Một trong những ưu điểm chính của việc nâng cấp một chiếc DSLR hoặc một chiếc Mirrorless đó là khả năng sử dụng được nhiều loại ống kính hơn tương thích với những nhu cầu nhất định. Các ống kính tiêu cự không đổi (ống fix) trên thị trường hiện có rất nhiều chủng loại và tiêu cự khác nhau, chúng có nhiều ưu điểm hơn trong hiệu năng sử dụng khi so sánh với các ống kính zoom. Hơn nữa, việc chọn một tiêu cự nhất định và gắn bó với nó cũng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ thuật nhiếp ảnh của mình, cũng như học hỏi thêm nhiều điều.
Một chiếc ống fix cũng cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hơn như cho khẩu độ mở lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện thiết sáng, hoặc nhiều tính năng tốt khác giúp bạn đạt được đến gần được với những gì mà mình mong muốn.Lựa chọn khoảng tiêu cự
Mỗi khoảng tiêu cự khác nhau phục vụ tốt nhất cho một chủ thể hoặc cách chụp nhất định; đây chính là lý do tại sao bạn thường hay nghe ống kính 85mm là ống kính chân dung, hoặc 35mm là ống kính đời thường. Tiêu cự quyết định góc nhìn và đây cũng là điều mà bạn nên cân nhắc. Chụp nội thất sẽ cần các ống kính góc rộng hoặc góc siêu rộng, trong khi ảnh hoang dã hoặc thể thao rõ ràng cần các ống kính có tiêu cự dài (tele).Bên cạnh đó, mỗi khoảng tiêu cự khác nhau cho ra hình ảnh và chất ảnh khác nhau. Ví dụ như ống kính có tiêu cự lớn hơn sẽ có độ sâu trường ảnh nông hơn khi so sánh với tiêu cự nhỏ hơn kết hợp cùng một thông số khẩu độ. Độ sâu trường ảnh của một chiếc ống kính 100mm f/2.8 sẽ nông hơn nhiều so với một chiếc 35mm at f/2.8. Thêm vào đó, ống kính tiêu cự lớn thường không làm biến dạng hình ảnh, bắt chặt khung hình hơn và khiến các vật thể ở phía xa trông gần và lớn hơn so với các ống kính góc rộng. Đây chính là lý do vì sao ống kính 85mm thường được chọn để chụp ảnh chân dung; nó có khả năng tách biệt chủ thể ra khỏi nền tốt nhờ vào độ sâu trường ảnh nông, và làm cho hình ảnh trở nên phẳng hơn vì không bị biến dạng. Ống kính góc rộng lại có một góc nhìn cường điệu hơn, nó sẽ làm cho hình ảnh và các chủ thể bị biến dạng, tuy nhiên các ống kính này lại có khả năng chụp được một không gian rộng lớn hơn, thích hợp cho ảnh kiến trúc, phong cảnh, và các thể loại ảnh nhiếp ảnh khác cần phải bắt được càng nhiều chi tiết càng tốt.
Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng kích thước của cảm biến cũng sẽ ảnh hưởng đến trường ảnh mà ống kính thu được, tiêu cự của ống kính thường được quy đổi tương đương dựa trên kích thước phim hoặc cảm biến 35mm. Ví dụ như đối với cảm biến APS-C có hệ số crop 1.5x trên DSLR, một ống kính 50mm khi sử dụng cùng cảm biến này sẽ có tiêu cự quy đổi thành tương đương tiêu cự 75mm trên cảm biến full-frame (35mm). Điều này không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng đặc trưng của ống kính mà chỉ làm thay đổi góc chụp từ rộng hơn sang hẹp hơn mà thôi.
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy ảnh có cảm biến crop, thì bạn nên lựa chọn mua các ống kính dành cho cảm biến fullframe. Lý do đơn giản là vì các ống kính dành cho máy crop không thể làm việc được trên các máy fullframe trong khi các ống kính fullframe thì lại có thể dùng được trên máy crop. Việc chọn mua ống kính fullframe sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí về sau, nhất là khi bạn đang có ý định nâng cấp lên một mẫu máy khác sử dụng cảm biến 35mm.
