VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Bí quyết chụp ảnh pro bằng điện thoại smartphone

Đăng lúc: . Đã xem 15205 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh bằng điện thoại
Bí quyết chụp ảnh pro bằng điện thoại smartphone

Bí quyết chụp ảnh pro bằng điện thoại smartphone

vuanhiepanh.com Chắc chắn bạn sẽ khai thác thêm được nhiều “tiềm năng” từ chiếc điện thoại của mình (nếu bạn đang sở hữu một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh), hãy thử làm theo những hướng dẫn dưới đây,
Lấy sáng đối tượng

Đối tượng bạn muốn chụp càng rõ ràng thì bức ảnh của bạn càng đẹp. Nếu có thể thì hãy chụp ở ngoài trời, hoặc bật đèn cho đủ sáng khi chụp trong nhà.

[​IMG]
Bí quyết nếu bạn dùng iphone: Để lấy nét và đo sáng ở một điểm cố định nhằm cân chỉnh bố cục ảnh theo ý muốn, bạn sử dụng tính năng AE/AF lock có sẵn trên ứng dụng chụp ảnh của iOS. Để khoá nét và khoá sáng tại một điểm, bạn chạm giữ vào điểm đó trên giao diện chụp ảnh trong vài giây cho đến khi thấy dòng AE/AF Lock hiện ra. Lúc đó, bạn được tự do di chuyển camera để chọn bố cục ảnh tốt hơn.

Lưu ý là các nguồn ánh sáng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến màu sắc bức ảnh của bạn. Nếu điện thoại của bạn có chức năng cân bằng trắng (White Balance), bạn hãy thử dùng nó để điều chỉnh mức độ ảnh hưởng này.

Một số điện thoại có đèn flash sẽ giúp bức ảnh của bạn được sáng sủa hơn ngay cả khi chụp ngoài trời. Ngoài ra, bạn không nên chụp chính diện vào các nguồn sáng vì kết quả sẽ là một bức ảnh tối đen vì ngược sáng.

Đứng gần

Một trong những lỗi phổ biến nhất khi chụp ảnh bằng điện thoại là đối tượng muốn chụp khi lên ảnh lại trở nên bé tí xíu và không thể nhận ra được

[​IMG].

Ảnh chụp trên điện thoại thường có kích thước khá nhỏ xinh do độ phân giải thấp, vì thế hãy cố gắng đứng gần đối tượng ở mức có thể và đặt đối tượng vào trọn vẹn khung hình. Như vậy, sau này nếu muốn sửa sang lại bức ảnh (phóng to đối tượng ra chẳng hạn), bạn sẽ không làm giảm chất lượng bức ảnh quá nhiều.

Mẹo: Để cơ động trong mọi tình huống bạn hãy thử ống kính đa năng cho điện thoại, loại ống kính này giá thành rất rẻ chỉ khoảng 300K 1 bộ đa năng
Giữ chắc tay và máy


Cũng như các loại máy ảnh khác, bạn giữ điện thoại càng yên tĩnh khi chụp thì bức ảnh của bạn sẽ càng rõ ràng. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh). Nếu được thì hãy đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh.
[​IMG]
Mẹo: có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn chụp ảnh chắc tay hơn như monopod, tridpod
Lưu ý là các loại điện thoại máy ảnh thường có một khoảng chờ nhất định, khoảng 1 giây hoặc lâu hơn, từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp. Vì vậy bạn vẫn phải giữ điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.

Sửa ảnh trên máy tính

Mặc dù hiện nay có nhiều loại điện thoại có kèm cả chức năng chỉnh sửa ảnh, nhưng tốt hơn là bạn nên chờ và sửa những bức ảnh đó trên máy tính thì sẽ có kết quả tốt hơn.

Đừng xóa những tấm ảnh chụp hỏng

Lưu ý là màn hình điện thoại của bạn rất nhỏ, và đôi khi bạn sẽ không xem được bức ảnh mình chụp ở chất lượng tốt nhất. Vì thế, nếu dung lượng bộ nhớ của điện thoại không quá hạn hẹp thì bạn hãy cứ giữ lại những bức ảnh mà bạn cho là chụp lỗi. Khi đưa nó lên máy tính, có thể bạn sẽ thấy nó đẹp hơn nhiều.

