VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

10 bài học về Nhiếp Ảnh Đường Phố của Josef Koudelka

Đăng lúc: . Đã xem 5408 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Nhiếp ảnh nghệ thuật
10 bài học về Nhiếp Ảnh Đường Phố của Josef Koudelka

10 bài học về Nhiếp Ảnh Đường Phố của Josef Koudelka

Tôi hy vọng bài viết này có thể trở thành một giới thiệu tốt đẹp về tác phẩm và cuộc đời Josef Koudelka. Ông nổi tiếng vì không nói nhiều về công việc của mình, nhưng trong quá khứ, ông có thực hiện một số phỏng vấn và đưa ra một cái nhìn sâu sắc về quá trình sáng tạo của ông và cách ông chụp ảnh trên đường phố.
Josef Koudelka là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất hiện nay và thực sự là một bậc thầy về ảnh trắng đen. Không chỉ do tác phẩm của ông mang một cảm quan mạnh mẽ về bố cục, hình thái, và tư duy hình học nhưng còn chất chứa đầy tràn cảm xúc. 
Những bức ảnh của ông chân thực, táo bạo, và cho thấy niềm hy vọng lẫn sự lãng mạn trong cuộc sống. Sau đây là bài chia sẻ của Eric Kim, một nhiếp ảnh gia đường phố người Hàn, chịu ảnh hưởng nhiều bài học của Koudelka.
nhiep anh duong pho 
CZECHOSLOVAKIA.-1968.-Prague.-Invasion-of-Warsaw-Pact-troops-in-front-of-the-Radio-Headquarters.
Thoạt đầu, tôi được Bellamy Hunt, người bạn thân, giới thiệu tác phẩm của Koudelka cách đây khoảng hai năm. Tôi đã ở lại với Bellamy một tuần tại Tokyo, và đã lục lọi một số sách ảnh của anh. Tôi hỏi cuốn nào là cuốn anh ưa thích nhất, và không một giây đắn đo, Bellamy trả lời : "Exiles" (Lưu đày).

Tôi mải mê nghiền ngẫm cuốn sách, và kinh ngạc vì sự tài hoa trong các bức ảnh. Khi trở về, tôi đã nghiên cứu thêm về tác giả, và càng lúc càng bị quyến rũ hơn bởi tác phẩm của ông.

Tôi hy vọng bài viết này có thể trở thành một giới thiệu tốt đẹp về tác phẩm và cuộc đời Josef Koudelka. Ông nổi tiếng vì không nói nhiều về công việc của mình, nhưng trong quá khứ, ông có thực hiện một số phỏng vấn và đưa ra một cái nhìn sâu sắc về quá trình sáng tạo của ông và cách ông chụp ảnh trên đường phố.

1. TRẢI NGHIỆM NHỮNG CHỦ ĐỀ NHIẾP ẢNH KHÁC
nhiep anh duong pho 
CZECHOSLOVAKIA. 1965. Prague. Play- Masks from Ostend. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Một trong những điều thú vị nhất mà tôi phát hiện về Koudelka trong khi nghiên cứu về ông, đó là việc tương tác thực sự đầu tiên của ông với các đối tượng, bắt đầu khi ông chụp ảnh cho một tạp chí sân khấu. Ông đã làm việc tại nhà hát bằng cách chụp ảnh các diễn viên – việc này cho phép ông mài giũa sắc sảo thêm kỹ thuật, sắp đặt bố cục, và phong cách đen trắng phân minh. Không chỉ có vậy, nó còn mang lại cho ông sự độc lập về tài chánh để theo đuổi niềm vui thích của mình trong nhiếp ảnh.

Vậy Koudelka như thế nào khi chụp ảnh các diễn viên trên sân khấu ? Vâng, theo Otomar Krejca (giám đốc nhà hát Tiệp Khắc nổi tiếng), ông là một bậc thầy về nắm bắt hoạt động của các diễn viễn mà không gây trở ngại cho họ. Chẳng những thế, ông còn rất tập trung khi chụp ảnh:

Ông đã cho chúng tôi thấy một cảnh diễn khác thường : ông là một vai phụ mẫn tiệp, không gây phiền toái trong lúc diễn tập, dễ dàng lướt qua giữa các diễn viên – hay đúng hơn là các nhân vật mà họ đóng vai. Nhưng ông không trình diễn. Mải mê chăm chú vào vở diễn, ông cứ lui tới mà không gây trở ngại cho việc bố trí các nhân vật, dù có khi phải đến gần để nắm bắt một chi tiết hoặc lùi ra xa để có một tầm nhìn toàn cảnh. Ông rất tập trung vào công việc của mình”.

Đó chính là điều mà sau này Krejca ngạc nhiên khi nhìn thấy những bức ảnh Koudelka chụp các diễn viên. Ông nhận ra Koudelka không chỉ nắm bắt được động tác của các diễn viên, mà còn nắm bắt cả tâm hồn và cảm xúc của họ :

Chúng tôi nhận ra các diễn viên, nhưng gương mặt của họ lại không phải là của chính họ; không phải là những chiếc mặt nạ vô hồn tầm thường của những bản sao sống động, nhưng là đời thực của những nhân vật mà họ đóng vai. Đây là những thời điểm đặc trưng, những khoảnh khắc đỉnh cao đã được ông trực tiếp nắm bắt, được ông ghi lại trong vở diễn, một nhạy bén với sự chuyện động trong đời sống nội tâm của các nhân vật trên sân khấu, mà qua đó,Josef đã tìm ra và nắm bắt được những điểm nhấn xúc cảm – mỗi diễn viên đều gần như phải hoàn toàn chịu trách về các khoảnh khắc mình biểu diễn – khi các đặc điểm của những nhân vật họ đóng vai, được đẽo gọt bằng một xúc cảm hữu cơ, mặc lấy diện mạo lạc quan của con người bằng xương bằng thịt”.​

Do đó, bước đầu chụp ảnh trong nhà hát đã giúp ông có được sự luyện tập và các kỹ năng cần thiết để theo đuổi điều gì đó ít cần phải kiểm soát hơn : những chuyến đi với người Rôma. (Ngày nay, từ ngữ “Gypsy” không đúng về mặt chính trị, nhưng tại thời điểm trong bài viết, tôi muốn dùng chữ “Gypsy” để ám chỉ những người Rôma cho dễ hiểu hơn).