Vẫn còn rất nhiều các yếu tố khác như khẩu độ tối đa, khoảng lấy nét tối thiểu và mô-tơ lấy nét tự động, vốn là các yếu tố chính trong việc chọn lựa ống kính, tuy nhiên tiêu cự ống kính vẫn đóng vai trò quan trọng hơn cả.
Các ống kính tiêu chuẩn
Một trong những lựa chọn phổ biến nhất là các ống kính tiêu chuẩn hay ống kính tiêu cự trung bình. Các ống kính này có góc nhìn gần như là 45 độ, vốn giống như góc nhìn của mắt con người. Chính điều này đã làm nó trờ thành một trong những lựa chọn tốt và đầu tiên dành cho những ai mới bắt đầu chụp ảnh, vì bạn có thể dễ dàng tưởng tượng ra được hình ảnh trong sẽ như thế nào ngay cả trước khi nhìn vào khung ngắm. Đối với cảm biến 35mm, các ống kính này có tiêu cự rơi vào khoảng 40 đến 65mm, và khoảng tiêu cự 50mm là lựa chọn phổ biến và nhiều nhất.Các ống kính tiêu cự trung bình có độ phổ biến cao cũng nhờ vào quá trình sản xuất khá dễ dàng, không tốn nhiều chi phí và thường có hiệu năng hoạt động tốt nhờ vào thiết kế đơn giản. Hơn nữa các hãng sản xuất cũng có xu hướng sản xuất nhiều chủng loại khác nhau dành cho nhiều mức độ nhiếp ảnh gia khác nhau, như những người mới tập chụp, dân nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp. Các ống kính như Nikon 50mm f/1.8G và Canon EF 50mm f/1.8 II có giá thành rất phù hợp và độ mở khẩu độ lớn đối với những ai mới tập sử dụng. Hoặc nếu bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn có thể chọn mua các ống kính có chất lượng quang học cao hơn như Zeiss Otus Distagon T* 55mm f/1.4, vốn được thiết kế để cho ra hình ảnh gần như hoàn hảo tương xứng với giá thành.
Ống kính tele
Vượt ra khỏi tiêu cự trung bình, các nhiếp ảnh gia đôi khi cần phải sử dụng các khoảng tiêu cự lớn hơn, và đó chính là các ống kính tele. Các loại ống kính này thông thường có tiêu cự lớn hơn 80mm và có thể lên đến 400mm, ở ngưỡng 400mm và hơn chúng được xem là ống kính siêu tele.
Các ống kính tele có tiêu cự thấp đến trung bình, phổ biến nhất là 85mm, 100mm, và 135mm. Mỗi loại trong số này có sự khác biệt đôi chút về thông số, như khung hình chặt hơn, độ sâu trường ảnh lớn hơn, và tất nhiên là khoảng cách chụp từ máy đến chủ thể. Các khoảng tiêu cự này thường được sử dụng trong ảnh chân dung vì đôi khi các nhiếp ảnh gia muốn giữ khoảng cách với chủ thể nhằm đảm bảo tính tự nhiên hoặc đơn giản chỉ vì ảnh hưởng của địa điểm chụp. Hơn nữa các ống kính này cũng dễ cầm tay chụp hơn so với ống kính tiêu cự lớn nhờ trọng lượng và kích thước.
Tiếp theo là các ống tele có tiêu cự trung bình đến siêu tele, các ống kính này tạo nên sự khác biệt rõ ràng về khoảng cách chụp. Nếu bạn muốn chụp một chủ thể ở khoảng cách xa, như một giống chim hiếm hoặc các cầu thủ bong đá, thì đây là lựa chọn duy nhất. Nhược điểm của các ống kính này là kính thước và độ mở khẩu độ. Tiêu cự càng lớn thì khẩu độ sẽ đóng nhỏ hơn, chính vì vậy việc chế tạo một chiếc ống kính với thông số 800mm f/2 dường như là điều không tưởng. Tuy nhiên khẩu độ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc chọn mua các loại ống kính dạng này, đặc biệt là khi sử dụng kết hợp với các bộ chuyển đổi tiêu cự ống kính (teleconverter).
