VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Hướng dẫn chi tiết cách chụp sản phẩm – Cơm cháy kho quẹt

Đăng lúc: . Đã xem 8816 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh sản phẩm quảng cáo
Hướng dẫn chi tiết cách chụp sản phẩm – Cơm cháy kho quẹt

Hướng dẫn chi tiết cách chụp sản phẩm – Cơm cháy kho quẹt

Vuanhiepanh.com sẽ chia sẻ với mọi người hậu trường chi tiết của 1 shot chụp ảnh sản phẩm thương mại (Để mọi người thấy được công sức cũng như sự đầu tư, tính kiên nhẫn và tỉ mỉ mà lĩnh vực này đòi hỏi). Trong thực tế, hầu hết các website nhiếp ảnh chỉ là chia sẻ mang tính gợi ý (vì dù sao cũng là bí quyết nghề nghiệp). Hy vọng mọi người sẽ có được 1 cái nhìn toàn diện hơn về quá trình để có được 1 bức ảnh đẹp sản phẩm trong chụp ảnh thương mại.
Ở đây chúng ta chọn shot hình mới chụp “Cơm cháy kho quẹt” để làm ví dụ minh họa.
Chụp-ảnh-sản-phẩm
Cơm cháy kho quẹt

1. Chúng ta bắt đầu từ lúc ý tưởng:

Ý tưởng ở đây là chụp ảnh một món ăn dân dã, sau nhiều lựa chọn, cuối cùng món “Cơm cháy kho quẹt” đã được lựa chọn.

2. Phân tích: 

Do đặc điểm của món cơm cháy kho quẹt khó ở phần lên màu của bát kho quẹt vì nếu làm đúng công thức của kho quẹt thì sẽ cho ra màu nâu đen, lên hình sẽ khó đẹp. Vì vậy để lên hình. food stylist đã xử lý làm nhạt màu đi một chút để lên được màu cánh gián. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu.

3. Lựa chọn phối cảnh:

Cơm cháy kho quẹt là một món ăn dân dã của vùng Nam Bộ, vì thế phối cảnh phải làm sao để làm nổi bật được tính dân dã và nông thôn, hơn nữa phải dàn dựng được trong studio vì không thể vác về tận các vùng quê để mà chụp. Ở các shot ảnh thương mại, điều khó nhất chính là dàn dựng phối cảnh để thể hiện được tinh thần và ý định muốn truyền tải. Sau khi bàn bạc, stylist và photographer đã thống nhất lựa chọn phong cách góc bếp với ánh sáng vệt từ khung cửa sổ.

4. Lựa chọn props:

Props ở đây phải là những gì liên quan tới tính chất nông thôn, ở góc bếp của mỗi nhà thường là các bát đĩa, hũ tương cà hay bát mắm. Bát đĩa cũng được lựa chọn sử dụng các bát men cổ(tìm lòi mắt) và cũ nhằm tăng tính dân dã cho shot hình. Với shot ảnh này, props như vậy + nền mặt gỗ nâu sờn là đủ để diễn tả sự dân dã.

5. Chế đồ: 

 

Với setup này, nền gỗ nâu sờn là 1 thứ khá khó kiếm. Giải pháp cho vấn đề này là tự chế. Một tấm gỗ mộc được mua về, pha màu nâu đen và sơn lên. Khi quét sơn thì ta quét lúc mạnh lúc nhẹ và ngẫu nhiên. Tuy nhiên khi sơn xong thì nhìn tấm gỗ còn khá mới. Lúc này ta dùng vòi phun nước mạnh để phun trực tiếp vào bề mặt vừa sơn. Sau đó ta lấy mảnh giấy chà sát để tạo ra các vệt bay màu. Sau đấy để khô. Quá trình này cần làm đi làm lại cho tới khi đạt được hiệu quả mong muốn.

Giờ ta bắt tay vào chụp nào.

Điều quan trọng của các shot hình chụp món ăn ngoài bố trí ánh sáng ra thì việc giữ cho thực phẩm tươi ngon và không bị héo, ỉu, hay chảy dưới ánh đèn studio là điều quan trọng không kém. Do nước sốt dễ bị đông, tạo váng khi không được giữ ấm nên stylist quyết định sẽ chỉ cho nước sốt khi mọi thứ đã sẵn sàng. Vì vậy chúng ta bắt đầu với Lighting setup.

Ở đây, chúng ta muốn tạo ra hiệu ứng ánh sáng cửa sổ nên ta dùng 1 đèn đặt ở góc 2pm và đánh xuyên qua 1 giát giường  lúc đó tức khắc sẽ tạo thành các vệt sáng hệt như ánh sáng chiếu qua nan cửa. Như vậy là xong phần vệt sáng.

Chụp-ảnh-sản-phẩm
Lighiting setup cho vệt sáng

Kết quả của setup này cho ra các shot hình như sau. Như thường lệ, qui tắc bao giờ cũng là thử từng nguồn sáng lần lượt, không dùng tất cả chung 1 lần. Mỗi lần thử 1 nguồn sáng sẽ thấy được hiệu ứng do nó mang lại.