Từ năm 1963-1970 Koudelka đã bắt đầu đi du lịch và viết tài liệu về các chuyến đi của người Gypsy. Ông thường ngủ bên ngoài, ăn rất ít, nhưng đã xây dựng được một kết nối bền vững và thân thiết với họ.

Vậy, Koudelka đã áp dụng kinh nghiệm chụp ảnh sân khấu của mình như thế nào khi đến chụp ảnh những người Gypsy ? Đúng, trong một khảo luận do mình viết, Michel Frizot (sử gia người Pháp về nhiếp ảnh) giải thích những so sánh :

Nếu chúng ta quan tâm đến niên biểu, thì Koudelka bắt đầu bằng việc chụp ảnh tại nhà hát; chính nhà hát đã đặt máy ảnh giữa ông và thế giới, dạy ông biết đi lang thang để nắm bắt được những gì có thể là một góc cạnh đầy ý nghĩa, tìm ra ý nghĩa trong một khung cảnh. Không còn gì phải nghi ngờ, Nhà hát đã mang lại sự rèn luyện qua tiền cảnh/hậu cảnh, những chùm ánh sáng, những biểu cảm trên gương mặt, những khoảnh khắc tương tác.”​

Rút ra bài học 1:
  1. Đừng cho rằng đường phố chỉ là nơi bạn có thể cải thiện kỹ năng chụp ảnh của mình. Thực ra, tôi nghĩ những lĩnh vực khác ngoài chụp ảnh đường phố mới có thể giúp bạn chụp ảnh đường phố cách tốt nhất.
  2. Ví dụ, bạn có thể là một người chụp ảnh đám cưới. Một trong những điều quan trọng nhất mà tôi nghĩ một người chụp ảnh đám cưới phải làm là nắm bắt được “khoảnh khắc quyết định”. Bạn không thể bỏ lỡ “nụ hôn”. Chẳng những thế, bạn còn phải tương tác tốt với người khác nữa.
  3. Tôi nghĩ điều tương tự cũng được áp dụng trong chụp ảnh đường phố - bạn muốn giỏi trong việc nắm bắt những khoảnh khắc chính xác và tương tác tốt với người khác trên các đường phố, thì cũng phải vậy.
  4. Việc này cũng áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác trong nhiếp ảnh.
  5. Bạn đang chụp phong cảnh ư ? Nếu thế thì rõ ràng hậu cảnh nền rất quan trọng với bạn. Hãy áp dụng nó vào việc chụp ảnh đường phố.
  6. Nếu là người chụp cận cảnh, thì có thể bạn quan tâm đến việc nắm bắt các chi tiết. Hãy thử làm như vậy đi, nhưng là hướng ống kính của bạn sang chụp người.
  7. Đừng cảm thấy gò bó khi chỉ chụp ảnh đường phố.
2. HÃY ĐỂ CHO NHỮNG BỨC ẢNH CỦA BẠN NÓI CHUYỆN
nhiep anh duong pho 
CZECHOSLOVAKIA. Prague. August 1968 © Josef Koudelka / Magnum Photos
Tôi nghĩ một trong những điều tốt nhất đối với nhiếp ảnh chính là tính dân chủ đằng sau nó. Tôi cho rằng các bức ảnh càng thú vị hơn khi chúng được bỏ ngỏ để người xem có thể tạo nên cho mình một câu chuyện nhỏ về một bức ảnh.

Trong một cuộc phỏng vấn, Koudelka nói như sau về cách mà ông không thích nói về các bức ảnh của mình, ông thích chụp ảnh hơn là nói.

"Tôi đã cố gắng để trở nên một nhiếp ảnh gia. Tôi không biết nói thế nào. Tôi không thích nói. Nếu có gì để tôi nói, thì có lẽ có thể tìm thấy trong các bức ảnh tôi chụp đấy. Tôi không quan tâm đến việc giải thích mọi chuyện bằng cách nói “tại sao” và “thế nào”.​

Koudelka cũng ghét việc đưa chú thích và mô tả vào các bức ảnh của ông (ngoài việc đưa thêm địa điểm hoặc ngày tháng đơn giản). Đúng ra là ông tin vào ý tưởng của người khác khi họ giải thích ý nghĩa bức ảnh của ông hơn :

Tôi để người khác nói lên ý nghĩa của chúng. Các bạn biết ảnh của tôi, các bạn công bố chúng, triển lãm chúng, và như vậy các bạn có thể nói chúng có ý nghĩa hay không.”​

