Vậy thì thế nào là ảnh chân dung? Câu hỏi dễ trả lời và cũng dễ không trả lời chính xác. Ảnh chân dung không chỉ đơn giản là tấm ảnh chụp một ai đó. Bạn có thể quan tâm đặc biệt tới dáng vẻ, trang phục, hay những chi tiết đặc biệt nào đó của nhân vật và thể hiện chúng rất đẹp thế nhưng đó lại không phải là những yếu tố cấu thành một tấm ảnh chân dung.
Ảnh chân dung, đó chính là sự lột tả thành công một phần hay toàn bộ tính cách của nhân vật thông qua kỹ thuật nhiếp ảnh.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 300 mm.
Ta có thể chia ảnh chân dung ra làm nhiều thể loại khác nhau:
1. Ảnh chân dung có sự sắp đặt hay nói theo kiểu nhà nghề là có "pose"
2. Ảnh chân dung tự nhiên chụp khi nhân vật đang hoạt động "real time"
Ngoài ra thì ảnh chân dung có thể được chụp ở trong hay ngoài Studio với một số bố cục, chọn lựa khung cảnh tự nhiên nhằm làm nổi bật hơn tính cách của nhân vật.
Trong nhiếp ảnh chân dung bạn chắc hẳn đẽ nghe nói tới nhiều lần cái "Hồn" của một tấm ảnh. Cái hồn ở đây nằm trong chính nhân vật và nó chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc xuất thần không định trước đòi hỏi trực giác của nhà nhiếp ảnh bấm máy đúng lúc. Bài học mà ta chỉ có thể đạt được bằng một tâm hồn nhạy cảm vả kinh nghiệm thực tế mà thôi.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 200 mm.
.
Để đạt được kết quả đó bạn cần có một sự tò mò, năng khiếu quan sát và một cảm ứng tình cảm nhanh nhạy. Trước khi bấm máy bạn cần học cách quan sát nhân vật, tính cách và những cách biểu hiện tình cảm của họ. Rồi từ những quan sát này bạn sẽ hình dung ra cách mà mính sẽ tái tạo lại nhân vật trong ảnh. Người chụp ảnh chân dung giỏi là người có khả năng làm việc và suy nghĩ trực tiếp bằng hình ảnh mà không cần ghi chép.
Sự khác biệt trong nhiếp ảnh đó chính là cách mà người cầm máy nhìn nhận và đánh giá cùng một sự vật. Có rất nhiều cách cùng để đi tới một mục đích, bạn cần để ý tưởng của mình rộng mở, ý thức được việc mình đang làm cùng với sự cẩn trọng tối đa.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 150 mm.
Sau khi đã nắm bắt được cái thần của nhân vật thì bây giờ mới là lúc bạn đi vào bố cục của góc nhìn, chiều ánh sáng, độ sâu của trường ảnh hay ấn tượng của phông nền. Không có giới hạn về trong việc sử dụng màu sắc hay đen trắng. Những nguyên tắc về bố cục chỉ là tương đối. Sự sáng tạo nằm trong tay bạn. Hãy cùng sáng tạo nhé!
Cá nhân tôi ưa chụp ảnh chân dung bằng zoom từ xa, hay nói đúng hơn là có một đam mê muốn tái tạo lại cái hồn của cuộc sống qua từng khuôn mặt, qua từng tính cách. Như các bạn đã thấy, phần lớn các ảnh mà tôi post lên đây đều được chụp bằng AF Zoom-Nikkor 70-300mm f/4-5.6D ED, một loại rất amateur. Thế nhưng trong nhiếp ảnh sự khác biệt lại nằm trong khả năng quan sát và cảm nhận của bạn tuy nhiên không thể bỏ qua điều kiện kỹ thuật tốt sẽ cho phép bạn dễ dàng thao tác hơn trong mọi hoàn cảnh.
