh cãi , đôi khi đến mức vô cùng gay gắt , chỉ để chứng tỏ cho bằng được ống kính A nét hơn ống kính B . Người ta tôn thờ độ nét của ống kính , lấy độ nét là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một ống kính . Và cuối cùng, hơn tất cả , người ta nghĩ rằng để chụp được ảnh đẹp thì phải có ống kính thật nét . Nhưng không, theo quan điểm của cá nhân tôi, độ nét của ống kính chả quan trọng mấy , và tôi sẽ lần lượt trình bày cho bạn biết tại sao .

 
Độ nét là gì ?
 
 
ky thuat lay net
 
 
Đầu tiên, chúng ta cần phải biết được độ nét là gì . Với mục đích hướng đến người chơi ảnh phổ thông , tôi sẽ không đi sâu vào những thứ quá chuyên sâu, phức tạp và cố gắng ngắn gọn, dễ hiểu nhất có thể .
 
Cái độ nét mà chúng ta hay cảm nhận và thường đề cập đến, đấy nó gọi là độ nét cảm nhận ( perceived sharpness ) , nó là sự kết hợp của độ tương phản ( contrast ) và độ phân giải ( resolution ) của ống kính . Trong khi nhiều người khi tranh cãi về độ nét, họ chỉ dựa vào thông số độ phân giải ( bao nhiêu lpmm - lines per mm hay lpph - lines per picture height ) , mà con số này đa phần là vô nghĩa khi đứng một mình . Ở mỗi độ phân giải có một mức đô tương phản tương ứng đi kèm . Cái độ tương phản này cao hay thấp mới tạo cho chúng ta cảm giác hình nét hay không nét . Tôi xin được tạm ngưng định nghĩa độ nét tại đây .
 
Do các yếu tố quang sai , độ nét thường đạt mức cao nhất ở trung tâm ảnh , giảm dần khi tiến ra rìa ảnh . Độ nét thường đạt mức cao nhất khi ta khép ống kính xuống 2-3 khẩu và bắt đầu giảm khi chúng ta khép quá khẩu 11.
 
 
Độ nét của ống kính có quan trọng không ?
 
 
ky thuat lay net
 
 
Không, hoàn toàn không , ít nhất là theo quan điểm của tôi , có nhiều yếu tố khác quan trọng hơn rất nhiều để quyết định một tấm ảnh đẹp hay không đẹp .
 
Tôi biết rất nhiều người chụp ảnh về  bỏ vô máy tính xem là zoom lên ngay 100% để xem ảnh có lên được những chi tiết nhỏ nhất không . Nhưng nếu bạn chỉ resize để up lên web hay rọi ảnh cỡ 20x30 cm trở lại,  thì bạn sẽ không bao giờ thấy được những chi tiết nhỏ nhất đấy - những thứ làm bạn tự hào sung sướng khi sở hữu những ống kính “siêu nét“ . Bạn lo lắng ống kính có rìa không nét , nhưng có mấy khi bạn đặt chủ thể ở rìa tấm ảnh . Ống kính bạn “siêu nét” , nhưng bạn lấy nét không chuẩn, bạn bị rung tay khi chụp … tất cả những thứ “siêu nét” đấy tự nhiên đi đâu mất hết .
 
 
Tận dụng tối đa độ nét của ống kính bằng cách nào ?
 
 
ky thuat lay net
 
 
Các hãng thiết bị nhiếp ảnh đã chế tạo ra những ống kính có độ nét thật cao , và bạn đã phải bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu chúng với mục đích chụp được những tấm ảnh tốt nhất , đương nhiên , bạn sẽ muốn tận dụng được tối đa độ nét này , bản thân tôi cũng vậy thôi ;-) . Và sau đây là cách tôi vẫn thường làm :
 
- Chụp máy ảnh khổ lớn , FullFrame ( 35mm ) bao giờ cũng nét hơn APS-C ( crop 1.5x , 1.6x ) , APS-C nét hơn m4/3 … tất nhiên là so sánh với ống kính có cùng chất lượng .
 
- Luôn chụp bằng tripod ( chân máy ). Bạn phải có một cái tripod thật tốt , tốt nhất là bằng chất liệu carbon fiber, to và nặng nhất trong khả năng mang vác cũng như là túi tiền của bạn .
 
- Do máy ảnh của bạn sẽ gắn vào 1 cái đầu ( head ) rồi mới gắn vào tripod , nên nếu bạn dùng 1 cái head chất lượng kém thì bao nhiêu tiền đầu tư vào tripod coi như đổ sông đổ bể hết . Hãy mua cái head đắt tiền nhất có thể .
 
- Nếu bạn không muốn dùng hay không thể dùng tripod , hãy dùng ống kính có chống rung . Trừ khi bạn chụp với tốc độ rất cao ( > 1/1600s ) , bạn chụp cầm tay với ống kính có chống rung bao giờ cũng nét hơn ống kính không có chống rung .
 
- Lấy nét tay với live view phóng đại 10x . Tôi không tin tưởng lắm vào hệ thống AF của máy , chỉ bắt buộc phải dùng AF khi chụp chủ thể chuyển động liên tục .
 
- Dùng remote có dây hoặc không dây để chụp. Khi bạn bấm nút chụp, bạn đã tác động làm thân máy bị rung .
 
- Và cuối cùng, tất cả những điều trên tôi làm để đảm bảo máy ảnh được đứng yên nhất có thể . Điều này cũng áp dụng tương tự với chủ thể . Bạn cần một chủ thể cũng đứng yên nhất có thể . Nếu chủ thể chuyển động , hãy chụp với tốc độ cao nhất có thể ( tốt nhất là > 1/1600s ) .
 
 
Lời kết
 
 
ky thuat lay net
 
 
Xem ra , một ống kính siêu nét khá đắt tiền mà tận dụng được nó lại khá khó khăn, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nữa . Rồi ống kính siêu nét chưa chắc ảnh đã siêu đẹp , vậy tóm lại là tại sao chúng ta phải bận tâm nhiều về độ nét ?
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 51 trong 11 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.6/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close