Rút ra bài học 2:
  1. Tôi thường thấy, khi những người chụp ảnh phải tốn quá nhiều “giải thích” cho các bức ảnh của họ, bởi vì ảnh chụp không gây nhiều chú ý nếu không có một giải thích.
  2. Tôi cho rằng có một số bức ảnh không cần phải giải thích (về chính trị, chiến tranh, sự kiện hoặc ảnh tư liệu). Tuy nhiên, vẻ đẹp của chụp ảnh đường phố nghĩa là chúng ta không bị hạn chế bởi một lượng lớn những tiêu chuẩn về “tính khách quan”.
  3. Từ đó, tôi nghĩ rằng những bức ảnh đường phố của chúng ta phải càng chủ quan và riêng tư chừng nào tốt chừng đó. Không chỉ vậy, mà còn làm cho ảnh của chúng ta thêm thú vị, để chúng gây thắc mắc thì thường là hay hơn. Nó làm cho ảnh của chúng ta được hiểu cách nào tùy thích, và khiến cho người xem phải tham gia vào các bức ảnh rồi tạo ra những chuyện vui về những gì họ nghĩ đang xảy ra trong khung hình.
3. SỬ DỤNG ỐNG KÍNH KHÁC NHAU CHO NHỮNG DỰ ÁN ẢNH KHÁC NHAU
nhiep anh duong pho 
CZECHOSLOVAKIA. Slovakia. Rakusy. 1966. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Gypsies, một trong những dự án ảnh của Koudelka tôi ưa thích nhất, được chụp bằng ống kính góc rộng 25mm. Tôi cho rằng điều mang tính quyết định chính là việc ông đã dùng ống kính góc rộng, bởi lẽ hầu hết những bức ảnh của ông đều được chụp trong nhà, trong những hoàn cảnh hết sức gò bó. Do đó, nếu không sử dụng ống kính góc rộng, hẳn là ông đã không thể đưa ra một cảm giác về vị trí cho các bức ảnh của ông và bối cảnh chụp.

Khi được tạp chí Vogue phỏng vấn, Koudelka mở rộng tầm quan trọng của việc sử dụng ống kính góc rộng cho kế hoạch “Gypsy” của mình, và cách mà việc đó ảnh hưởng tới quan điểm của ông :

“Dự án ảnh“Gypsies” là một sản phẩm của ống kính góc rộng. Tôi may mắn mua được chúng, từ một bà góa đang bán hết mọi thứ. Việc đó đã thay đổi quan điểm của tôi.”​

Ông đưa ra một thí dụ về một bức ảnh trong cuốn sách, mà sẽ không thể thành công nếu không có ống kính góc rộng (hình bé gái giữa đám người):

nhiep anh duong pho 
Czechoslovakia, 1967 © Josef Koudelka / Magnum Photos
"Thật hoàn hảo đối với bức ảnh này, chẳng hạn. Đó là một khoảng không gian hẹp. Không lớn hơn chỗ này lắm (đưa tay chi vào chỗ hẹp). Tôi đang ngồi ở đó, với những người kia ngồi chung quanh - khi chụp, tôi chỉ chĩa ống kính vào một người. Vậy mà ở đây, tất cả đều có mặt trong bức ảnh”.​

Koudelka còn chia sẻ những bức ảnh khác không thể chụp được nếu không có ống kính góc rộng (một nhóm Gypsies đang nhảy múa trong một ngôi nhà chật hẹp):
nhiep anh duong pho 
CZECHOSLOVAKIA. Slovakia. Velka Lomnica. 1963. Gypsies. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Hoặc, hãy nhìn những bức ảnh này xem, bạn chỉ có thể chụp được chúng bằng ống kính góc rộng mà thôi”​

Thế nhưng, khi Koudelka rời Tiệp Khắc, ông nhận ra cần phải chuyển đổi tiêu cự ống kính cho phù hợp hơn với chủ đề của mình. Ông không còn chụp trong những chỗ chật hẹp nữa. Ông bắt đầu thao tác ở những chỗ thoáng rộng ngoài trời và bắt đầu chụp bằng các loại ống kính 35mm và 50mm.

Không chỉ vậy, ông còn nhận ra là ông muốn chuyển đổi phong cách và và cách tiếp cận của mình:

“Khi rời Tiệp Khắc, tôi trải nghiệm được hai sự thay đổi :
  • Thay đổi đầu tiên là tình hình đã không như trước nữa. Tôi không cần ống kính góc rộng. và tôi đã hiểu kỹ thuật rất tốt, tôi tự mình làm lại, và tôi không quan tâm đến việc kể về mình, tôi muốn thay đổi. Tôi đã sử dụng ống kính Leica 50mm / 35mm.
  • Thay đổi thứ hai, đó là tôi đã bắt đầu đi du lịch thế giới. Tôi có thể làm đươc và đã có một cái nhìn về thế giới.”
Rút ra bài học 3:
  1. Tôi thích dùng ống kính góc rộng vào việc chụp ảnh đường phố hơn, do cảm thấy chúng thân thiết hơn nhiều. Khi nhìn vào những bức ảnh của Koudelko trong công trình “Gypsies” của ông, tôi cảm thấy như mình đang cùng nhay múa, ăn uống với họ và cùng với họ trải nghiệm cuộc sống.
  2. Tuy nhiên, cũng quan trọng khi ghi nhận rằng một số ống kính có xu hướng trở nên tốt hơn trong các tình huống khác nhau. Chẳng hạn, bạn sẽ không mang theo một ống kính mắt cá đến một trận bóng chày nếu muốn thu cả các cầu thủ ngoài khu vực.
  3. Koudelka đã nghiệm ra rằng sau dự án Gypsy của mình, ông cần thứ gì đó không rộng như thế- và chuyển sang một ống kính 35mm và 50mm cho các chuyến đi của ông.
  4. Vậy, nếu bạn đang làm việc với một dự án nào đó có những vùng hẹp, thì bạn có thể dùng một ống kính góc rộng là tốt nhất. Tôi thấy rằng ống kính góc rộng hoạt động hiệu quả hơn cả trong các thành phố đông dân có những vỉa hè nhỏ. Tuy nhiên, nếu có thêm không gian, hoặc chụp ảnh trong một vùng nông thôn- có thể việc sử dụng một ống kính tiêu chuẩn như 35mm hoặc 50mm là thích hợp hơn.
4. HÃY ĐỂ CHO NHỮNG BỨC ẢNH CỦA BẠN ĐƯỢC ĐẬM ĐÀ DÀI LÂU
nhiep anh duong pho 
CZECHOSLOVAKIA. Prague. 1968. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Koudelka nổi tiếng nhất nhờ bốn công trình : Gypsies, Cuộc xâm lược Prague, Lưu đày, và Hỗn Loạn. (Gypsies, The Prague Invasion, Exiles, and Chaos).