Tránh sử dụng zoom kỹ thuật số

Nếu không thật sự cần thiết thì tốt nhất bạn không nên lạm dụng chức năng zoom kỹ thuật số trên máy ảnh, vì thực ra chức năng này sẽ làm giảm chất lượng bức ảnh của bạn. Dù sao thì bạn vẫn có thể sửa bức ảnh theo ý mình bằng các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính.

Hiện nay, một số loại máy ảnh có chức năng zoom quang học, bạn có thể sử dụng vì nó không phóng to đối tượng bạn chụp bằng cách kéo giãn các điểm ảnh.


Mẹo bạn có thể dùng ống kính tele rời cho điện thoại, khi sử dụng phụ kiện này điện thoại của bạn chụp khủng vô cùng
Thử dùng chức năng cân bằng trắng

Ngày càng có nhiều điện thoại máy ảnh có chức năng cân bằng trắng (White Balance), chức năng này giúp bạn điều chỉnh cân bằng màu sắc của bức ảnh dựa trên các điều kiện chụp khác nhau.

Bạn hãy thử chụp vài tấm ảnh với các điều chỉnh khác nhau, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt và dần dần sẽ có được kinh nghiệm sử dụng nó. Mức độ tác động của chức năng này trên một số loại điện thoại cũng không giống nhau hoàn toàn, vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có được kết quả tốt nhất cho bạn.

Một mẹo khác để sử dụng chức năng này mà bạn có thể áp dụng thử:

- Dùng một miếng giấy trắng đặt trước mặt.

- Chuyển điện thoại sang chế độ chụp ảnh và hướng ống kính chụp ảnh vào miếng giấy trắng.

- Nếu miếng giấy nhìn trên màn hình chuyển sang màu khác (vàng hoặc đỏ chẳng hạn), thì bạn hãy sử dụng chức năng cân bằng trắng, điều chỉnh cho đến khi miếng giấy có màu trắng thật nhất.

Rèn luyện thật nhiều

Một trong điều tuyệt vời của máy ảnh kỹ thuật số (trong đó có những chiếc điện thoại máy ảnh) là khả năng chụp ảnh nhanh và gần như chẳng tốn kém gì. Vì thế bạn có thể thử nghiệm, chụp với các chế độ, vị trí khác nhau và xóa những bức ảnh không thích.Điện thoại di động thì luôn ở bên cạnh, vì thế nó là một công cụ tốt giúp bạn rèn luyện kỹ năng chụp ảnh với các cảnh trí khác nhau.

Tuân theo các nguyên tắc, sau đó phá vỡ chúng

Trước tiên, bạn hãy học một số nguyên tắc cơ bản của việc chụp một bức ảnh (ví dụ như nguyên tắc 1/3, không bao giờ đặt đối tượng muốn chụp vào giữa bức ảnh (tỷ lệ 1/2) mà phải đặt vào tỷ lệ 1/3).

[​IMG]
Chọn chế độ lưới để bạn dễ dàng căn chỉnh tỉ lệ

Những nguyên tắc cơ bản đó giúp bức ảnh của bạn có hồn hơn. Nhưng sau khi đã quen thuộc và nắm bắt được các kỹ thuật chụp ảnh, bạn hãy thử phá vỡ những nguyên tắc này và làm theo nguyên tắc của riêng bạn. Vẻ đẹp của bức ảnh nằm ở những điểm bất quy tắc, những bức ảnh đẹp nhất của bạn có thể sẽ nằm đâu đó ở những điểm bất quy tắc đó.


Mẹo sử dụng ống kính đổi góc để có những khung hình bất ngờ đơn giản.

Giữ cho ống kính luôn sạch

Một trong những “thách thức” của những người chủ điện thoại là giữ ống kính máy ảnh sạch sẽ, vì điện thoại thì có mặt ở rất nhiều nơi, túi quần, giỏ xách, chưa kể đến những tác động của thời tiết, và nhất là những ngón tay, kẻ thù của những ống kính máy ảnh, lại càng dễ dàng hơn khi nó nằm trên điện thoại. Rất khó, nhưng bạn nên cố gắng giữ gìn và lau chùi thường xuyên ống kính máy ảnh nếu bạn muốn có những bức ảnh đẹp. (Dùng một miếng khăn lau kính có thể là một giải pháp tốt.)


