VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Vì sao các nhiếp ảnh gia Việt Nam khó chụp ảnh thời trang quảng cáo

Đăng lúc: . Đã xem 5592 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh sản phẩm quảng cáo
Vì sao các nhiếp ảnh gia Việt Nam khó chụp ảnh thời trang quảng cáo

Vì sao các nhiếp ảnh gia Việt Nam khó chụp ảnh thời trang quảng cáo

Vì sao các nhiếp ảnh gia Việt Nam ít có cơ hội trong chụp ảnh sản phẩm quảng cáo thời trang có lẽ là thắc mắc của khá đông các bạn? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi phân tích cụ thể hiện tượng này nhé!
 
Picture
 
Chụp ảnh thời trang quảng cáo chia ra làm nhiều loại lắm, ảnh dùng làm thiết kế banner , thiết kế poster , thiết kế tạp chí, billboard, website, PR,.v.v.. đều nhằm mục đích quảng cáo.  Lĩnh vực ảnh quảng cáo mình muốn đề cập là các loại ảnh chất lượng cao dùng làm print ad, billboard …..với chi phí trả cho các nhiếp ảnh gia giao động từ  vài ngàn cho đến vài chục ngàn, nơi mà mình thấy các bạn Malaysia, Singapore đang chiếm thế thượng phong tại thị trường Việt Nam.

Nhìn một tấm ảnh print ad với giá thành phẩm lên tới USD10,000 – USD20,000 chắc không ít các anh nhiếp ảnh gia sẽ nói kỹ thuật có gì đặc biệt đâu, mình cũng chụp được vậy. Có thể bạn làm được, nhưng vấn đề là các agency quảng cáo không đặt hàng bạn. Tại sao ah? vì hầu hết các photographer Việt Nam không đáp ứng được  quy trình để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phù hợp với thể loại này, vấn đề không phải là kỹ thuật mà là kỹ năng.

1. Kỹ năng giao tiếp của người chụp ảnh thời trang quảng cáo

Thuờng các công ty không đặt hàng trực tiếp đến nhiếp ảnh gia mà qua các production house. Một bức ảnh quảng cáo là thành phẩm của một đội ngũ bao gồm nhà sản xuất, account, photographer, photographer assistants (hỗ trợ ánh sáng, set up), nhóm làm đẹp cho mẫu như stylist, người chuyên về wardrobes trang phục, trang điểm,  làm tóc….v.v… Trước ngày chụp ảnh thời trang, bên nhà sản xuất và khách hàng sẽ họp lại (PPM – pre production meeting).  Nhiếp ảnh gia sẽ đóng vai trò quan trọng trong buổi họp, phải giải thích về ánh sáng dự định sử dụng, thảo luận về cách pose của mẫu theo brief ( nếu chụp mẫu), trang phục đề nghị…v.v… Phải cho thấy mình hiểu rõ về yêu cầu của khách hàng và có những sự chuẩn bị phù hợp.  Như thế mới thấy nhiếp ảnh gia cũng cần có cả kỹ năng giao tiếp với khách hàng và làm cho họ yên tâm trước buổi chụp ảnh sản phẩm thời trang quảng cáo đó. Đây là kỹ năng không phải ai cũng có.

2. Kỹ năng ngoại ngữ của nhiếp ảnh gia chụp ảnh quảng cáo thời trang

Khi những công ty lớn khi đã làm quảng cáo, họ sẽ phải bỏ ra chi phí rất lớn để chaỵ media, vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn đô là chuyện bình thường. Với mức chi phí đầu tư như vậy, việc lựa chọn agency làm quảng cáo và nhà sản xuất với họ rất quan trọng, phải đảm bảo chất lượng so với mức đầu tư mà họ bỏ ra. Thường các công ty khách hàng đa phần sếp là người nước ngoài, các agency lớn, creative director cũng rất ít người bản xứ . Vì vậy muốn làm việc với họ các nhiếp ảnh gia cần phải có khả năng ngoại ngữ, trao đổi tốt được với khách hàng, mới mong tạo lòng tin khi làm việc. Để đảm bảo hiệu quả công việc tất nhiên là ưu tiên cho những nhiếp ảnh gia quốc tế, porfolio hoành tráng rồi.

