VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Những máy ảnh phim nổi tiếng

Đăng lúc: . Đã xem 15485 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Máy ảnh cơ (phim)
Những máy ảnh phim nổi tiếng

Những máy ảnh phim nổi tiếng

vuanhiepanh.com Tạp chí Pop Photo đã lựa chọn ra danh sách 12 máy phim đáng giá cho nhu cầu hoài cổ này. Giá được tham khảo chủ yếu trên các trang chuyên bán đồ máy ảnh trên mạng như KEH, eBay hay Craigslist.

Bronica SQ/SQ-A

Bronica SQ/SQ-A là máy medium-format.
Bronica SQ/SQ-A là máy medium-format.
Vốn chuyên được dùng để chụp đám cưới, phiên bản medium-format Bronica lần đầu ra mắt năm 1958 sử dụng ống Nikon. Năm 1980, với phiên bản SQ, Bronica từ bỏ ống Nikon và bắt đầu thay thế bằng các ống của riêng mình. Phiên bản SQ-A ra đời 2 năm sau đó. Cả hai đều lấy nét tay nhưng SQ-A có thêm tính năng khóa gương lật, chụp phơi sáng nhiều lần và tự động đo sáng (với thấu kính AE).
Bronica SQ/SQ-A là những máy medium-format đáng giá với những người muốn trải nghiệm phim vuông mà không phải tốn quá nhiều tiền cho các bản đầu bảng như Hasselblad. Trừ thấu kính AE, các phiên bản SQ/SQ-A cũng có thể lắp thêm cùng các phụ kiện như Hasselblad, kể cả thân Polaroid.
Khoảng giữa những năm 1990, Tamron đã mua lại Bronica để đứng vào hàng ngũ những nhà sản xuất máy ảnh medium-format. Tuy nhiên, trong năm 2004/2005, hãng này dừng sản xuất Bronica, vì thế mức giá của các máy ảnh nổi tiếng một thời đang ngày càng suy giảm. Đây là thời điểm tốt cho những người muốn thử nghiệm medium-format với mức giá khá dễ chịu.
Hiện tại, giá tham khảo trên mạng chỉ chỉ từ dưới 100 USD cho thân máy SQ hay 125 USD cho SQ-A. Nếu thêm kính AE, 1-2 ống kính, thân hậu 120/220, giá cũng chỉ 400 USD – 600 USD.

Canon EOS 1N

Canon EOS 1N có 5 điểm lấy nét.
Canon EOS 1N có 5 điểm lấy nét.
Năm 1989, Canon giới thiệu phiên bản cao cấp EOS-1 và năm năm sau là bản đầu bảng EOS-1N với 5 điểm lấy nét (rất ấn tượng ở thời điểm đó), 16 vùng đo sáng có thể nối với các điểm nét và nhiều tính năng chuyên nghiệp khác. EOS-1N đã dứng ở ngôi vị đầu bảng khoảng 6 năm.
Hiện thân máy kèm báng được rao bán trên mạng có mức giá chỉ khoảng 180 USD đến 250 USD tùy tình trạng máy. EOS-1N sẽ là lựa chọn hấp dẫn cho các tín đồ Canon khi thân máy này vẫn có thể hoạt động hoàn hảo với tất cả các ống EOS bạn đang có.

Canon AE-1  

Canon AE-1 rất thích hợp với tay máy không chuyên.
Canon AE-1 rất thích hợp với tay máy không chuyên.
Đây là một trong những dòng máy phim bán chạy nhất thời nó ra mắt. AE-1 cũng là phiên bản đầu tiên có các tính năng mới như ưu tiên cửa trập, đo sáng TTL, bộ xử lý trung tâm… rất thích hợp cho các tay máy không chuyên hay cho nhu cầu chụp thông thường. Phiên bản này được duy trì sản xuất trong vòng 7 năm, khoảng thời gian không nhỏ nếu so với một vòng đời sản phẩm thông thường.
Với thiết kế chắc chắn, hiện phiên bản này đang được rao bán rất nhiều trên mạng với tình trạng khá tốt, giá chỉ khoảng 80 USD cho thân máy còn tốt hoặc 100 USD cho cả bộ kit. Tuy nhiên, lưu ý là phiên bản này không dùng ống EOS mà dùng ống kính FD.