Cơm cháy kho quẹt- Chụp-ảnh-sản-phẩm-chụp-ảnh-trang-sức-chụp-ảnh-đồ-ăn-chimkudo-studio-

Tới đây, bố cục ngang có vẻ không hợp lý lắm, không có trọng tâm, mọi thứ đều đều, ảnh thiếu độ sâu. Chúng ta chuyển qua bố cục ảnh dọc, thay đổi vị trí của đèn strobe để có được vị trí các vệt sáng như mong muốn

Cơm cháy kho quẹt

Chuyển qua khung hình dọc

 

Nhìn tạm hơn rồi, tuy nhiên đằng sau lại có quả ớt đỏ, nhìn không liên quan lắm và gây distract, bỏ nó ra. Chuyển bình mắm sang bên trái thử xem.

Cơm cháy kho quẹt

Không được, bình mắm nên để hóc phải điền đầy khung hình, hình sáng của cái lá cây cũng chưa được hợp lý. Hơn nữa là ánh sáng trên cái bát chưa đủ, ta bố trí thêm 1 strobe với barndoor chỉ tập trung ánh sáng vào vùng bát kho quẹt.

Cơm cháy kho quẹ

Lighting setup bổ sung ánh sáng cho bát kho quẹt


 

Kết quả của lighting setup này cho ra như sau

Cơm cháy kho quẹt
 

Nhìn khá khẩm hơn rồi, giờ lại thấy phần giữa của ảnh hơi bị trống, ta thử dịch đĩa rau củ xuống 1 chút.

Cơm cháy kho quẹt

Nhìn hơi chơi vơi, thử hạ góc máy xuống 1 chút coi sao nào.

Cơm cháy kho quẹt-

Giờ lại thấy cái lá ở phía sau hơi vướng và gây distract, ở giữa bức ảnh hơi bị hụt. Ta quấn lại cái lá hậu cảnh và đẩy miếng cơm cháy vào giữa 1 chút.

Cơm cháy kho quẹt

Hạ thấp góc máy chút nữa và thử dí vào gần hơn chút với mong muốn nhìn rõ các thứ trong bát hơn coi nào.

Cơm cháy kho quẹt

Không ổn, nhìn cứ như dí sát vào mồm, chướng chướng, bỏ =)). Nhìn đi nhìn lại lần nữa thì thấy cái lá quấn quanh cái bát hơi vô duyên và không tự nhiên, ta nên làm sao đó để kiểu như dây leo bò vào bếp :))

Cơm cháy kho quẹt

Giờ nhìn miếng cơm cháy lại kiểu cam lộ lộ cái đĩa, ta xoay miếng cơm cháy cho nó che bớt cái đĩa cho đỡ lõa lồ.

Cơm cháy kho quẹt-

Cái lá đằng sau vẫn chưa được đẹp, sửa đi sửa lại được cái kiểu này :)) trông như kiểu mọc ra từ cái đĩa =))

Cơm cháy kho quẹt
 

Tạm tạm rồi đấy, giờ ta đi đun nóng sốt rồi đổ vào thử coi. Đổ xong sốt thì cắt hành bỏ lên trên. Chúng ta chỉ hâm ấm ấm sốt, nếu không sẽ làm cho hành bị nhũn và xỉn màu khi tiếp xúc với sốt. Giờ là lúc stylist chỉnh từng cọng hành một, sắp xếp làm sao để được đều và nổi bật.

 

Con tôm ở giữa bát cũng được dụng lên. Các vệt bẩn thành bát được lau đi……


Cơm cháy kho quẹt
Cơm cháy kho quẹtCơm cháy kho quẹtCơm cháy kho quẹtCơm cháy kho quẹtCơm cháy kho quẹtCơm cháy kho quẹt- Cơm cháy kho quẹt

Cuối cùng, chúng tôi sử dụng thêm 1 tấm hắt sáng bạc để hắt thêm ánh sáng vào bát, làm lấp lánh thêm các miếng tôm.

 

Cơm cháy kho quẹt

Lighiting setup cuối cùng được thêm vào reflector hắt lại vào mặt trên của bát

 

Mặt bàn gỗ cũng luôn được xịt nước để gỗ hấp thụ ánh sáng tốt hơn, lên màu trầm hơn. Rau cũng được xịt nước liên tục, các bạn có thể thấy được bokeh trên các quả đậu xanh do nước mang lại. Cuối cùng chúng tôi dừng lại ở shot ảnh mà chúng tôi ưng ý nhất.

6. Phần hậu kì:

 

Chúng tôi chỉ chỉnh thêm 1 chút contrast và bớt chút vàng ở vùng rau xanh để rau được đúng màu. Hậu kì ở mức tối thiểu.

Chụp-ảnh-sản-phẩm

Cơm cháy kho quẹt

 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về qui trình và các bước cần thiết để có được một shot hình đẹp. Để có được 1 tấm ảnh, chúng tôi phải chuẩn bị và nghiên cứu trước nhiều ngày, tìm kiếm nguyên phụ liệu, nghiên cứu cách thức khắc phục các yếu tố khách quan, tạo dựng hiệu ứng như mong muốn. Càng chuẩn bị kĩ bao nhiêu chúng ta sẽ càng có được các shot ảnh đẹp bấy nhiêu.

 

Chúc mọi người chụp ảnh vui vẻ !

 

Tác giả bài viết:
Nguồn tin: chimkudo.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.8/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close