Nhiếp ảnh gia Việt  khá là hạn chế về mặt ngoại ngữ, lợi thế này thuộc về các anh nhiếp ảnh gia Việt Kiều. Nhưng vì ít có nhiều cơ hội nên porfolio cũng không hoành tráng như các bạn Mã Lai hay Singapore. Còn một đối tượng cạnh tranh lớn nữa là các photographer nước ngoài sống tại Việt Nam, chi phí trả cho họ rẻ hơn mời photographer nước ngoài và không quá cao so với photographer Việt.

3. Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của nhiếp ảnh gia chụp hình thời trang quảng cáo

Một bức ảnh quảng cáo nhìn có vẻ đơn giản nhưng khi chụp lại cần rất nhiều thời gian, có khi làm đi làm lại cả trăm shot, mất cả ngày. Không giống như chụp tĩnh vật, chụp ảnh sản phẩm, nếu chụp sai có thể chụp lại, nếu chụp hôm nay không được ngày mai lại bày thiết bị ra chụp lại. Chụp ảnh quảng cáo là làm việc với một ekip. Các talent (người mẫu) thường là những người nổi tiếng, một ngày làm việc phải trải vài ngàn USD, chưa kể đến trang phục, studio, ánh sáng…. tất cả đều phải thuê theo giờ theo ngày. Không phải cái gì cũng có thể chỉnh sửa khi làm DI, vì vậy một photographer chuyên nghiệp sẽ phải rất chi tiết, đảm bảo buổi chụp hôm đó có thành phẩm để giao cho khách hàng và làm họ hài lòng. Chưa kể có những khách hàng khó tính, họ sẽ có nhiều đòi hỏi. Không phải khách hàng nào cũng chuyên nghiệp, có khi bảo là thấy chưa được mà không biết là ở chỗ nào. Photographer lúc đó có thể sẽ phải là một người bán hàng, lắng nghe và làm cho khách hàng ưng ý với bức ảnh của mình ngay tại nơi chụp.

Việc quản lý chặt thời gian chụp hình sản phẩm thời trang cũng thể hiện tính chuyên nghiệp. Không phải một buổi chụp lúc nào cũng chỉ có mỗi một layout, tùy vào yêu cầu của khách và thỏa thuận giữa production house và khách hàng. Một ngày có khi chụp đến mấy layout. Nhà sản xuất và photographer cần phải tính toán thời gian hợp lý, chụp shot nào trước shot nào sau. Việc lên kế hoạch chi tiết khi chụp là rất quan trọng, có thể sắp lịch dựa trên mức độ khác nhau của mỗi layout sao cho tiết kiệm thời gian nhất.  Mỗi shot có thể khác nhau hoàn toàn về set up ánh sáng, trang phục, trang điểm, cách làm tóc của mẫu. Nếu chụp ngoại cảnh không phải tại studio còn cần phải tính đến yếu tố ánh sáng tại thời điểm chụp.

03 kỹ năng vừa liệt kê ở trên là điều hạn chế mình thường thấy ở các nhiếp ảnh gia Việt Nam. Có thể bạn thấy mình có đủ chuẩn về  kỹ năng và cả kỹ thuật, vậy thì phải xét đến yếu tố cơ hôi. Cơ hội nó còn tùy thuộc cái duyên của bạn với nghề và cả mối quan hệ bạn gầy dựng trong ngành. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố chủ quan khác, ví dụ  các production house cũng rất ít khi giới thiệu các photographer Việt Nam. Đơn giản là việc photographer nước ngoài mời về bao giờ cũng có giá hơn, kêu giá cao sẽ dễ dàng được chấp nhận, còn cộng được thêm cả chi phí máy bay và ăn ngủ nghĩ nữa.

Cầm máy cũng được một thời gian, quen biết không ít các anh chị nhiếp ảnh gia tài năng. Tuy nhiên nghiêm túc mà nói, chụp ảnh thương mại và các thể loại chụp ảnh phong cảnh, phóng sự, chụp ảnh sản phẩmchụp ảnh thời trang là hoàn toàn khác nhau. Tiêu chuẩn và yêu cầu của mỗi một thể loại nó có những quy tắc riêng. Hy vọng nếu ai muốn theo đuổi nghề chụp ảnh Commercial photography thì sẽ tập trung rèn luyện kỹ năng và kỹ thuật tốt, giành lấy cơ hội trên chính thị trường của đất nước mình, đừng để các bạn nước ngoài ăn miếng bánh ngon mãi nhé!Chụp ảnh thời trang quảng cáo sản phẩm chuyên nghiệp luôn muốn thành công sẽ đến với các bạn!

Nguồn tin: chuphinhthoitrang.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close