Kỹ thuật chụp ảnh sắc nét luôn là yếu tố được người chụp quan tâm hàng đầu. Ảnh minh họa
Chọn độ mở đúngNếu khung cảnh cần độ sâu màu lớn, hãy nhớ hạ khẩu độ xuống càng thấp càng tốt như f/16. Nếu khẩu độ quá nhỏ có thể khiến tốc độ chụp ảnh chậm đi, lúc đó mới chỉnh ISO hoặc khẩu độ lên chút ít để bù lại.
Kỹ thuật chụp ảnh chọn đúng độ mở sẽ cho ảnh sắc nét. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đôi khi một bức ảnh mà chỗ nào cũng nét lại khiến cho nội dung bị loãng. Nói chung, cảnh vật sẽ thường không thể hiện được độ nét nếu không có gì so sánh rõ ràng. Vì thế, trong trường hợp này hãy lùi độ mở xuống f/5,6 để hạn chế trường nét lại. Thủ thuật trên sẽ tạo ra một sự tương phản giữa một vùng nét và vùng không nét, khiến cho vùng nét trông sẽ lại càng nét hơn.Chọn đúng tốc độ
Kỹ thuật chụp ảnh chọn đúng tốc độ giúp những bức ảnh chụp trở nên nét hơn. Ảnh minh họa
Trong một số trường hợp cần kỹ thuật chụp với tốc độ nhanh, hãy nghĩ đến việc tăng ISO. Nếu chụp ảnh dùng tay thay vì chân máy, hãy sử dụng tốc độ đủ nhanh. Chức năng chống rung cũng như kinh nghiệm chụp ảnh của nhiều người cầm máy có thể giúp hạ thấp tốc độ tối ưu mà không rung xuống chút ít nhưng nếu không chắc. Bạn có thể thử chụp một cảnh với chân máy và chụp tay ở những tốc độ khác nhau, sau đó phóng thật to ảnh để xem tốc độ nào là tối ưu để cho ảnh vừa đúng ý vừa nét đến từng chi tiết nhất.Sử dụng Tripod
Sử dụng chân máy giúp hoàn thiện kỹ thuật chụp ảnh lấy nét. Ảnh minh họa
Trong kỹ thuật chụp ảnh sắc nét, những chiếc Tripod (chân máy) đóng vai trò quyết định đến độ nét của bức ảnh. Đành là chiếc tripod không hề nhẹ cân, phải mất thời gian để sắp xếp và có thể là rất đắt tiền nữa, nhưng sẽ không bao giờ có được hình ảnh sắc nét nếu không sử dụng Tripod.Chuyển thành chế độ chụp liên tục
Sẽ có lúc người chụp phải chụp trong những điều kiện khó có thể nét như chụp ở tốc độ chậm, không có chân máy, trong khi cần ổn định máy hay chụp mà đối tượng có các phần chuyển động như trong gió chẳng hạn.
Lúc này, hãy nghĩ đến việc chuyển máy ảnh sang chế độ chụp liên tục. Cho dù rõ ràng đây không hẳn là các pha hành động và vẫn đang chụp với tốc độ chậm, nhưng hãy giữ nút chụp ảnh sao cho có thể chụp liền 5, 6 tấm liên tiếp. Mặc dù kết quả là tất cả các ảnh có thể không nét nhưng chắc chắn sẽ có 2-3 bức dùng được.
Sử dụng nút lấy nét phía sau thân máy
Nút lấy nét hỗ trợ đắc lực cho kỹ thuật chụp ảnh của người chụp. Ảnh minh họa
Hầu hết các máy DSLR, luôn có nút "AF-On" phía sau máy có thể chuyển thành nút lấy nét độc lập mà không cần phải bấm nhá nút chụp ảnh nữa. Khi kích hoạt tính năng này trong menu, mỗi lần bấm nút AF-On, khoảng nét đã lấy sẽ được giữ nguyên (tương tự như chức năng khóa nét) và như vậy có thể bấm bao nhiêu ảnh tùy thích cho đến khi có được bức ưng ý mà không sợ khoảng nét bị thay đổi.Lúc này, nút chụp ảnh sẽ chỉ đơn thuần là nút chụp chứ không còn đóng vai trò là nút lấy nét nữa, điều đó giúp giải phóng cho ngón tay bấm máy của người chụp. Hỗ trợ đắc lực cho kỹ thuật lấy nét của người chụp.
Chụp nhiều thật nhiều
Khi chụp chuyển động hoặc chụp động vật, có một cách đơn giản là chụp nhiều, thật nhiều cú. Có nhiếp ảnh gia đã từng chụp hơn bốn trăm ảnh trong năm phút để có được một bức nét căng.
Sử dụng đúng điểm mạnh của ống kính
Hầu hết ống kính đạt độ nét tốt nhất ở khoảng giữa. Thí dụ, ống 17-40mm ~ f4 thì độ nét nhất tầm khoảng f8 ~30mm. Hiếm khi ống kính đạt nét tốt ở 2 “rìa”. Người chụp nên biết là ống kính fix luôn nét hơn ống zoom.
Ý kiến bạn đọc