VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

5 điều ảnh hưởng tài năng nhiếp ảnh của bạn

Đăng lúc: . Đã xem 7723 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Tào lao
5 điều ảnh hưởng tài năng nhiếp ảnh của bạn

5 điều ảnh hưởng tài năng nhiếp ảnh của bạn

vuanhiepanh.com Michael Woloszynowicz là một nhiếp ảnh gia chân dung và thời trang, sau đây chính là những trải nghiệm mà bản thân ông gặp phải trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. Mời các bạn tham khảo

Lý do 1: Bạn quá coi trọng việc so sánh mình với người khác

Chúng ta đang bị bủa vây bởi rất nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ở khắp mọi nơi, vì vậy khuynh hướng tự nhiên là ta so sánh thành quả nhiếp ảnh của ta với những tay máy khác và với thần tượng của mình. Tuy điều này có thể là một nguồn cảm hứng, nhưng nó cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng tác phẩm của người khác như một thước đo để đo lường sự tiến bộ của bản thân. Chúng ta nhìn vào kết quả và tự hỏi tại sao hình ảnh của chúng ta chẳng giống. Phấn đấu cho 'giống hơn' là một thực hành vô vọng, chẳng đi đến đâu và góp phần thất bại.
 
Khi tham khảo tác phẩm của đồng nghiệp, quan trọng là bạn cần mổ xẻ phong cách của họ, tìm hiểu thuộc tính nào khiến chúng ta thích thú. Phải chăng là cách sử dụng ánh sáng, chỉnh sửa, màu sắc, vị trí địa điểm,... mà bạn lưu tâm? rồi phấn đấu để cải thiện từng yếu tố đơn lẻ và thêm dần phong cách riêng của mình. Khi đó bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện dần dần về chất lượng tác phẩm của mình, đồng thời tránh được sự thất vọng khi chụp sao mà không giống được như người ta.
fstoppers-michael-woloszynowicz-architecture-photography-5r.
Hình minh họa trái là hình xưa và bên phải là hình nay của tác giả.

Lý do 2: Bạn chưa tận tâm

Chẳng mấy khi mà ta có thể chụp được ảnh tuyệt đẹp trong khi đang ngồi êm ái ở ghế tựa phòng máy lạnh. Bất kể thể loại nhiếp ảnh nào bạn theo đuổi, thì những ý tưởng tuyệt vời, những bức ảnh tuyệt vời, đều cần cả đống nỗ lực, lập kế hoạch, hậu cần và sự tận tụy thì mới trở thành hiện thực. Muốn nhàn và tiện thì chẳng bao giờ có ảnh đẹp. Nên ngưng bào chữa cho mình khi không cố thêm một chút nữa, khi bỏ một vài bước vì quá nhiều việc, vì chúng ta không thoải mái với nó. Giống như câu nói nổi tiếng của Edison, một bức ảnh tuyệt vời cấu thành bởi một phần trăm cảm hứng và chín mươi chín phần trăm mồ hôi.
fstoppers-michael-woloszynowicz-beauty-photography-5r-710x530.
 

Lý do 3 - Bạn quá sợ thất bại

Chúng ta đều ghét thất bại và tránh nó như bệnh truyền nhiễm. Dĩ nhiên thật bại thì thật đau lòng, tuy nhiên chúng ta thường trưởng thành hơn từ những thất bại hơn là từ thành công. Sau rốt thì bạn nhớ gì nhiều hơn? Bạn nhớ những bức ảnh đẹp của mình hay nhớ những lúc mình làm hư chuyện? Dĩ nhiên là có nhiều lúc mình phải tránh thất bại, nhất là khi làm dịch vụ cho khách hàng. Nhưng đôi khi ta phải chuẩn bị cho kế hoạch chênh vênh và có thể thất bại. Đây là một lý do chính mà chúng ta cần phải có những dự án ảnh cho riêng mình, với tư cách là một nhiếp ảnh gia.
Kế hoạch chụp cá nhân cho riêng mình là nơi mà bạn có thể thất bại, học hỏi và phát triển. Bất cứ khi nào bản thân tôi tham gia vào một buổi chụp hình thử hoặc một dự án sáng tạo, tôi luôn cố gắng thử một cái gì đó mà tôi nghi ngờ có khả năng thất bại, dĩ nhiên vẫn cố gắng bình ổn kết quả chụp. Theo đó, nếu một phương pháp chơi ánh sáng mới, hiệu ứng sáng tạo, hoặc một ý tưởng thử nghiệm mà không thành công, thì tôi vẫn có một sẵn một phương án dự phòng để thoái lui. Bằng cách này, tôi vẫn có thể có một kết quả tương đối hài lòng dành cho nhóm sáng tạo.
Nói chung, nguy cơ hoặc sự không chắc chắn cho một buổi chụp nên tỉ lệ nghịch với trách nhiệm. Ví dụ nếu tôi có một ý tưởng mới thì tôi sẽ mời một người bạn hoặc bà con nào đó làm mẫu hoặc mời bạn làm trợ lý và mời họ ly cafe vui vẻ. Bởi nếu trách nhiệm càng tăng, càng nhiều người dựa vào kết quả chụp của chúng ta thì chúng ta sẽ không dám liều và lại trở lại thói quen thông thường. Đây là lý do tại sao nhiếp ảnh chỉ có thể tiến triển dần dần chứ không thể nhảy vọt. Ai trong chúng ta mà chẳng muốn làm việc trong một đội nhóm lớn, có ngân sách thoải mái và xuất bản thành phẩm hoành tráng nhưng nếu ngay giai đoạn đầu mà làm lớn vậy thì có khả năng bạn sẽ bị stress nặng, lúng túng và tăng khả năng thất bại.