Nói về lý thuyết có lẽ hơi khó hình dung. Mình sẽ cố thử đi sâu các vào tình huống cụ thể mà tôi đã "chộp" được những tấm ảnh này nhé.
Tôi thích gọi tấm ảnh này với tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Ông già và Biển cả". Cảm xúc đến trực tiếp. Tôi dừng lại và chụp liên tục gần như ở tất cả các tiêu cự để không bỏ lỡ một cách khuôn hình nào cả. Chụp theo cảm xúc và kỹ thuật chỉ còn là bản năng.
Xót xa.
Đó là cảm giác mà tôi có được khi đến vườn đào Nhật Tân chiều 30 Tết. Thời tiết không thuận lợi lắm cho chụp ảnh bằng zoom vì mây mù rất nhiều. Cũng lại vẫn là cảm xúc đã đưa tôi đến tấm ảnh này khi anh chủ vườn đào thẫn thờ nhìn chị vợ có bán vớt vát mấy cành đào có hoa được bẻ ra từ những thân cây khô khốc. Trong cái nhìn ấy chứa đầy vẻ cam chịu và xót xa.
Trong trẻo.
Đó cũng là điều mà tôi cảm thấy trong ánh mắt của cô bé con này khi vừa đặt chân tới bến tàu trên một nhánh sông Đà. Một bố cục kỳ lạ, không cần phải suy nghĩ, chỉ việc bấm máy. Dáng vẻ tự nhiên của người mẹ và tư thế ngỡ ngàng cùng ánh mắt trong veo của cô bé con này có một sự cuốn hút kỳ lạ. Tiếc là phim làm scan không được thật trung thực về chất liệu và ánh sáng.
Sơn nữ.
Sapa năm ấy mây mù. Bước chân ra phố chợ là tôi lập tức bị cuốn hút theo những vạt áo chàm. Những người miền núi nơi đây có một sức sống hoang sơ mà mạnh liệt. Trong cái dáng vẻ lầm lỳ, ít nói ấy là cả một sức mạnh của núi rừng thẳm sâu. Gần như là đứng giữa đường tôi chủ động "lia" ống kính chụp những khuôn mặt cách xa khoảng 20-30 m để giữ nguyên vẹn những cảm xúc tự nhiên ấy.
Ảnh chân dung, đó chính là sự lột tả thành công một phần hay toàn bộ tính cách của nhân vật thông qua kỹ thuật nhiếp ảnh.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 300 mm.
Ta có thể chia ảnh chân dung ra làm nhiều thể loại khác nhau:
1. Ảnh chân dung có sự sắp đặt hay nói theo kiểu nhà nghề là có "pose"
2. Ảnh chân dung tự nhiên chụp khi nhân vật đang hoạt động "real time"
Ngoài ra thì ảnh chân dung có thể được chụp ở trong hay ngoài Studio với một số bố cục, chọn lựa khung cảnh tự nhiên nhằm làm nổi bật hơn tính cách của nhân vật.
Trong nhiếp ảnh chân dung bạn chắc hẳn đẽ nghe nói tới nhiều lần cái "Hồn" của một tấm ảnh. Cái hồn ở đây nằm trong chính nhân vật và nó chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc xuất thần không định trước đòi hỏi trực giác của nhà nhiếp ảnh bấm máy đúng lúc. Bài học mà ta chỉ có thể đạt được bằng một tâm hồn nhạy cảm vả kinh nghiệm thực tế mà thôi.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 200 mm.
.
Để đạt được kết quả đó bạn cần có một sự tò mò, năng khiếu quan sát và một cảm ứng tình cảm nhanh nhạy. Trước khi bấm máy bạn cần học cách quan sát nhân vật, tính cách và những cách biểu hiện tình cảm của họ. Rồi từ những quan sát này bạn sẽ hình dung ra cách mà mính sẽ tái tạo lại nhân vật trong ảnh. Người chụp ảnh chân dung giỏi là người có khả năng làm việc và suy nghĩ trực tiếp bằng hình ảnh mà không cần ghi chép.