Fujifilm GA645

Fujifilm GA645 gọn nhẹ.
Fujifilm GA645 gọn nhẹ.
Phiên bản này có thể rất phù hợp với những người thích medium-format mà lại ưa gọn nhẹ. Fujifilm GA645 (phim 6x4.5) được trang bị sẵn ống kính fix Super EBC Fujinon 60mm lens (tương đưong 37mm máy phim thường), đèn flash tích hợp, chế độ từ động lấy nét, chấu cắm đèn ngoài… vì thế, bạn có thể chụp ngày mà không cần lo lắng phải mua thêm phụ kiện gì.
Giá trên mạng hiện tại cho phiên bản này khoảng 400 đến 500 USD.

Hasselblad 500c/500cm

Hasselblad 500c/500cm là máy đắt tiền nhất trong các dòng máy cũ của Hasselblad.
Hasselblad 500c/500cm là máy đắt tiền nhất trong các dòng máy cũ của Hasselblad.
Ai cũng muốn mình sẽ một lần sở hữu phiên bản của Hasselblad, và mặc dù hiện hãng này cũng đã chuyển sang công nghệ số, các phiên bản phim vẫn hấp dẫn người dùng. So với các máy cũ trong danh sách này, đây là máy đắt tiền nhất. Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy hối tiếc về chất lượng mà nó mang lại, hay kể cả là giá trị khi bán lại. Với chất lượng đã được khẳng định, dù thân máy cũ cũng không phải lo lắng về các cơ chế hoạt động do máy có độ bền, độ chính xác ít hãng nào có được. Tuy nhiên, khi mua máy, bạn sẽ phải tính đến chuyện mua thêm nhiều phụ kiện khác.
Giá tham khảo cho thân máy từ khoảng 250 USD không ống ngắm đến 450 USD có ống ngắm. Nhiều trang thường bán luôn cả thân máy và ống kính đi kèm với mức giá khoảng hơn 1.000 USD.

Leica R-series

Leica R-series độ bền cao.
Leica R-series độ bền cao.
Tương tự như Hasselblad, nói đến Leica là nói đến danh tiếng và chất lượng với độ bền khó có thể tìm thấy ở các dòng máy khác. Mặc dù các máy Leica mới rất đắt đỏ, nhưng nếu tìm kiếm các phiên bản dòng R trước đây (như R3, R4, R5 chẳng hạn), bạn sẽ thấy giá của các "dấu chấm đỏ" này rất hợp lý, thậm chí có thân máy chỉ khoảng 79 USD (nhưng pin hỏng).
Hiện giá cho bản R3 tình trạng trung bình khoảng 145 USD, hay 435 USD cho R5 cho tới 659 USD cho bản R4 với ống 35-70mm.

Mamiya 645 Pro

Mamiya 645 Pro thiết kế chắc chắn.
Mamiya 645 Pro thiết kế chắc chắn.
Một thân máy medium-format không kém phần được ưa chuộng là Mamiya 645 Pro. Ra mắt từ những năm 1992, phiên bản này có thiết kế chắc chắn, dễ dàng sử dụng và linh hoạt. Với mức giá cả hợp lý, phiên bản này cho đến nay vẫn được nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn.
Mamiya 645 Pro chỉ hỗ trợ lấy nét tay. Nếu muốn có cơ chế lấy nét tự động, bạn phải tìm phiên bản 645 AFD với giá khởi điểm khoảng 950 USD.
Hiện giá trên mạng cho 645 Pro ở tình trạng tốt khoảng từ 172 USD tới 300 USD.

