Đây là 1 bước rất đơn giản nhưng những người mới chụp ít khi để ý. Chúng ta dành ra 1 phút để lau chùi thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 100 phút cho công tác hậu kì. Mình đảm bảo bạn sẽ phát rồ khi ngồi kì từng sợi tóc, vết bẩn bằng photoshop =))). Mẹo đơn giản nữa là chúng ta nên sử dụng găng tay cao su để tránh dấu vân tay hay mồ hôi dính vào sản phẩm.
Nhiều người có thể không tin nhưng trong studio Chụp ảnh sản phẩm, MF luôn luôn tốt hơn AF vì chúng ta biết chắc chắn chúng ta muốn nét ở đâu thay vì để máy quyết định. Một ví dụ điển hình là khi bạn chụp nước, với yêu cầu bắt khoảnh khắc ở 1/8000s, AF có đủ nhanh ??? No…quá buồn.
3. Soft light
Luôn tìm cách để tán nguồn sáng rộng ra, tạo ra một nguồn sáng soft hơn, các bóng đổ sẽ mịn màng, vùng chuyển mượt mà. Cái này cũng bao gồm luôn việc không bao giờ sử dụng trực tiếp flash cóc khi chụp sản phẩm.
4. Nguồn sáng cho background
Việc chiếu sáng hay tạo 1 vùng sáng cho background đằng sau sản phẩm sẽ giúp sản phẩm tỏa sáng hơn nhiều. Hơn nữa với các nguồn sáng background còn có thể giúp tạo ra các rim light rất đẹp, đặc biệt là với chất lỏng vì sẽ làm sáng chất lỏng lên.
5. Luôn set WB manually và sử dụng gray card để cân lại màu chính xác nhất
Nhiếp ảnh sản phẩm rất ít khi có sự can thiệp của blend màu. Nhiệm vụ của nó là phải làm cho sản phẩm đẹp và thật màu nhất có thể, vì thế thay vì học cách blend màu, nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm phải học cách làm sao để tái tạo được màu sắc của sản phẩm thật nhất có thể(tất nhiên là phải làm nó đẹp lên).
6. Sử dụng đèn đóm tới từ cùng 1 hãng
Đừng mix 1 môi trường bao gồm Flash của Nikon, Nissin, Yongnuo…..với Broncolor, Paul C Buff, Jinbei…vì mỗi đèn từ mỗi hãng sẽ có một color temperature khác nhau, việc mix lại với nhau sẽ dẫn tới trường hợp là chúng ta không thể cân lại màu chính xác cho bức ảnh được. Một nguồn sáng hơi đỏ, 1 cái hơi vàng, 1 cái hơi xanh….mix với nhau….Chúa biết phải cân lại thế nào =))
7. Nền trắng luôn là lựa chọn an toàn
Nếu băn khoăn với việc lựa chọn background hoặc không biết cái nào tốt thì background trắng luôn là giải pháp an toàn nhất. Trên nền trắng, mọi thứ sẽ trở nên nổi bật và không có các yếu tố thừa gây xao nhãng.
8. Tripod là không thể thiếu
Một tripod tốt là điều tiên quyết, đầu tiên với Chụp ảnh sản phẩm. Nó giúp chúng ta có được các khung hình ổn định, loại bỏ rung và hơn nữa là chúng ta có thể điều khiển từ xa trong khi chúng ta đang thao tác với sản phẩm.
9. Thương hiệu luôn luôn phải được nhìn thấy
Quan trọng của nhiếp ảnh sản phẩm là giúp tạo ấn tượng với người xem về sản phẩm và thương hiệu của nó. Nếu chúng ta để tên nhãn hiệu hay tên sản phẩm trong vùng shadow, ai biết sản phẩm đẹp đẽ này đến từ đâu ???
10. Chạy loanh quanh
Đừng đứng nguyên một chỗ và chụp chụp, thay đổi các góc máy khác nhau sẽ tạo ra các bức hình khác nhau. Đặc biệt trong ảnh sản phẩm, góc máy thay đổi sẽ dẫn tới hiệu ứng do ánh sáng mang lại cũng thay đổi theo.
11. DOF dày
Trừ food photography, trong các shots ảnh sản phẩm thì thường chúng ta phải để DOF dày 1 chút để sản phẩm được nét hoàn toàn. Chụp một cái headphone mà chỉ nét có 1 nửa thì không được, hoàn toàn không được. Tùy vào loại lens và vật được chụp mà f sẽ tương ứng, thường thì ít cũng phải f9 trở lên.
Hiện nay, màn hình LCD ngày càng được fake và rất lừa tềnh(kiểu camera 360=))). Cách tốt nhất để biết 1 tấm ảnh có bị over hay under-exposure hay không là nhìn ngay vào histogram. Nếu không có vùng rìa trái hay phải bị cắt, ảnh sẽ đẹp.
13. Chú ý tới phản xạ của tường và trần studio
Đây là điều ít người chú ý tới. Với một studio diện tích nhỏ, tường nên được sơn màu đen hoặc chúng ta phải che chắn thích hợp, nếu không thì ánh sáng sẽ phản xạ lung tung và chúng ta sẽ nhìn thấy cả studio được in lên bóng trong sản phẩm – lúc này thì vui quá =))
14. Nên đi lục thùng rác hay la cà bãi đồng nát
Đừng cười :)) Đây là chỗ lý tưởng để tìm kiếm các món đồ rẻ rách nhưng thích hợp để dàn cảnh. Ở đây rất dễ kiếm được các miếng gỗ, vật dụng cũ nát nhưng bổ sung làm nền cho các shot ảnh vô cùng đẹp. Không tin thử coi, ngon bổ và freeeeeeeee.
15. Đọc nhiều, xem nhiều ảnh mẫu
Kết thúc lại bởi 1 tips “nghiêm túc” và “dài hơi” nhất nhưng sẽ đưa thẩm mỹ ảnh sản phẩm lên một tầm cao mới. Việc đọc và xem nhiều ảnh của thế giới sẽ giúp chúng ta biết được chúng ta đang ở đâu, chúng ta có giỏi như chúng ta nghĩ hay không và như thế nào thì là đẹp theo tiêu chuẩn công nghiệp của thế giới. Với những người mới bắt đầu, việc xem những shots hình quá đẹp đôi khi sẽ gây nản chí nhưng cứ bình tĩnh, không thể vội vàng được, cứ đi từng bước, từng bước một. Nếu sau 1 khoảng thời gian chúng ta mang ảnh của mình trong quá khứ ra so với hiện tại, nếu chúng ta thấy đẹp hơn nghĩa là chúng ta đã tiến bộ mà có thể bản thân không hay biết. Chụp ảnh đẹp hay như bất cứ công việc nào khác….nó là một quá trình.
Chúc mọi người luôn có được những tấm hình đẹp và ngày càng thích thú với kĩ năng nhiếp ảnh của mình.
Ý kiến bạn đọc