Trọng lượng và kích thước lớn, cùng với góc chụp hẹp, khiến cho tính năng ổn định hình ảnh trở nên thiết yếu đối với dòng ống kính này, đặc biệt là khi bạn bắt đầu chụp qua ngưỡng tiêu cự 200mm. Công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng khi máy rung, nhất là khi tiêu cự lớn gây ra sự rung lắc lớn hơn. Khả năng ổn định hình ảnh rất hữu dụng khi bạn muốn chụp ở tốc độ cùng ISO thấp hơn, giúp nhiếp ảnh gia có được những tấm ảnh dường như rất khó có được. Thêm vào đó các nhà làm phim cũng có thể có được những cảnh quay mượt hơn nhờ tính năng này.
Ống kính góc rộng
Đôi khi bạn không thể lấy được toàn bộ cảnh vật vào một khung hình, dù đó là cảnh chụp một nhóm đông người hay một vật thể kiến trúc. Đó chính là lúc bạn cần đến các ống kính góc rộng, thường có tiêu cự nhỏ hơn 40mm, đem lại góc nhìn lớn hơn. Các ống kính này thích hợp cho cả ảnh phong cảnh, kiến trúc cũng như ảnh đời thường, các phóng viên, nhà báo thường hay sử dụng ống kính có tiêu cự 35mm.
Tùy chọn khác là 28mm, cho góc nhìn rộng hơn một chút so với 35mm. Ống kính góc rộng đem lại một số ưu điểm đáng chú ý dựa vào thiết kế của chúng. Một trong số đó là độ sâu trường ảnh, vì sở hữu tiêu cự ngắn nên ống góc rộng thường có độ sâu trường ảnh rất dày. Trong khi không thích hợp cho ảnh chân dung, các ống kính này có khả năng đưa toàn bộ khung cảnh lọt vào vùng nét, rất lý tưởng cho ảnh phong cảnh và kiến trúc. Hãy luôn nhớ rằng, tiêu cự càng ngắn, độ sâu trường ảnh càng dày, độ biến dạng hình ảnh càng lớn. Một trong số những ống kính góc rộng phổ biến nhất có thể nhắc đến các ống kính fishey, với khoảng tiêu cự chỉ 8mm, ví dụ như ống kính Rokinon 8mm f/3.5 HD Fisheye, vốn có thể chụp được góc nhìn lên đến 180 độ.
Các ống kính chuyên dụng
Đây là các mẫu ống kính fix được thiết kế với khả năng đem lại hiệu suất hoạt động cao trong một thể loại nhất định. Các ống kính Macro, được thiết kế với các thấu kính đặc biệt đem lại khả năng lấy nét với khoảng cách siêu gần, thường đạt tỉ lệ phóng đại 1:1 so với kích thước thật của chủ thể. Chúng có rất nhiều tiêu cự khác nhau, từ góc rộng, trung bình cho đến tele, khoảng tiêu cự phổ biến nhất là 100mm, đơn cử như chiếc Makro-Planar T* 100mm f/2 của Zeiss.
Ngoài ra còn có các ống kính tilt-shift. Ống kính dạng này cho phép người sử xoay thân ống theo các trục của nó, nhằm đạt được đường thẳng tốt nhất và điều chỉnh điểm nét ở trên các trục khác nhau của ống kính. Ống kính này đem lại hiệu ứng như ảnh của một chiếc máy medium format từ một chiếc DSLR hay từ một chiếc mirrorless, làm triệt tiêu độ biến dạng vốn làm cong các đường thẳng trên thực tế, thích hợp cho ảnh kiến trúc.
(Theo Joshua Kleiner dịch allimage.vn)
Ý kiến bạn đọc