Nikon FM10

Nikon FM10 là máy phim vẫn còn sản xuất.
Nikon FM10 là máy phim vẫn còn sản xuất.
Đây là một trong hai máy ảnh phim vẫn còn được sản xuất (bản kia dòng chuyên nghiệp F6 có giá khoảng 2.800 USD cho máy mới). FM10 mới được bán với giá 337 USD kèm ống 35-70mm. Tuy nhiên, nếu tìm những thân máy cũ trên mạng, bạn có thể mua được với mức thấp hơn nhiều, chỉ từ 50 USD tới 150 USD kèm ống kit. Dù chỉ có tốc độ đồng bộ đèn 1/125, tốc độ cửa trập từ 1-1/2000 nhưng phiên bản này cũng có nút xem trước DOF, lại có thiết kế rất chắc chắn với đủ các tính năng cần thiết, rất thích hợp cho những người mới học chụp. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tìm kiếm các bản chuyên nghiệp đời đầu như dòng F2 (khoảng những năm 1960-1970) với nhiều tình năng cao cấp hơn.

Nikon N80

Nikon N80 là phiên bản dung hòa giữa dòng amateur và dòng F chuyên nghiệp.
Nikon N80 là phiên bản dung hòa giữa dòng amateur và dòng F chuyên nghiệp.
Có thể nói N80 (ra mắt khoảng năm 2000) là phiên bản dung hòa giữa dòng amateur và các dòng F chuyên nghiệp nặng nề. Tương tự các máy thời nay, tốc độ đồng bộ đèn chỉ 1/125, chế độ đo sáng không tương thích với các ống kính manual nhưng N80 được trang bị nhiều tính năng tiên tiến, tốc độ chụp khoảng 2,5 khung gình/giây và lại tương thích với các ống AF hiện nay. Vì thế, đây cũng là phiên bản đáng giá cho những tín đồ Nikon đã có DSLR rồi mà muốn thử hoài cổ về thời máy phim.
Giá tham khảo cho thân máy chỉ khoảng 50 đến 80 USD, nếu thêm ống kính Quantaray 28-200mm, đèn Nikon SB-27 Speedlight, giá cũng chỉ khoảng 150 USD và được tặng thêm pin phụ và phim.

Pentax 67

Pentax 67 là phiên bản medium-format.
Pentax 67 là phiên bản medium-format.
Một phiên bản medium-format tương đối nặng nề nữa đến từ Pentax là bản Pentax 67 (phim 6x7 thay vì phim vuông 6x6). Đây là dòng không có tính năng khóa gương lật, vì thế có thể gây rung máy khi cần chụp trong những điều kiện khắt khe. Thêm vào đó tiếng lật gương khá lớn, có thể gây khó chịu với những người không quen.
Vì thế mà máy này có giá chỉ khoảng 126 USD cho thân máy hay 320 USD kèm ống Pentax SMC 165mm.

Pentax K1000

Pentax K1000 kết cấu vững chắc.
Pentax K1000 kết cấu vững chắc.
Trong dòng máy phim thường, Pentax khá nổi danh với K1000 có kết cấu rất vững chắc, dễ sử dụng, có đầy đủ các tính năng cơ bản cần thiết. K1000 là một trong những máy thông dụng nhất trên thị trường những năm 1970.
Nếu đã có ống Pentax, nhất là các ống cũ, bạn có thể mua thêm K1000 để trải nghiệm với giá cho thân máy chỉ khoảng 40-50 USD.

Ricoh GR-1

Ricoh GR-1 gọn nhẹ.
Ricoh GR-1 gọn nhẹ.
Cuối cùng là một đại diện Nhật Bản không kém phần danh tiếng vì những tính năng đổi mới là Ricoh với phiên bản GR-1, gọn nhẹ như một máy du lịch với ống fix 28mm, hỗ trợ chế độ tự động hoàn toàn, ưu tiên độ mở, tự động lấy nét, khóa nét… Cùng với chất lượng hình ảnh khá hoàn hảo, phiên bản GR1 vì thế không ngạc nhiên khi được rao bán trên mạng với mức giá tới 300 USD hoặc hơn tùy tình trạng. Nếu không quá quan tâm đến hình dáng, bạn có thể mua được với giá khoảng trên dưới 200 USD.
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.2/5

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

 
Close