Mẹo: Bạn có thể dùng dụng cụ Pro để vệ sinh ống kính và nhiều thiết bị khác như màn hình LCD, Ống Nhòm, Kính mắt, Lens...

[​IMG]
Đừng để bụi bẩn ở ống kính camera vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng ảnh

Chụp ảnh ở độ phân giải lớn nhất

Một số loại điện thoại cho phép người dùng chọn chế độ phân giải. Tuy nhiên bạn vẫn nên chọn chế độ lớn nhất, vì độ phân giải càng lớn sẽ đem lại cho bạn bức ảnh rõ ràng sắc nét hơn, đặc biệt với những loại điện thoại có máy ảnh dưới 1 megapixels.

Tôn trọng các nguyên tắc khi sử dụng điện thoại máy ảnh

Mặc dù chưa có một quy định cụ thể nào cho việc sử dụng điện thoại có máy ảnh, nhưng trong một số trường hợp, việc sử dụng máy ảnh của bạn sẽ làm ảnh hưởng đến người khác.

Bạn hãy tôn trọng mọi người bằng cách hỏi ý kiến trước khi chụp ảnh người lạ, hoặc đọc kỹ nội quy tại các nơi công cộng như rạp chiếu phim, nhà hát.

Để ý ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng tới chất lượng ảnh chụp. Tuy không phải lúc nào bạn cũng có được điều kiện ánh sáng lý tưởng khi chụp, nhưng nên tránh ánh sáng chói chang vào buổi trưa để không bị hiện tượng “cháy” sáng.

Giữ chắc điện thoại khi chụp: Để tránh bị nhòe hình, hãy cầm chắc tay máy. Tuy nhiên thực hiện điều này với chiếc điện thoại vừa nhỏ vừa nhẹ có vẻ không dễ. Vậy nên, bạn có thể lợi dụng một bờ tường gần bên, tỳ tay vào đấy, hoặc nếu có một chân đế giữ điện thoại cố định là chắc ăn nhất.

[​IMG]
Nên chụp ảnh bằng 2 tay để bức ảnh đỡ rung


Mẹo: Hãy dùng giá đỡ chụp ảnh như trong video, nếu thêm phụ kiện chụp ảnh không dây hoặc load phần mềm chụp ảnh bằng tiếng vỗ tay cũng giúp bạn chống rung tuyệt đối và nâng cao hiệu suất chụp vô cùng. 1 Mẹo nữa là nút + volume trên iPhone cũng là nút chụp, nên bạn có thể dùng tai nghe và bấm nút + volume để chụp chống rung.

Làm gọn phông nền: Nếu bạn muốn có được bức ảnh chân dung đẹp, hãy để ý phía sau chủ thể. Cố gắng chọn hậu cảnh đơn giản, gọn gàng. Không gì tệ hơn là những cành cây hoặc vài thứ gây mất tập trung khác lộn xộn phía sau chủ thể.

Cẩn thận với độ trễ của màn trập: Hãy chắc chắn bạn giữ chặt điện thoại cho đến khi thấy ảnh chụp xuất hiện trên màn hình. Hầu hết màn trập của camera trên điện thoại đều có độ trễ. Nghĩa là, camera vẫn trong quá trình chụp sau khi bạn đã nhấn nút chụp. Độ trễ mất chừng 1 giây hoặc hơn, nhưng như vậy cũng đủ để làm nhòe hình.

Chọn góc chụp: Kích cỡ nhỏ gọn của điện thoại có thể đem lại cho bạn cơ hội khám phá ra những góc chụp đáng giá mà bạn không thể có với máy ảnh số ngắm-chụp hoặc ống kính rời (DSLR). Với cùng một chủ thể, hãy chụp thử từ nhiều góc độ hoặc độ cao khác nhau.
[​IMG]


Lấy đầy khung hình: Hãy để chủ thể tràn đầy màn hình. Đó là một cách đơn giản để có được những bức ảnh đẹp, nổi bật trên những màn hình nhỏ. Ví dụ, bức chân dung bao gồm đầu và vai thường trông ấn tượng hơn so với các bức ảnh chụp toàn thân.

