VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Charles Harbutt, người chuyên “gây nghiện” nhiếp ảnh

Đăng lúc: . Đã xem 4238 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Nhiếp ảnh nghệ thuật
Charles Harbutt, người chuyên “gây nghiện” nhiếp ảnh

Charles Harbutt, người chuyên “gây nghiện” nhiếp ảnh

Ảnh của Harbutt cũng mang tính cá nhân sâu sắc, đôi lúc đầy trực giác và sự bí ẩn, xóa nhòa biên giới giữa ảnh phóng sự và nghệ thuật
Nhiếp ảnh gia tư liệu Charles Harbutt vừa qua đời trong giấc ngủ tại ngôi nhà ở Monteagle, Tennessee. Vào thời điểm kết thúc của cuộc đời, ông đang giảng dạy tại lò luyện nhiếp ảnh Shakerag Workshops. Từng là chủ tịch của Magnum, Charles Harbutt có công chiêu mộ một thế hệ nhiếp ảnh gia tầm cỡ cho hãng ảnh này vào những năm 1970. 
 
nhiep anh gia
Charles Harbutt
Trong số những nhiếp ảnh gia ông dìu dắt có Mary Ellen Mark, Jeff Jacobson, Alex Webb và nhiều người khác nữa. Sau khi Harbutt rời hãng Magnum vào năm 1981, ông cùng bạn sáng lập nên hãng ảnh Archive Pictures và tiếp tục đào tạo nhân tài. Thêm vào đó ông làm giảng viên thường xuyên cho các khóa học ngắn, và còn là vị thầy lâu năm tại trường Parsons the New School for Design.
“Charlie là người thông minh nhất của làng nhiếp ảnh”, Jeff Jacobson nói, anh đã bỏ nghề luật sư vào những năm 1970 sau khi tham gia một khóa chụp ảnh với Harbutt. “Thầy vừa thông minh, và lại vừa hào phóng. Thầy rất dễ gần. Hay chia sẻ. Và nếu thầy thích ảnh của bạn, thầy sẽ kịch liệt động viên khích lệ bạn”.
Harbutt còn đẩy dòng nhiếp ảnh tư liệu vươn xa hơn quy ước truyền thống mà Henri Cartier-Bresson hay W. Eugene Smith đặt ra. Mặc dù vẫn lấy những chuẩn mực ấy làm nền tảng, nhưng ảnh của Harbutt cũng mang tính cá nhân sâu sắc, đôi lúc đầy trực giác và sự bí ẩn, xóa nhòa biên giới giữa ảnh phóng sự và nghệ thuật vì ông thích chụp ánh sáng vằn vện, khói, và ảnh phản chiếu trên kính. “Ảnh của tôi vừa thực lại vừa siêu thực”, Harbutt từng viết trong quyển sách Travelog xuất bản hồi năm 1974. “Tôi không coi quyển sách này như một tuyển tập các tác phẩm đẹp nhất. Trái lại nó giống một tập hợp những bức ảnh chụp các nơi chốn tôi từng đến, về mặt thể chất lẫn tình cảm tinh thần”.
 
nhiep anh gia
“Người lính thủy đang bay”, Charles Harbutt, từ cuốn “Travelog”
Jacobson cho biết: “Thầy đẩy nhiếp ảnh tư liệu lên đến ranh giới ngăn giữa hiện thực và siêu thực. Nhưng đối với thầy việc người xem vẫn nhận thấy và hiểu được hiện thực của bức ảnh là điều rất quan trọng. Vốn là người thông minh, thầy không kiên nhẫn nổi với chuyện tri thức hóa nhiếp ảnh – loại biến ý tưởng thành chủ đạo, và hình chụp ra phải phản ánh cái ý tưởng đã định trước ấy”.
 