Lý do 4 - Bạn lẩn trốn phản hồi

Rất nhiều tay máy muốn hỏi ý kiến nhưng lại không thích nhận phản hồi. Tôi thường nghe những câu chuyện của các nhiếp ảnh gia được yêu cầu cho ý kiến phản hồi, họ nhận xét trung thực cuối cùng lại mang tiếng xúc phạm nhiếp ảnh gia kia. Nhiều người trong chúng ta đã trở nên quen với kiểu phản hồi tiêu cực đang đầy rẫy trên internet hiện nay và thường đáp lại một cách giận dữ và bảo vệ mình, cho dù có những nhận xét mang tính xây dựng. Bản thân tôi cho rằng chỉ nên phản hồi khi có yêu cầu, hoặc một cách riêng tư, nhưng quá nhiều người trong chúng ta thậm chỉ chẳng dám hỏi nữa.
Một số trong chúng ta chắc chắn đã tự nhận thức sâu sắc và hiểu những hạn chế và thiếu sót của riêng mình. Nhưng chúng ta chỉ đại diện cho một quan điểm và quan điểm đó cũng khá là thiên lệch. Tôi tin rằng một phần của sự do dự này chính là sự cố gắng giữ thể diện. Chúng ta không muốn bị chê một bức ảnh xấu và phải bỏ nó đi trong khi đã rất mất công để sáng tác ra nó.
Điều mà bản thân tôi đã học được đó là nhiếp ảnh là một quá trình sáng tạo đồng thời xóa bỏ. Không phải hình nào chụp được cũng xứng đáng nằm trong bộ ảnh portfolio để giới thiệu trình diễn, nhưng tất cả những nỗ lực đều góp phần cải thiện bộ ảnh portfolio của ta trong tương lai. Mỗi ảnh chụp được đều là những đắp bồi vô hình, cho dù có thể nó chẳng bao giờ là một sản phẩm hoàn thiện. Có thể bạn nên đều đặn hàng tháng hỏi ý kiến những người mà bạn tôn trọng hoặc hâm mộ. Cách này có thể giúp bạn phát triển rất khả quan, cho nó có thể khiến bạn phải bỏ bớt vài hình trong portfolio.vuanhiepanh.com
fstoppers-michael-woloszynowicz-landscape-photography-5r.
 

Lý do 5 - Bạn tập trung quá nhiều vào các khía cạnh kỹ thuật

Đây có thể là một trong những điều quan trọng nhất và khó khăn để vượt qua. Chúng ta rất thường bị ám ảnh bởi việc phải tạo ra ánh sáng lý tưởng, mức phơi sáng hoàn hảo, quy tắc một phần ba,... mà bỏ qua các yếu tố sáng tạo quan trọng. Khi một hình ảnh thiếu sáng tạo, người xem hoặc là bỏ qua ảnh đó hoàn toàn hoặc chỉ chăm chăm nhìn vào các vấn đề kỹ thuật bởi cuối cùng chỉ còn lại có kỹ thuật. Còn nếu bạn mang lại được một ý niệm hoặc một cảm xúc làm say đắm người xem, thì lúc đó yếu tố kỹ thuật chỉ đơn giản đóng vai trò hỗ trợ.
Dĩ nhiên nói vậy không phải ý rằng kỹ thuật chẳng đáng quan tâm.
Nếu bạn có khả năng sáng tạo tuyệt vời, nhưng không biết làm sao để bố cục hay chỉnh sáng cho đúng thì rõ ràng là chẳng thể nào thành công. Tuy nhiên các yếu tố kỹ thuật hiếm khi là vấn đề làm ta lúng túng. Kỹ thuật là chuyện dễ. Phần sáng tạo mới là quan trọng nhưng vô hình. Chẳng ai dạy ta sáng tạo, nó phải xuất phát từ cảm hứng và trí tưởng tượng mà không vướng bận gì về kỹ thuật.
Rành rẽ về kỹ thuật sẽ giải phóng bạn khỏi ràng buộc, khỏi lo lắng về thất bại và dẫn đến niềm tin điều gì cũng có thể làm được. Sau khi đã trang bị tốt về kỹ thuật, hãy đi ra ngoài và khám phá. Hãy đến một bảo tàng chẳng hạn, ngồi lại và quan sát thế giới xung quanh bạn, hãy quan sát và nhận ra những biểu cảm, màu sắc và những khoảnh khắc. Những điều sẽ gợi lên cảm xúc trong bạn.

Lý do 6 - Bất hành động

Tiêu đề của bài này nói "năm lý do", nhưng điều 6 này là tất cả năm điều trên cộng lại, là thứ mà hầu như tất cả chúng ta phạm phải nhiều nhất: đó là không hành động gì. Khi đọc được những điều nói trên chúng ta thường tự bảo mình "ờ nhỉ, tôi cần phải làm nhiều hơn thế nữa." Khi chúng ta nhận được góp ý của người khác chúng ta cũng tự nhủ "ờ nhỉ họ có lý." Nhưng sau đó là gì? Chúng ta định làm gì đó để sửa chữa và rồi lại chẳng làm gì cả. Chúng ta lại tiếp tục như lệ thường và lại tự hỏi tại sao mình không cải thiện.

Đừng để điều đó xảy ra với bạn.

Nguồn tin: Tinhte
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Close