Đặt ngày giờ
Sau khi bạn sạc đầy pin và bật máy ảnh lên, trên màn hình sẽ hiển thị lời nhắc bạn điền thông tin ngày giờ. Một số người thường bỏ qua bước cài đặt này. Nhưng bạn nên biết rằng thông tin ngày giờ rất quan trọng. Những thông tin này sẽ được "nhúng" vào trong dữ liệu EXIF của mỗi tấm ảnh bạn chụp.
Sau này khi bạn cần sắp xếp hoặc tạo catalog các tấm ảnh việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt khi bạn đưa các tấm ảnh vào máy tính hoặc tải lên các website lưu trữ ảnh trực tuyến.
Định dạng (format) lại thẻ nhớ trên máy
Bạn nên định dạng lại thẻ nhớ trên máy ảnh thay vì làm việc này trên máy tính. Bởi vì khi làm trên máy ảnh sẽ giúp cho việc thiết lập các cấu trúc thư mục theo "kiểu của máy ảnh", dễ dàng lưu trữ các hình ảnh và video hơn.Bạn nên sử dụng loại thẻ nhớ có tốc độ đọc ghi nhanh nhất để có được hiệu quả cao, nhất là khi bạn lưu trữ ảnh dưới định dạng RAW hoặc quay video Full HD.
Bật các chức năng phụ trợ
Nếu máy ảnh của bạn có chức năng chống rung quang học, bạn nên bật nó lên. Có một nút ở trên thân máy đảm nhiệm việc bật và tắt chức năng này. Ở trên máy Nikon nút này thường có ký hiệu là VR.Một số hãng chế tạo máy ảnh như Sony và Pentax thì tích hợp luôn chức năng chống rung quang học vào thân máy, do vậy các ống kính sẽ tự động chống rung. Hãy kiểm tra thiết lập chống rung đã được kích hoạt chưa bằng cách mở xem trong menu của máy ảnh.
Thay đổi cài đặt mặc định của máy
Rất nhiều máy ảnh DSLR bán ra có các cài đặt mặc định không phù hợp với mọi nhiếp ảnh gia. Chẳng hạn như cài đặt về chất lượng hình ảnh. Tùy thuộc vào mục đích của bạn mà bạn có thể chọn kết xuất đầu ra là JPEG hoặc RAW hoặc cả hai.
Đối với những người thích ảnh JPEG, họ có thể truy cập vào thực đơn Cài đặt (Setting), tìm đến tùy chọn Chất lượng Hình ảnh (Image Quality), thay đổi cài đặt mặc định (thông thường được đặt ở chế độ chất lượng bình thường - normal quality) thành Chất lượng tốt (Fine) hoặc Cao nhất (Highest).
Nếu muốn ảnh có tính linh hoạt cao, bạn nên chọn kiểu ảnh RAW. Các file RAW là những hình ảnh trực tiếp từ cảm biến, chưa bị nén hoặc xử lý như file JPEG.
Một cài đặt mặc định khác mà bạn nên thay đổi là Tự động lấy nét (AF). Thông thường ở máy ảnh mới tinh nhà sản xuất sẽ cài AF ở chế độ Fine dành cho ảnh chân dung và vật thể tĩnh. Tuy nhiên đối với ảnh thể thao hay ảnh chụp những vật thể chuyển động rất nhanh thì cài đặt này không phù hợp. Ở máy Nikon chế độ chụp chuyển động rất nhanh ký hiệu là AF-S, còn Canon thì gọi là One Shot AF.
Đối với vật thể chuyển động bình thường, bạn có thể thay đổi cài đặt mặc định thành Continuous. Điều này có nghĩa là mỗi khi bạn giữ một nửa độ sâu của nút chụp, máy ảnh sẽ tiếp tục canh nét vào vật thể chuyển động trong khung hình. Ở máy Nikon chế độ này gọi là AF-C và ở máy Canon là Al Servo AF.
Cài đặt màn hình
Màn hình LCD trên máy ảnh là một công cụ rất hữu ích. Bạn có thể cài đặt màn hình theo nhu cầu của mình. Nếu màn hình có tùy chọn tự động điều chỉnh độ sáng tối, bạn nên bật nó lên. Một số mẫu máy ảnh mới thì độ sáng tối sẽ tự động thay đổi mỗi khi môi trường ánh sáng thay đổi. Hoặc bạn có thể đặt chế độ điều chỉnh sáng tối bằng tay để việc xem ảnh được thuận tiện hơn.
Tùy theo mẫu máy ảnh DSLR mà bạn sở hữu, ở chế độ xem ảnh đã chụp trên màn hình, bạn bấm vào phím mũi tên hướng lên trên sẽ mở ra các chế độ hiển thị hình ảnh khác nhau. Nút "i" hoặc nút "disp" trên máy ảnh sẽ cho hiển thị những thông số của ảnh như mức ISO, cân bằng trắng, độ phơi sáng, chất lượng ảnh, biểu đồ tần số...
Bạn có thể bấm vào nút có biểu tượng cái kính lúp để phóng to các chi tiết trong bức ảnh để kiểm tra các chi tiết đó đã đạt yêu cầu chưa.
Gỡ bỏ các cài đặt tự động
Khi sử dụng DSLR, tốt nhất bạn nên tắt chế độ chụp tự động. Bạn hãy chuyển chế độ phơi sáng (exposure mode) sang chế độ điều khiển bằng tay hoặc bán tự động.Gắn dây đeo vào máy ảnh
Một chiếc máy ảnh số mới tinh bao giờ cũng được nhà sản xuất bán kèm dây đeo. Nếu bạn biết cách gắn dây đeo vào máy ảnh đúng cách thì nó sẽ hỗ trợ cho bạn trong những lần chụp hình sau này. Hãy đảm bảo dây đeo được vuốt thẳng trước khi luồn qua móc khóa. Bạn luồn dây qua móc khóa từ phía dưới lên, rồi lại luồn qua miếng nhựa hình chữ nhật nhỏ màu đen.
Tiếp tục luồn đầu dây qua khóa nhựa rồi rút lên. Lúc này dây sẽ được phần răng cưa ở khóa nhựa giữ chặt. Bạn hãy thực hiện các thao tác giống như vậy với đầu móc khóa còn lại. Vòng dây qua đầu rồi điều chỉnh độ dài dây đeo cho vừa với bạn.
Ý kiến bạn đọc