Koudelka đã chụp ảnh từ lúc mới bước vào tuổi hai mươi, và bây giờ ông đã 75 tuổi. Nếu chia đều số năm ấy cho bốn dự án ảnh của ông, thì bình quân, mỗi công trình đã lấy mất của ông khoảng 15 năm.

Koudelka cũng chụp rất nhiều. Vậy bằng cách nào ông có thể rèn luyện đủ để biên tập công trình của mình và hoàn toàn nghiêm khắc với bản thân ?

Đúng là một trong những cách làm việc của ông chính là in các bức ảnh thành những bản in nhỏ, treo lên vách, nhìn và so sánh rất lâu trước khi quyết định giữ lại, vứt bỏ, hoặc bố trí chúng trong một cuốn sách/một cuộc triển lãm :

Tôi quyết định bày hết ra những bức ảnh của mình, các bản in không nhiều nhặn gì. Tôi thường làm việc với các bản in nhỏ. Tôi hay nhìn vào chúng, và nhìn rất lâu. Tôi treo chúng lên vách và so sánh, xác định chọn lựa của mình.”

Koudelka, giống như nhiều người chúng ta, không chắc chắn đâu là những bức ảnh “đẹp nhất” của mình. Do đó, một việc mà ông cũng làm là in ra những bức ảnh “khả dĩ” của mình, đồng thời xác định rõ ràng hơn những bức ảnh đạt đến mức độ nào.

Rút ra bài học 4:
  1. Người chụp ảnh thực sự có xu hướng rất dở trong việc chỉnh sửa tác phẩm của mình. Tại sao? Bởi vì chúng ta gắn bó một cách cảm tính với các bức ảnh (điều này có thể không tốt lắm). Nhưng còn bởi vì câu chuyện đằng sau bức ảnh có thể đáng nhớ đối với chúng ta, nên chúng ta muốn giữ lại. Tuy nhiên, vào cuối ngày, chúng ta cần phải nghiêm khắc với bản thân và hãy nghĩ liệu các bức ảnh của chúng ta còn là chúng nữa hay không (mà không cần câu chuyện đánh bóng nào chống lưng cho chúng).
  2. Bản thân tôi có một thời gian rất khó khăn trong việc biên tập công trình riêng của mình. Nhưng nếu có một điều tôi học được từ Koudelka, thì đó là tầm quan trọng của việc để cho các bức ảnh của bạn nằm yên một thời gian, và để chúng được đậm đà như một miếng thịt được ướp nướng ngon lành hoặc như rượu rất lâu năm.
  3. Tôi cho rằng việc bắt đầu chụp ảnh bằng phim đã giúp tôi trong việc tự biên tập. Sao lại vậy ? Thế này nhé, trước hết, tôi không xử lý các bức ảnh của mình ít nhất là trong vòng một hoặc hai tháng sau khi chụp. Do đó, tôi quên phần lớn các bức ảnh mình đã chụp – vì thế, khi thực hiện biên tập sơ bộ, thì giống như đang biên tập những bức ảnh của ai đó khác (chứ không phải của tôi).
  4. Một việc khác mà tôi làm, đó là chờ một thời gian lâu rồi mới tải bất cứ bức ảnh nào của mình lên internet. Tôi mang theo ảnh đã được chép vào Ipad và luôn mở cho các bạn bè và những nhiếp ảnh gia mà tôi tin tưởng để họ xem. Tôi yêu cầu họ cứ đưa ra các ý kiến phê bình, và “mổ xẻ” tác phẩm của tôi. Sau đó họ giúp tôi biên tập các bức ảnh, đưa ra nhiều gợi ý, thậm chí còn có cả ý tưởng về kế hoạch nữa.
  5. Bất cứ khi nào tải các bức ảnh lên mạng, tôi đều chờ ít nhất sáu tháng đến một năm, trước khi có thể thực sự chắc chắn là chúng “đạt”. Và đó là một sự kết hợp giữa việc tự chỉnh sửa và những phản hồi bạn bè/đồng nghiệp. Riêng tôi nghĩ rằng thật không thể biên tập công trình của mình 100% trung thực được, bởi vì, cách này hay cách khác, người ta luôn đầy cảm tính với những bức ảnh tự tay mình chụp.
  6. Nếu bạn chụp bằng kỹ thuật số, thì ở đây có một số mẹo để tự biên tập tốt hơn. Một vài mẹo này cũng có hiệu quả với chụp bằng phim :
    • Đừng nóng vội
    • Đừng tải trực tiếp các bức ảnh vào máy tính sau một ngày chụp. Tốt hơn nên để chúng được tích lũy ít nhất là một tuần
    • Khi nhập các bức ảnh vào máy tính, hãy biên tập sơ bộ và tạo một thư mục “có thể” cho những bức chụp tốt có thể có được
    • In ra các bản nhỏ 4×6, sau đó đính chúng lên tường rồi bắt đầu gỡ dần những tấm không thích.
    • Mang những tấm 4×6 theo (hoặc nạp vào iPad) và chia sẻ với các đồng nghiệp chụp ảnh đường phố (gặp trực tiếp) và yêu cầu họ cứ thẳng thắn phê bình và giúp bạn biên tập công trình của mình
    • Đưa ra quyết định cuối cùng để tải lên mạng những bức ảnh tốt nhất, để cho mọi người xem.
5. GIỮ NGUYÊN VẸN SỨC SÁNG TẠO
nhiep anh duong pho 
CZECHOSLOVAKIA. 1967. Slovakia. Zehra. Gipsies. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Một trong những điều tôi đã đề cập ở trước, đó là Koudelka thực sự tuyệt vời khi ông bất chấp tuổi tác, vẫn tiếp tục chụp ảnh và tự thử thách chính mình.