Chụp ảnh với nhiều ánh sáng

Để có được những bức ảnh đẹp và rõ nét nhất thì bạn nên chụp ảnh khi có nhiều ánh sáng. Ảnh chụp ngoài trời sẽ cho chất lượng tốt hơn khi chụp ở những nơi thiếu sáng. Để có nhiều ánh sáng hơn cho việc chụp ảnh, bạn nên quay lưng lại chỗ ánh sánh mặt trời hoặc để cho ánh sáng chiếu qua vai của bạn. Tránh chụp trực tiếp về phía có ánh sáng mặt trời nếu không bức ảnh của bạn sẽ bị ngược sáng. Nếu chụp trong nhà, bạn hãy quay lưng lại phía cửa sổ và bật đèn lên trước khi chụp ảnh.

Bố trí khung cảnh hợp lý

Để chụp được một bức ảnh đẹp, bạn không chỉ cần biết cách cài đặt và tinh chỉnh các thiết lập một cách phù hợp mà còn cần biết cách bố trí hình ảnh sao cho hợp lý. Để bố trí đối tượng chụp ảnh một cách hợp lý, bạn hãy chia khung ảnh thành 3 phần theo cả bề ngang và bề dọc rồi sau đó căn chỉnh sao cho đối tượng cần chụp ở trên một trong những đường này chứ không nên đặt chính giữa bức hình, như thế bức ảnh sẽ trông đẹp và hấp dẫn hơn.

Khi chụp ảnh nên cầm chắc máy, tránh để cho camera bị rung khiến bức ảnh bị mờ. Bạn cũng nên chú ý tới khung nền đằng sau đối tượng cần chụp để đảm bảo rằng không có bất cứ vật gì ở ngay phía trên đối tượng cần chụp.

Truy xuất nhanh ứng dụng chụp ảnh

Một số smartphone rất khó có thể mở nhanh ứng dụng chụp ảnh vì vậy rất có thể bạn sẽ thường xuyên bỏ lỡ nhiều cơ hội chụp ảnh đẹp. Nếu điện thoại của bạn có chạy hệ điều hành, hãy chuyển ứng dụng chụp ảnh tới một nơi dễ tìm nhất.

[​IMG]

Chẳng hạn như với iPhone, bạn hãy để biểu tượng của ứng dụng chụp ảnh ở màn hình chính hoặc đặt nó ở phía dưới cùng của màn hình, nơi mà bạn luôn có thể thấy chúng. Một số chiếc điện thoại còn có phím tắt để mở nhanh ứng dụng chụp ảnh.

Tối ưu hóa các cài đặt

Nếu máy ảnh của bạn có phần kiểm soát cân bằng trắng thì bạn chỉ cần để nó ở chế độ tự động khi chụp ảnh nhưng nếu màu sắc trên bức ảnh bạn chụp có vấn đề thì đó có lẽ là do các chế độ chụp trên máy gây ra. Bạn chỉ việc chỉnh lại ở chế độ tự chụp là xong, vấn đề sẽ được giải quyết.

Nếu như camera của bạn có tùy chỉnh ISO thì bạn hãy tắt chế độ Auto đi. Khi bạn đang ở ngoài trời hãy để ISO ở giá trị thấp nhất để giảm thiểu hiện tượng nhiễu từ xảy ra trên các bức ảnh chụp. Trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn hãy để giá trị ISO ở mức cao nhất khi chụp.

Mở rộng dynamic range

Một số điện thoại như iPhone 4 và các loại smartphone chạy hệ điều hành Windows Phone 7 có cung cấp chế độ High Dynamic Range.

Chế độ (High Dynamic Range) này sẽ cho ra ba bức ảnh ở các chế độ: Ảnh thiếu ánh sáng, ảnh bình thường và ảnh dư ánh sáng. Nếu điện thoại của bạn có chế độ HDR (một số điện thoại gọi là Wide Dynamic Range), bạn hãy tập sử dụng nó thay vì sử dụng đèn flash để cho ra các bức ảnh với hiệu ứng ánh sáng bắt mắt.