Sự khác biệt trong nhiếp ảnh đó chính là cách mà người cầm máy nhìn nhận và đánh giá cùng một sự vật. Có rất nhiều cách cùng để đi tới một mục đích, bạn cần để ý tưởng của mình rộng mở, ý thức được việc mình đang làm cùng với sự cẩn trọng tối đa.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 150 mm.
Sau khi đã nắm bắt được cái thần của nhân vật thì bây giờ mới là lúc bạn đi vào bố cục của góc nhìn, chiều ánh sáng, độ sâu của trường ảnh hay ấn tượng của phông nền. Không có giới hạn về trong việc sử dụng màu sắc hay đen trắng. Những nguyên tắc về bố cục chỉ là tương đối. Sự sáng tạo nằm trong tay bạn. Hãy cùng sáng tạo nhé!
Cá nhân tôi ưa chụp ảnh chân dung bằng zoom từ xa, hay nói đúng hơn là có một đam mê muốn tái tạo lại cái hồn của cuộc sống qua từng khuôn mặt, qua từng tính cách. Như các bạn đã thấy, phần lớn các ảnh mà tôi post lên đây đều được chụp bằng AF Zoom-Nikkor 70-300mm f/4-5.6D ED, một loại rất amateur. Thế nhưng trong nhiếp ảnh sự khác biệt lại nằm trong khả năng quan sát và cảm nhận của bạn tuy nhiên không thể bỏ qua điều kiện kỹ thuật tốt sẽ cho phép bạn dễ dàng thao tác hơn trong mọi hoàn cảnh.
Nói về lý thuyết có lẽ hơi khó hình dung. Mình sẽ cố thử đi sâu các vào tình huống cụ thể mà tôi đã "chộp" được những tấm ảnh này nhé.
Tôi thích gọi tấm ảnh này với tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Ông già và Biển cả". Cảm xúc đến trực tiếp. Tôi dừng lại và chụp liên tục gần như ở tất cả các tiêu cự để không bỏ lỡ một cách khuôn hình nào cả. Chụp theo cảm xúc và kỹ thuật chỉ còn là bản năng.
Xót xa.
Đó là cảm giác mà tôi có được khi đến vườn đào Nhật Tân chiều 30 Tết. Thời tiết không thuận lợi lắm cho chụp ảnh bằng zoom vì mây mù rất nhiều. Cũng lại vẫn là cảm xúc đã đưa tôi đến tấm ảnh này khi anh chủ vườn đào thẫn thờ nhìn chị vợ có bán vớt vát mấy cành đào có hoa được bẻ ra từ những thân cây khô khốc. Trong cái nhìn ấy chứa đầy vẻ cam chịu và xót xa.
Trong trẻo.
Đó cũng là điều mà tôi cảm thấy trong ánh mắt của cô bé con này khi vừa đặt chân tới bến tàu trên một nhánh sông Đà. Một bố cục kỳ lạ, không cần phải suy nghĩ, chỉ việc bấm máy. Dáng vẻ tự nhiên của người mẹ và tư thế ngỡ ngàng cùng ánh mắt trong veo của cô bé con này có một sự cuốn hút kỳ lạ. Tiếc là phim làm scan không được thật trung thực về chất liệu và ánh sáng.
Sơn nữ.
Sapa năm ấy mây mù. Bước chân ra phố chợ là tôi lập tức bị cuốn hút theo những vạt áo chàm. Những người miền núi nơi đây có một sức sống hoang sơ mà mạnh liệt. Trong cái dáng vẻ lầm lỳ, ít nói ấy là cả một sức mạnh của núi rừng thẳm sâu. Gần như là đứng giữa đường tôi chủ động "lia" ống kính chụp những khuôn mặt cách xa khoảng 20-30 m để giữ nguyên vẹn những cảm xúc tự nhiên ấy.
Ý kiến bạn đọc