Ông giải thích niềm đam mê cháy bỏng tiếp tục chụp ảnh của ông :

Nhiều nhiếp ảnh gia như Robert Frank và Cartier Bresson đã thôi không chụp ảnh sau 70 tuổi, bởi vì họ cảm thấy chẳng còn gì để nói nữa. Riêng tôi, tôi vẫn tỉnh táo và muốn đi để chụp được nhiều hình hơn bao giờ hết. Nhưng tôi có thể thấy rằng một số thể loại nhiếp ảnh đã đến hồi kết thúc vì không còn chủ đề. Từ 1961 đến 1966 tôi đã chụp ảnh những người Gypsies vì yêu âm nhạc và văn hóa. Họ giống tôi trong nhiều phương diện. Giờ thì càng lúc càng có ít những người như thế nên tôi thực sự không thể nói thêm được điều gì khác về họ.​

Việc mà tôi có thể làm là cập nhật các kế hoạch như “Tam Giác Đen” (The Black Triangle), vì đó gần như là một phong cảnh đặc biệt không còn tồn tại. Tôi có thể làm cho thấy trước đây nó như thế nào và bây giờ nó ra sao, từ đó người ta nhận thức được chuyện gì đang xảy ra. Việc này khiến tôi luôn phấn khích.”​

Không chỉ có vậy, mà còn cả việc Koudelka ghét kể về chính mình và yêu thích những thử thách đốt nóng niềm đam mê của ông đối với nhiếp ảnh:

Tôi không thích nói về mình. Tôi không muốn đi đến điểm mà từ đó mình không biết làm thế nào để đi xa hơn nữa. Thật là tốt khi đặt ra giới hạn cho bản thân, nhưng cũng có lúc phải phá hủy những gì mình đã xây dựng được.”​

Đôi lúc có thể chúng ta đánh mất niềm đam mê nhiếp ảnh. Nhưng có lẽ có một cách khác để luôn được thúc đẩy tiếp tục chụp ảnh, đó là cứ xem như mọi ngày là ngày cuối cùng của mình :

Khi thức giấc buổi sáng, và cảm thấy khỏe khoắn, tôi tự bảo mình: ‘Hôm nay có thể là ngày cuối cùng trong cuộc đời mình.’ Đó là cảm giác của tôi về sự cấp bách. Nhưng tôi vẫn luôn thắc mắc về những gì bạn vừa nói, tôi là một người cư xử đúng với lương tâm. Người ta bảo tôi vậy. Những người trẻ hơn tôi rất nhiều đã nói vói tôi: ‘Tôi muốn làm việc như ông’.”​

Rút ra bài học 5:
  1. Tất cả chúng ta đang rơi vào lối mòn và đánh mất cảm hứng. Tuy nhiên thay vì nghĩ về những khiếm khuyết của mình khi làm người chụp ảnh (và những gì đã làm trước đó), hãy nghĩ về những khả năng và mở rộng các biên giới.
  2. Thường có nhiều lúc chúng ta chán nản khi kết thúc bằng việc nói về mình nhiều quá. Cho dù đó là sự tiếp cận, là chủ đề, hay là kế hoạch. Khoảnh khắc bạn thấy mình nói về mình hoặc chán nản về việc chụp ảnh của mình, hãy đấu tranh chống lại nó. Hãy thử làm điều gì đó khác.
  3. Không chỉ có vậy, mà hãy nhận ra được rằng bạn thật may mắn khi vẫn đang sống. Nếu hôm sau phải chết, thì bạn có hài lòng với việc chụp ảnh của mình không ? Nếu không, có lẽ bạn nên chụp mỗi ngày như thể là ngày cuối cùng của bạn.
6. HÃY CHỤP CHÍNH MÌNH
nhiep anh duong pho 
ROMANIA. 1968. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Mặc dầu là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, Koudelko vẫn có những chỉ trích dành cho mình. Ông nghĩ gì về những chỉ trích đó ? Ông có quan tâm đến việc người ta nghĩ gì không ?