Chú ý đến các hiệu ứng ảnh

Hầu hết các điện thoại đều cung cấp cho người dùng rất ít công cụ để chỉnh sửa ảnh. Đó là lý do mà Photoshop cũng như các ứng dụng biên tập ảnh khác được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên một số smartphone cũng cho bạn rất nhiều tùy chọn để chỉnh sửa các bức ảnh sao cho phù hợp nhất như độ tương phản, độ đậm màu và rất nhiều hiệu ứng hình ảnh khác. Bạn có thể tùy ý chỉnh sửa các bức ảnh ngay trên điện thoại của mình mà không phải cần tới Photoshop.

[​IMG]
Mẹo: Hãy dùng 1 số app sẵn có miễn phí như Wonder Photo, Camera 360. Và nếu bạn là dân chụp ảnh điện thoại chuyên nghiệp thì không nên bỏ qua app Vintique

Cài đặt điện thoại ở mức cao nhất có thể

Một vài điện thoại cho phép bạn lựa chọn độ phân giải mong muốn khi chụp ảnh. Và hiển nhiên thì độ phân giải càng cao thì ảnh chụp càng rõ nét. Tuy nhiên, độ phân giải càng cao thì dung lượng tập tin ảnh chụp càng lớn, đây sẽ thực sự là một khó khăn nếu bạn muốn gửi hình ảnh qua kết nối không dây.

Các smartphone hiện nay thường cho phép người sử dụng kiểm soát cân bằng ánh sáng (white balance) của camera. Theo mặc định máy ảnh sẽ được đặt ở chế độ tự động nhưng nếu màu sắc bức ảnh có vấn đề thì bạn nên cài đặt lại thông số này ở chế độ huỳnh quang, ánh sáng ban ngày hay hoàng hôn. Tuy nhiên bạn cần đặt lại chế độ tự động khi chụp xong.

Một lưu ý nữa là nếu máy ảnh hỗ trợ điều chỉnh ISO thì bạn nên tắt chế độ tự động của máy. Khi bạn đang ở ngoài trời trong ánh sáng ban ngày, hãy thiết lập chế độ ISO giá trị thấp nhất để giảm nhiễu kỹ thuật số trong hình ảnh. Trong điều kiện ánh sáng yếu, thì tăng ISO cao tới mức có thể bức ảnh có màu sắc tươi sáng hơn.

Thay đổi góc chụp và môi trường chụp để có những khung hình sáng tạo hơn.

Đa phần người dùng chụp ảnh bằng điện thoại đều đặt máy theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang và chụp ở tư thế ngồi hay đứng. Những tư thế truyền thống này thực sự nhàm chán và thiếu tính sáng tạo.

Hãy thử hạ thấp người xuống, chọn một vị trí cao hơn hay đơn giản là xoay nghiêng điện thoại một góc nhỏ - có thể bạn sẽ tạo ra những góc nhìn hấp dẫn, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người xem. Hoặc nếu bạn chụp ảnh dưới nước thì sẽ thế nào

[​IMG]
Các loại túi chịu nước giúp bạn chụp ở độ sâu khoảng 1m - 1.5m không vấn đề gì, tuy nhiên nếu dùng để quay hoặc lặn sâu hơn bạn nên dùng loại chuyên dụng hơn.
Tham khảo các phụ kiện chống nước tại đây: Click

Sử dụng ánh sáng tự nhiên

Ảnh chụp sử dụng ứng dụng camera tích hợp trông tối hơn nhiều khi đo sáng vào vùng sáng trên khung hình. Ảnh: Quỳnh Lâm.

Trong nhiếp ảnh, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định và dĩ nhiên điều này cũng không ngoại lệ với những “nhiếp ảnh gia” sử dụng điện thoại di động.

Một khi đã chụp ảnh bằng điện thoại, hãy chú ý tới ánh sáng của môi trường xung quanh. Nên tránh những môi trường tối, vì đa phần smartphone đều được trang bị cảm biến nhỏ, tốc độ chụp hạn chế, flash tích hợp có tầm ảnh hưởng ngắn và khả năng khử nhiễu kém nên người dùng hầu như không có lựa chọn để “thêm ánh sáng” cho bức ảnh cần chụp như phơi sáng trên máy ảnh chuyên dụng.

