VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Ống kính và thông số

Đăng lúc: . Đã xem 9898 - Người đăng bài viết: Trần Ngọc Thu Trang
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Ống kính và thông số

Ống kính và thông số

vuanhiepanh.com Do khả năng thay thế được ống kính nên người chụp bằng máy DSLR có thể lựa chọn các ống khác nhau cho những hoàn cảnh khác nhau. Không giống như máy ảnh du lịch, máy ảnh thay ống kính, đúng như tên của nó, phải có thêm ống kính lắp vào mới có thể chụp ảnh được. Do khả năng thay thế được ống kính nên người chụp có thể lựa chọn các ống khác nhau cho những hoàn cảnh khác nhau. Ở bài này, người đọc sẽ tìm hiểu những phần cơ bản của một ống kính, các loại ống kính và khi nào thì nên dùng loại nào.
   Do khả năng thay thế được ống kính nên người chụp bằng máy DSLR có thể lựa chọn các ống khác nhau cho những hoàn cảnh khác nhau.

Không giống như máy ảnh du lịch, máy ảnh thay ống kính, đúng như tên của nó, phải có thêm ống kính lắp vào mới có thể chụp ảnh được. Do khả năng thay thế được ống kính nên người chụp có thể lựa chọn các ống khác nhau cho những hoàn cảnh khác nhau. Ở bài này, người đọc sẽ tìm hiểu những phần cơ bản của một ống kính, các loại ống kính và khi nào thì nên dùng loại nào.


Lưu ý, về cơ bản dù có tương tự nhau nhưng máy ảnh khác nhau sẽ có một số khác biệt về cách bố trí cũng như cách thức hoạt động của các phím chức năng. Vì vậy, người đọc vẫn cần tham khảo sách hướng dẫn của máy ảnh của mình trước khi thực hành chụp .


Các phần của ống kính



Mặt trước.




Mặt trước ống kính. Ảnh: Cnet.


Mặt trước của ống kính thường có các thông số biểu thị độ dài tiêu cự và độ mở của ống kính đó.


Mặt bên.




Mặt bên của ống kính. Ảnh: Cnet.


Ở mặt bên, bạn sẽ thấy vòng zoom (nếu là ống zoom) và vòng xoay lấy nét. Xoay vòng zoom sẽ điều chỉnh tiêu cự của ống kính và xoay vòng lấy nét sẽ điều chỉnh khoảng cách đến đối tượng để lấy nét. Một số ống kính đời cũ còn có thêm vòng độ mở để điều chỉnh độ mở trên ống kính. Tiêu cự của ống kính cũng thường được sơn lên mặt bên, nhất là với các ống zoom.


Mặt sau.




Mặt sau ống kính. Ảnh: Cnet.


Mặt sau là nơi bố trí các chấu tiếp điểm điện tử và ngàm để lắp ống kính vào thân máy. Lưu ý, do ống kính là bộ phận rất nhạy cảm nên khi không dùng, luôn nhớ đậy cả mặt trước và sau của ống kính để tránh bụi và xước.


Các loại ống kính



Về cơ bản, có hai loại ống kính: ống zoom có thể thay đổi tiêu cự và ống prime chỉ có một tiêu cự. Ngoài ra, người ta cũng có thể chia nhỏ ống kính thành 4 loại, đó là ống góc rộng, ống tiêu cự chuẩn, ống tele và ống đặc chủng.


Ống góc rộng.




Ống kính góc rộng. Ảnh: Wikia.


Đúng như tên gọi, ống góc rộng cho một góc nhìn lớn hơn so với góc tiêu chuẩn của mắt người. Ống này thường được dùng để chụp ảnh phong cảnh để có thể thu được nhiều cảnh vật hơn. Ống góc rộng có thể là ống zoom hoặc prime, biểu thị bằng số và đơn vị mm, theo đó, số càng nhỏ ống kính góc càng rộng (chẳng hạn ống 28mm, 24mm hay 16mm).




Ống zoom tiêu chuẩn.





Máy Canon 50D với ống kính zoom tiêu chuẩn. Ảnh: Salestore.


Nếu như ống tiêu chuẩn đề cập đến góc nhìn tiêu chuẩn của mắt người thì ống zoom tiêu chuẩn thường được hiểu là ống kit đi kèm máy. Hầu hết các máy thay ống kính sơ cấp đều đi kèm ống kit để người dùng có thể chụp được ngay. Chúng thường có dải tiêu cự thông dụng nhất kéo dài từ góc rộng tới tele và thường ở dải khoảng từ 28mm đến 90mm.


Ống tele.




Ống tele của Canon. Ảnh: Letsgodigital.


Ống tele giúp thu đối tượng lại gần hơn. Nó đặc biệt hữu dụng trong những tình huống không thể vào gần được chủ thể được chụp, chẳng hạn chụp động vật hoang dã như sư tử hay báo, hay đôi khi chỉ là chim muông. Ống tele thường có dải tiêu cự từ 90mm trở lên và cũng theo nguyên tắc số càng lớn tiêu cự càng dài (như các ống 300mm, 400mm hay 600mm).


Ống đặc chủng.




Ống kính Tilt-Shift. Ảnh: The-picture.


Các ống đặc chủng thường chỉ hữu dụng ở một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như ống macro, mắt cá hay ống trượt (Tilt-Shift).


Thông số nhân hình (crop) là gì?




Ảnh miêu tả hệ số crop trên máy DSLR. Ảnh: Cnet.


Khi mua máy ảnh thay ống kính, có thể bạn sẽ nghe thấy thuật ngữ "nhân hình" (crop factor). Thuật ngữ này bắt nguồn từ việc kích cỡ mỗi kiểu phim trên máy ảnh cơ trước đây là 24 x 36 mm. Kích cỡ này được coi là kích cỡ chuẩn (full-frame). Đối với các máy ảnh số sau này, chỉ những máy có cảm biến bằng đúng kích cỡ của phim (24 x 36 mm) mới được gọi là máy full-frame, và chỉ trên các máy này, ống kính mới thể hiện đúng giá trị tiêu cự in trên ống kính đó. Còn các máy thay ống kính có kích cỡ cảm biến nhỏ hơn, khi lắp ống kính, tiêu cự trên đó sẽ phải nhân thêm một giá trị nhất định, giá trị này chính là crop-factor và nó khác nhau tùy thuộc theo từng phiên bản và từng nhà sản xuất. Ví dụ, một ống 24mm khi lắp trên thân máy có crop-factor là 1.6x, ống kính này sẽ có tiêu cự là 38mm.


Hầu hết các máy ảnh số sơ, trung cấp đều có kích cỡ cảm biến APS-C với thông số nhân hình là 1,6x hoặc 1,5x. Các máy hệ Micro Four Thirds có thông số nhân hình 2x, chỉ có DSLR cao cấp mới có kích cỡ cảm biến full-frame.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.8/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close