Dĩ nhiên là không…Tôi không quan tâm người ta nghĩ gì, tôi đủ biết mình là ai. Tôi không chấp nhận trở thành nô lệ cho các ý tưởng của họ. Khi bạn ở vào một chỗ vào cùng một thời điểm, người ta đặt bạn vào một chiếc hộp và mong bạn cứ ở lại trong đó.”​

Koudelka khai triển ý tưởng về tầm quan trọng của việc chụp ảnh đối với bản thân, và không biết đến những chuyện như tiền bạc hoặc tiếng tăm :

Những người có một số tài năng rất thường hay đến những nơi làm ra tiền. Họ bắt đầu kinh doanh môt ít tài năng của mình vì một chút tiền, rồi một chút nữa, và rốt cuộc họ chẳng để lại chút gì cho chính mình nữa. Ở Tiệp Khắc, chúng tôi không được tự do cho lắm, và đặc biệt là tự do kiếm tiền. Nhưng điều đó lại dẫn chúng tôi đến chỗ chọn được những nghề nghiệp mà chúng tôi thực sự yêu thích. Tôi đã luôn chụp ảnh với ý tưởng cho rằng chắc là chẳng ai quan tâm đến những bức ảnh của tôi, chẳng ai trả tiền cho tôi, và nếu có làm điều gì, thi tôi chỉ làm vì chính tôi mà thôi.”​

Trong một cuộc phỏng vấn khác, Koudelka nhắc lại quan điểm rằng ông chỉ chụp những gì ông thấy thú vị, và đánh giá tự do của ông cao hơn tất cả những gì còn lại :

Tôi chỉ chụp những gì mà tôi phải chụp, và không bao giờ tôi làm bất cứ điều gì mà tôi không muốn làm.Tôi không viết xã luận và cũng chẳng bao giờ làm quảng cáo. Không, Tự do là điều gì đó mà tôi không dễ dàng cho đi. Và tôi không theo chiến tranh bởi vì tôi không quan tâm đến chụp ảnh bạo lực. Dĩ nhiên, nếu lúc này đang ở Georgia, tôi sẽ chụp lại những gì đang xảy ra.”​

Rút ra bài học 6:
  1. Thật quan trọng khi nhận được từ người khác những phản hồi/chỉ trích về tác phẩm của mình. Tôi cho rằng đó là một trong những cách tốt nhất để tìm ra những khiếm khuyết trong công việc của chúng ta, và cách để đưa công việc đến với cấp độ tiếp theo.
  2. Tuy nhiên, đừng để mình trở thành “kẻ nô lệ cho ý tưởng của người khác”. Vào cuối ngày, bạn nên chụp ảnh chính mình.
  3. Vì thế, là một nhiếp ảnh gia, hãy cẩn thận khi xảy đến việc đeo đuổi tiền bạc hoặc giàu sang phú quý. Đôi lúc nó dẫn chúng ta rơi vào chiếc hố sai lầm, mà trong đó chúng ta quên mất lý do chúng ta yêu thích chụp ảnh hơn cả.
  4. Hãy đi theo những đam mê chụp ảnh đường phố, và không cần biết những gì còn lại.
7. ĐỪNG SUY NGHĨ QUÁ NHIỀU KHI CHỤP ẢNH
nhiep anh duong pho 
IRELAND. 1978. © Josef Koudelka / Magnum Photos

Khi ra khỏi nhà và bước đi trên đường phố, đôi lúc chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Có thể chúng ta bỏ ra rất nhiều thì giờ để lo lắng về bố cục, thiết đặt kỹ thuật, ánh sáng, v.v…

Koudelka tiếp cận việc chụp ảnh của ông như thế nào ? Ông tập trung vào thời điểm, và không suy nghĩ gì nhiều :

Khi chụp ảnh, tôi chẳng suy nghĩ nhiều. Nếu nhìn vào những giao tiếp của tôi, bạn sẽ tự hỏi: ‘Anh chàng này đang làm gì vậy ?’ Nhưng tôi vẫn tiếp tục giao tiếp của mình và cùng với những dấu vết mình để lại, tôi luôn nhìn vào chúng. Tôi tin kết quả của công việc ấy vẫn ở lại trong tôi và vào lúc chụp ảnh, nó lại xuất ra trong khi tôi chẳng nghĩ gì đến nó.”​

Một phần quan trọng khác cần nắm vững, đó là hãy luôn muốn tìm hiểu về công việc của bạn, và đừng quá triết lý:

Tôi không định làm một người trí thức hay là một triết gia. Tôi chỉ nhìn.
“I don’t pretend to be an intellectual or a philosopher. I just look.”​