Cơ bản, hãy luôn chọn hướng chụp sao cho nguồn sáng đến từ phía sau bạn. Hầu hết các smartphone đều tự động chỉnh khẩu độ theo vùng lấy nét của người chụp. Nghĩa là nếu lấy nét vào những vùng sáng trong khung hình, ảnh sẽ có khuynh hướng tối hơn.

Trên các máy chạy hệ điều hành iOS, một số ứng dụng như ProCamera hay Camera+ có thể tách biệt vùng đo sáng và vùng lấy nét của camera, cho phép người chụp đo sáng vào cùng tối nhưng vẫn không làm khung hình trông quá sáng hay ngược lại.

Tránh bố cục mẫu ở trung tâm ảnh. 

Với thể loại ảnh chân dung, việc đặt mẫu ở giữa khung hình được xem là bố cục nhàm chán nhất. Để tránh điều này, bạn chỉ cần di chuyển camera về bên phải hoặc trái sao cho mẫu chụp nằm ngoài tâm ảnh là được.

Để có thể vừa chụp được chân dung vừa lấy được hậu cảnh phía sau, chỉnh bố cục sao cho phong cảnh cần lấy nằm trọn trong khung hình trước rồi thu ngắn khoảng cách giữa mẫu với camera là xong.

Sử dụng flash tích hợp khi chụp ngược sáng

[​IMG]

Những cảnh chụp ngược sáng không sử dụng đình flash sẽ làm đối tượng bị tối. Ảnh: Quỳnh Lâm.

Như đã nói ở trên, chụp ảnh bằng điện thoại với nguồn sáng đến từ phía sau là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể áp dụng cách chụp này như mẫu bị ngược sáng hay đổ bóng quá nhiều.

Để giải quyết, bắt buộc bạn phải dùng đèn flash (nếu smartphone được trang bị sẵn). Với khoảng cách thích hợp, ánh sáng từ đèn flash cũng có thể làm giảm hiện tượng đổ bóng trên khuôn mặt khi chụp dưới trời nắng gắt cũng như làm sáng “mẫu” hơn trong những cảnh chụp ngược sáng.

Tắt flash khi chụp cận cảnh

[​IMG]

Không dùng flash khi chụp cận cảnh. Ảnh: Phonedog. Nếu khoảng cách dưới 0.5m, hoặc điều kiện sương mù, khói bụi thì đừng bao giờ dùng.

Bí quyết chụp Macro

Với thể loại ảnh macro, bạn nên tắt đèn flash tích hợp vì trong thể loại này, khoảng cách từ camera đến đối tượng cần chụp thường rất ngắn, việc đánh đèn trực tiếp có thể làm chủ thể quá sáng và mất chi tiết.

Tốt nhất nên sử dụng chế độ macro nếu smartphone có tích hợp sẵn tính năng này. Bên cạnh đó, khoảng cách từ mẫu chụp đến máy cũng là một yếu tố rất quan trọng để tránh tình trạng ảnh bị "out" nét. Nếu chọn cách chụp hình bằng nút cảm ứng, hãy chú ý chạm thật nhẹ để tránh tình trạng nhòe hình.


Mẹo : Nếu bạn yêu thích Marco thì nên dùng ống Macro dời giá chỉ 150K
Bí quyết chụp ảnh tự sướng:
Bạn chú ý nhìn mình trong gương và để ý xem mặt mình đẹp nhất là khi nào? vào thời điểm nào? nét mặt như thế nào và góc độ nào để có một khung hình đẹp. Vì mặt mỗi người cũng đẹp và xinh theo giờ giấc đấy! Có người lúc ngủ dậy là xinh nhất có người lại giữa 12h trưa và có ng đặc biệt hơn là toàn tự sướnglúc ban đêm, vì lúc đó họ đẹp nhất [:)] các tư thế mỗi người lại khác nhau, có người nhìn thẳng đẹp, có người nhìn nghiêng và độ biểu cảm của từng khuôn mặt nữa, cái khó là làm sao toát lên được ý đồ của mình trong bức ảnh tự sướng cái này phải cần có thời gian để nghiên cứu và quan sát tỉ mỉ [:)] [ảnh tự sướng] B2: Sau khi đã để ý kĩ và quan sát kĩ thời gian và nét mặt góc độ nào hợp với bạn nhất thì cái bạn cần tiếp theo là phương tiện để chụp ảnh tự sướng Bạn nên có 1 chiếc điện thoại có camera từ 2,0 MP hoặc cao hơn càng tốt, hoặc một chiếc máy ảnh kĩ thuật số cũng được nhưng cái này thường khó hơn và nếu có cũng không tiện dụng bằng điện thoại vì điện thoại thì luôn luôn mang theo bên người nên bạn có thể tự sướngmọi lúc mọi nơi.