nhiep anh gia
“Đầu lâu trên bầu trời”, thành phố Kalamazoo, 1974, Harbutt.
Harbutt từng viết. “Nếu bạn muốn chụp ảnh, tất cả những gì bạn cần làm là chĩa máy vào bất cứ thứ gì bạn muốn, bấm máy vào bất cứ thời điểm nào bạn muốn. Nhưng nếu bạn muốn đánh giá xem đấy có phải là một bức ảnh tốt hay không, hãy tự hỏi chính mình ‘cuộc sống có trông như thế không nhỉ?’ Câu trả lời nên là ‘có và không’, nhưng phần nhiều hơn phải là ‘có’.”
Harbutt sinh năm 1935, ông theo học Đại học Marquette và dành 20 năm đầu sự nghiệp để chụp ảnh cho các tạp chí thị trường. Nhờ vào khối lượng ảnh đồ sộ mà ông chăm chỉ chụp cho các tạp chí, hãng Magnum Photos đã mời ông về làm cho họ vào năm 1964, và cuối cùng ông được bầu vào ghế chủ tịch. Lúc đương nhiệm, ông đã chiêu mộ nhiều nhiếp ảnh gia, trong đó có Jeff Jacobson, Mary Ellen Mark, Alex Webb và Eugene Richards.
Vào năm 1981, ông rời hãng Magnum vì mong muốn theo đuổi các dự án cá nhân. Cùng các cựu thành viên khác của Magnum như Mark Godfrey, Abigail Heyman, Joan Liftin và Mary Ellen Mark, ông thành lập hãng Archive Pictures. Không lâu sau họ mời Jeff Jacobson, Michael O’Brien, Roswell Angier và Ethan Hoffman cùng gia nhập. Hãng ảnh này chuyên cung cấp hình và những câu chuyện đời cho các tạp chí,  hỗ trợ các dự án sách, hỗ trợ triển lãm và các dự án cá nhân của thành viên.
Ảnh của Harbutt đã từng dự triển lãm tại MOMA, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Whitney và những nơi khác. Vào năm 1997, Trung tâm Nhiếp ảnh Sáng tạo (Center for Creative Photography – CCP) tại Tucson đã mua lại kho ảnh của ông. Vào năm 2012, CCP tổ chức triển lãm Departures and Arrivals (Đi và đến), trưng bày 150 bức ảnh in của Harbutt. Damiani đã xuất bản một quyển sách từ triển lãm này. Harbutt đã nói trong lời mở đầu của cuốn sách: “Có những bức ảnh chụp đàn ông và các cậu bé, chụp phụ nữ và bé gái, chụp tượng, chụp những chú khỉ trầm tư, những khoảnh khắc khiến tôi ngỡ ngàng, sợ hãi và mỉm cười”.
 
nhiep anh gia
“Trên tàu Le Mistral”, Pháp, 1975. Ảnh từ triển lãm “Đi và đến”
Trong sự nghiệp của mình, Harbutt đã tham gia giảng dạy tại nhiều trường và vào năm 1999 ông trở thành phó giáo sư tại trường Parsons the New School for Design ở thành phố New York. “Thầy là một giáo viên xuất sắc”, Alex Webb nói, hồi còn là sinh viên anh từng học một khóa học do Harbutt dạy vào năm 1972. “Không chỉ tuyệt ở những điều thầy nói, mà còn ở cái cách thầy nói”. Webb cho biết thêm: “Thầy nói cực kì ít nhưng lại biểu đạt được rất nhiều thứ. Nó hơi giống với ảnh của thầy: thầy sẵn sàng để sự bí ẩn lôi kéo bạn, và sau đó để mặc cho bạn tự khám phá”.
Nhiếp ảnh gia Alex Webb – cựu học trò của Harbutt – bảo rằng thầy anh từng nói, “Nhiếp ảnh là một loại hình ngôn ngữ thị giác không thể diễn tả bằng lời. Sự thật là nếu nó diễn tả được bằng lời, thì nhiếp ảnh là việc không đáng làm”.
Gần đây, tạp chí PDN có hỏi Harbutt rằng liệu ông có bao giờ đếm xem ông đã tạo ảnh hưởng, đã dạy hoặc truyền cảm hứng cho bao nhiêu nhiếp ảnh gia cho trong suốt sự nghiệp của mình không. Harbutt đã trả lời: “Là một nhiếp ảnh gia, tôi thực tâm chỉ tìm kiếm và chụp các bức ảnh cho chính mình. Tôi chẳng qua là chỉ cố truyền ‘cái bệnh’ đó cho bất cứ ai có hứng thú.”
Khám phá thêm các tác phẩm tiêu biểu của Harbutt:
 
nhiep anh gia
“Bọn con trai hút thuốc trong xe hơi”, trường cải tạo, New York, 1963
 
nhiep anh gia
“Nhà sắp sập”, Hamburg.
 
nhiep anh gia
“Khách sạn ở Veracruz”, Mexico, 1982
 
nhiep anh gia
“Ga điện ngầm”, New York, 1963
 
nhiep anh gia
“Trên ban công tòa nhà Riverdance”, Bronx, Mỹ.
 
nhiep anh gia
“Người phụ nữ và chuyến tàu lửa”, RhodeIsland, 1976
 
nhiep anh gia
“Hội chợ thế giới ở Flushing Meadow”, New York
 
nhiep anh gia
“Không đề”
 

“Phòng tắm và quần Jeans”, Colorado, 1971
 
nhiep anh gia
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Harbutt: “Người đàn ông X-ray”, nhà ga Montparnasse, Paris, 1973.
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.7/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Close