Rút ra bài học 7:
  1. Những việc như bố cục, thiết kế kỹ thuật, và ánh sáng đều rất quan trọng khi chụp ảnh đường phố. Tuy nhiên, nếu có bao giờ gặp phải bất cứ những gì đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm về chụp ảnh, thì có lẽ bạn nên làm cho mọi việc nên đơn giản.
  2. Tôi đã bằng trực giác mà học được cách sắp xếp bố cục bằng cách nhìn vào nhiều bức ảnh tuyệt tác. Cuối năm ngoái, tôi đã bỏ ra hơn 3.000 đô la để mua trên 50 cuốn sách ảnh. Bằng cách bỏ ra nhiều thời gian nhìn vào các bức ảnh, tôi bắt đầu quyết tâm tìm xem liệu một bố cục có “đạt” hay “không đạt”, bởi vì tôi đã đầu tư thời gian và năng lực vào việc xây dựng thư viện hình ảnh của mình.
  3. Do đó, khi tôi ra ngoài để chụp ảnh đường phố, nó cho phép tôi chỉ việc tập trung vào việc nắm bắt cho được “khoảnh khắc”.
  4. Điều tương tự cũng được áp dụng vào việc cài đặt chế độ máy ảnh. Tôi hầu như chỉ chụp bằng một đèn flash trên máy Leica, và việc cài đặt lúc nào cũng như nhau: Phim Portra 400 khẩu f/8, đèn ở 1.2 mét, lấy nét trước 1.2 mét, và tốc độ màn trập 1/50 giây. Tôi cũng thường hay chụp hầu hết mọi người từ khoảng cách tương tự. Việc này cho phép tôi tập trung vào việc tìm ra những con người thú vị, trao đổi với họ, và nắm bắt một số biểu cảm hoặc điệu bộ có thể có nơi họ.
  5. Ngay cả khi dễ dàng hơn, tôi vẫn khuyến cáo hầu hết mọi người hãy chụp ở chế độ “P” (lập trình) trên đường phố, đặc biệt nếu đối tượng chụp của bạn di chuyển nhiều. Đó là những gì tôi làm với chiếc Contax T3. Tôi chỉ nhìn, ngắm, và bấm. Tôi để cho phần tự động phơi sáng và tự động lấy nét thực hiện những gì còn lại. Việc này cho phép tôi tập trung hơn vào bố cục thay vì loay hoay với các thiết đặt của mình.
  6. Vậy khi chụp ảnh, bạn hãy nhớ tận hưởng tiến trình chụp. Không phải lúc nào cũng phải bận tâm suy nghĩ nhiều làm gì.
8. DÀNH NHIỀU THỜI GIAN CHỤP ẢNH
 
FRANCE. 1973. Nord-Pas-de-Calais. Calais. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Giống như bóng chày, cách duy nhất để làm việc tốt hơn trong chụp ảnh đường phố chính là thực hành. Có thể bạn cần hàng trăm cuốn sách lý thuyết về môn bóng chày, nhưng đến khi ra ngoài và dùng gậy đánh một quả bóng thực sự, bạn sẽ chẳng học hỏi được gì.

Điều tương tự cũng được áp dụng cho nhiếp ảnh đường phố. Cách duy nhất để thực sự làm tốt hơn chính là bỏ ra nhiều thời gian ở bên ngoài, và chụp thật nhiều.

Koudelka giải thích việc chụp thật nhiều ảnh:

Nếu không thể chụp được nhiều ảnh, tôi đã không trở thành nhiếp ảnh gia như hiện nay. Tuy nhiên, giá cả phim thường là một vấn đề. Đôi lúc, để tiết kiệm tiền, tôi đã phải làm việc với phần còn lại của phim chiếu bóng, và thậm chí còn mua cả phim ăn cắp. Nhưng khi chỉ còn có ba cuộn phim trong túi xách, tôi lại phát hoảng.”​

Rút ra bài học 8:
  1. Ngày nay chúng ta có được lợi ích từ chụp ảnh kỹ thuật số – mà thực ra đó vừa là một may mắn lại vừa là một tai họa. Dĩ nhiên, sự may mắn chính là chúng ta có thể chụp được nhiều, và cải thiện được chỉ trong thời gian rất ngắn. Tôi thấy nhiều nhiếp ảnh gia đường phố dùng iPhone chụp tốt hơn trong thời gian rất nhanh (do họ luôn mang theo máy ảnh đi khắp nơi nên nhờ đó mà chụp được rất nhiều).
  2. Tuy nhiên, tai họa chính là việc biên tập có thể trở thành nỗi khổ tâm.
  3. Nhưng vào cuối ngày, tôi vẫn cho rằng tốt hơn là hãy chụp thêm nhiều ảnh hơn. Ngay cả mặc dù hôm nay tôi chụp bằng phim đi nữa và có thể rất tốn kém- tôi vẫn chụp rất nhiều (nếu thấy một cảnh đủ thú vị). Tôi đã dùng nguyên cả cuộn phim (36 pô) để chỉ chụp có một cảnh, bởi tôi nghĩ nó đủ thú vị đối với tôi.
  4. Vậy hãy nhớ, luôn mang theo máy ảnh bên mình khắp nơi và cố dành càng nhiều thời gian càng tốt để chụp ảnh. Và vâng, kể cả điện thoại thông minh cũng được.
9. SỐNG GIẢN DỊ
nhiep anh duong pho 

Boemia, 1963 © Josef Koudelka / Magnum Photos
Koudelka đã đi du lịch gần hết cuộc đời mình như một người du mục. Khi còn trẻ, ông đã dành hầu hết thời gian của mình để ngủ ở ngoài hoặc thậm chí ngủ trên những sàn nhà gỗ cứng giá lạnh của các văn phòng ở Magnum.

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi tại sao ông lại quyết định sống theo cách ấy, ông giải thích rằng tự do chỉ đến khi người ta sống giản dị :

“Tôi chẳng bao giờ khao khát có một ngôi nhà hoàn hảo, gắn bó với một thứ gì giống như vậy. Khi mua nhà, yêu cầu chủ yếu của tôi là có thể làm việc được ở đấy. Tôi sống tại Paris – đây chỉ là một phần khác của cuộc sống nay đây mai đó của tôi. Tôi chẳng cần chất đầy nhà nào quần nào áo. Tôi có hai chiếc sơ-mi mặc đã ba năm. Tôi mặc chúng khi ngủ. Tôi nhét hộ chiếu vào túi bên này và một ít tiền vào túi bên kia. Tôi giặt cả hai chiếc cùng lúc và chúng khô rất nhanh, thật hết sức đơn giản. *Tôi chỉ mang theo những thứ cần thiết – mấy chiếc máy ảnh, phim và một vài cặp ống kính.”​

Ngay cả khi chụp ảnh cho kế hoạch của mình, ông vẫn chọn cách sống trong nghèo khó để tập trung vào công việc :