B3:Khi các bước kia đã hoàn thành dĩ nhiên việc tiếp theo sẽ là chụp ảnh tự sướng [:)] chọn 1 địa điểm thích hợp vì chụp gián tiếp có 1 nhược điểm là không dùng được flash nên bạn phải chọn 1 nơi ánh sáng thích hợp! nếu không bức ảnh của bạn sẽ không được đẹp, không được nét [:)] 1 điểm lưu ý nữa là khi chụp ảnh gian tiếp thì mắt bạn nhịn không phải là nhìn vào màn hình điện thoại xem như thế nào hay nhìn vào mắt của người trong gương vì khi lên ảnh sẽ rất xấu mà bạn hãy nhìn vào ống kính camera ở trong gương ý! Khi đó khi lên ảnh sẽ đẹp và sẽ là nhìn chính diện!

B4: sao lưu và chỉnh sửa ảnh: Bạn copy tác phẩm của mình vào máy tính, bạn nên học qua 1 chút về photoshop để có thể chỉnh sửa ảnh qua 1 chút như tẩy mụn, làm mịn da, lung linh,ánh sáng…..tùy khả năng sáng tạo của mỗi người hoặc các bạn theo style: “em đẹp không cần photoshop” cũng không sao!

B5: Cuối cùng! là gì? up lên facebook , làm avatar yahoo hay các mạng xã hội khác va tận hưởng thành quả sau 5 bước vất vả trên! Ngồi xem lượng like và thái độ của commen. Nên nhớ là luôn luôn khiêm tốn dù nó có đẹp đến mấy vẫn cứ giả vờ khiêm tốn nó sẽ khiến bạn và bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người đó.




Sử dụng chế độ chụp HDR

[​IMG]

Ảnh chụp sử dụng HDR (bên phải) cho bầu trời đẹp hơn. Ảnh: Phonedog.

HDR (High Dynamic Range) là thuật ngữ dùng để mô tả những cảnh chụp mà trong cùng một khung hình có nhiều vùng ảnh rất sáng và rất tối khác nhau. Một khi tính năng này được kích hoạt, smartphone sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh, gồm một ảnh đủ sáng, một ảnh thiếu và một ảnh dư sáng rồi ghép chúng lại thành một tấm duy nhất.

Với chế độ chụp HDR, những khung hình có độ tương phản cao khi được chụp từ smartphone vẫn có độ chi tiết cao và màu sắc trông tự nhiên hơn. Tuy vậy, khi sử dụng chế độ này, người chụp cần giữ chặt máy để tránh hiện tượng nhòe hình.

Sử dụng chế độ panorama cho ảnh phong cảnh

Đa phần smartphone hiện nay đều được trang bị ống kính góc rộng 24 mm hoặc 30 mm. Vì vậy, cách đơn giản để có thể chụp những ảnh phong cảnh rộng lớn là hãy lùi lại một vài bước và kết hợp với chế độ chụp HDR (nếu có). Tuy nhiên, với những khung cảnh không cho phép bạn di chuyển nhiều, hãy sử dụng chế độ chụp ghép cảnh panorama để có được một khung cảnh rộng lớn hơn.
[​IMG]
Hãy cắt ảnh để có được một bức ảnh panorama ưng ý. Ảnh: Phonedog.

Hiện tại, những smartphone mới nhất sử dụng hệ điều hành Android 4.2 và iOS 6 đều đã thêm tính năng chụp toàn cảnh vào ứng dụng chụp ảnh mặc định. Nếu thiết bị của bạn không hỗ trợ, có thể sử dụng các phần mềm như Panorama – 360, Photaf Panorama cho Android hay 360 Panorama, Panorama Free cho các thiết bị iOS phiên bản thấp hơn iOS 6.

Nguồn tin: yeucongnghe.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close