17 năm nay tôi chưa bao giờ phải trả tiền thuê cái gì [cười]. Thậm chí những người Gypsies còn thấy buồn cho tôi vì họ nghĩ tôi nghèo hơn họ. Ban đêm họ ở trong các nhà xe di động của họ, còn tôi là gã nằm ngủ ngay ngoài trời.”​

Rút ra bài học 9:
  1. Tôi biết nhiều người chụp ảnh không có đủ thời gian để chụp. Việc này thường xảy ra vì họ tiêu tốn quá nhiều thời gian mà lẽ ra phải dành cho công việc của họ.
  2. Dĩ nhiên chúng ta ai cũng cần kiếm sống, nhưng có một thời điểm nào đó chúng ta đã bỏ ra nhiều thời gian hơn thời gian cần có để làm việc.
  3. Chẳng hạn, khi rời văn phòng, bạn đừng kiểm tra hộp thư hoặc mang việc về nhà (nếu được tùy chọn). Đúng hơn, nên dành thời gian đó để ra ngoài chụp ảnh, về nhà và đọc một vài cuốn sách ảnh, hoặc gặp mặt các đồng nghiệp chụp ảnh đường phố.
  4. Tôi biết điều này hồi còn làm công việc cũ, tôi đã chấm dứt cái kiểu bỏ ra nhiều thời gian trong văn phòng và làm việc như thể mình có thể hiệu quả hơn. Tôi cho rằng với hiệu quả vượt trội ấy, tôi sẽ được đề bạt và thăng chức, và cuối cùng làm ra nhiều tiền hơn để “sung sướng hơn” trong cuộc sống (mua thêm nhiều thứ vật chất như xe đẹp, áo quần đúng điệu, một ngôi nhà bề thế, v.v…)
  5. Nhưng khi ngày kết thúc, tôi nghĩ chúng ta chỉ nên làm việc tối thiểu để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của mình (áo quần giản dị, một nơi đơn giản để sống, và một cách sống mộc mạc) Thế là chúng ta có thể dành phần thời gian còn lại để theo đuổi cái gọi là đam mê đích thực của chúng ta : chụp ảnh đường phố.
10. LÀM CHO ẢNH CỦA BẠN CÓ CÁ TÍNH
nhiep anh duong pho 

NORTHERN IRELAND. 1978. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Mặc dù nhiều bức ảnh của Koudelka là một ca tụng cuộc sống, nhưng nhiều bức ảnh của ông lại hoàn toàn tăm tối và đáng sợ. Nó mang một ý nghĩa nào đó về sự nặng nề và u uất sầu muộn.

Các bức ảnh của Koudelka có chứng tỏ được cái nhìn của ông về thế giới chăng ? Khi được hỏi về điều này, ông tỏ ra đồng tình :

Mẹ của con trai tôi, một phụ nữ Ý, có lần đã bảo tôi, ‘Josef, anh đi suốt cuộc đời và có được được tất cả năng lực tích cực như thế, và cả nỗi phiền muộn nữa, anh chỉ việc ném nó ra sau và nó rơi vào chiếc túi anh mang trên lưng. Thế rồi, khi anh chụp ảnh, nó lại chui ra.’ Có thể có chút gì sự thật trong đó đấy.'”
Rút ra bài học 10 :
  1. Vào cuối ngày, tôi cho rằng việc chụp ảnh là tất cả những gì chứng tỏ cho người khác thấy được cái nhìn của bạn về thế giới. Dù thế giới hạnh phúc, buồn thảm hay khó hiểu (hoặc na ná như vậy)
  2. Hãy say sưa với tính độc đáo - độc nhất vô nhị - của mình và chứng tỏ nhân cách của mình qua các bức ảnh chụp. Hãy chân thật với chính mình, đừng sao chép quan điểm của người khác, và công trình của bạn sẽ tỏa sáng đến cùng
KẾT LUẬN:
nhiep anh duong pho 

CZECHOSLOVAKIA. 1963. Slovakia. Jarabina. Reconstruction of a homicide. © Josef Koudelka / Magnum Photos
Koudelka là một con người làm cho nhiếp ảnh trở thành ưu tiên trong cuộc sống của ông. Ông đã hy sinh rất nhiều, vì chưa bao giờ ông có cho mình một đời sống gia đình tốt nhất và chẳng bao giờ bỏ ra nhiều thời gian để chỉ ở một nơi. Ông là một người du mục, luôn bận rộn hoạt động.

Nhưng đồng thời ông cũng là con người đủ quả cảm để làm mọi chuyện theo cách của mình. Ông đánh giá tự do của mình cao hơn mọi thứ còn lại, và thực hiện việc chụp ảnh của mình rất nghiêm túc.

Không chỉ có vậy, ông còn hết sức “tàn nhẫn” khi tự biên tập công trình của mình. Ông biết khi nào thì giết chết những bức ảnh non tay của mình, và bỏ ra nhiều thời gian trước khi quyết định đâu là những bức ảnh của mình đẹp nhất.

Vào cuối ngày, có nhiều bài học chúng ta có thể học được từ đam mê của ông, cách làm việc cần cù và thiên tài của ông. Nhưng hãy nhớ, khi ngày kết thúc – ông đã không theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh của mình vì tiền bạc, tiếng tăm, hoặc để gây ấn tượng với người khác. Ông chụp ảnh vì tình yêu dành cho công việc ấy, và cho chính ông.
nhiep anh duong pho
Tác giả bài viết:
Nguồn tin: Erickimphotography
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Close